Việc xây dựng một số chiến lược sẽ được thực hiện bằng việc phân tích ma trận SWOT ở trên, xem xét các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của Vietnam Airlines được rút ra từ chương 2. Chiến lược được lựa chọn phải hướng phải tận dụng được các cơ hội, tránh được các nguy cơ cũng như phải phát huy được thế mạnh và hạn chế những điểm yếu của doanh nghiệp.
Trên cơ sở kết hợp các yếu tố trong ma trận SWOT, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Vietnam Airlines trên thị trường nội địa, có thể rút ra một số chiến lược tổng quát như sau:
Một là: Chiến lược liên doanh liên kết
Chiến lược này kết hợp với BL triển khai chương trình thương hiệu kép (dual brand), tạo ra chuỗi sản phẩm về lịch bay đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Tự đó góp phần tạo thế vững chắc cho VNA và BL trên thị trường nội địa, tiếp tục củng cố và giữ vững vị trí dẫn đầu về thị phần vận chuyển trong nước.
Hai là: Chiến lược thu hút khách hàng doanh thu cao
Đây là đối tượng khách hàng có thu nhập cao, đi lại thường xuyên và thường đòi hỏi các dịch vụ phải được tiêu chuẩn hóa, đa dạng về chất lượng các loại dịch vu như: dịch vụ trên không, mặt đất, chăm sóc khách hàng thường xuyên... Đây là thế mạnh của Vietnam Airlines so với đối thủ khi cung cấp các dịch vụ này cho nên hãng cần phải phát huy hơn nữa để duy trì sự hài lòng cũng như sự trung thành của
các đối tượng khách này vì đây là nguồn khách mang lại lợi nhuận cao cho hãng.
Ba là: Chiến lược phát triển kênh bán online
Chiến lược này nhằm nâng cao công tác bán vé tới khách hàng trong kỷ nguyên cách mạng công nghệ số, dựa trên sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động thương mại điện tử cũng như chất lượng website/app của VNA đang ngày một nâng cao, kênh bán OTA cũng đang dần được quan tâm hơn.
Bốn là: Chiến lược nâng tầm dịch vụ
Chiến lược này nhằm nâng cao chất lượng phục hành khách, phát triển đa dạng nhiều loại hình sản phẩm dịch vụ, tạo cơ hội tiếp cận và thu hút thêm khách hàng, đặc biệt là với các đối tượng khách hàng chưa sử dụng dịch vụ hàng không. VNA tạo ra sự khác biệt hóa về thương hiệu, tiêu chuẩn dịch vụ để phân biệt chất lượng với các hãng hàng không khác trên thị trường nhằm mở rộng và thu hút kéo khách hàng của đối thủ sử dụng dịch vụ của VNA, đồng thời giảm thiểu áp lực cạnh tranh từ các loại hình sản phẩm thay thế như đường bộ, đường thủy.
Năm là: Chiến lược nâng cao hiệu quả marketing
VNA cần đẩy mạnh truyền thông ở các tiêu chí quan trọng khi lựa chọn một hãng hàng không truyền thống như: đúng giờ; làm thủ tục nhanh, thuận tiện; máy bay mới hiện đại, êm, không rung lắc; đường bay đa dạng, nhiều lựa chọn chuyến bay. Đây có thể là những tiêu chí VNA làm tốt nhưng hiệu quả marketing chưa cao.