Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Ngọc Tư

Một phần của tài liệu Sự vận động trong phong cách truyện ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 34 - 41)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3.3. Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Ngọc Tư

Một quan điểm nghệ thuật bao giờ cũng dẫn tới một phong cách nghệ thuật riêng của nó, đây chính là “ý thức cá tính” của nhà văn. Với tính cách bộ trực của con người Nam Bộ, Nguyễn Ngọc Tư đã nhiều lần bộc lộ một cách thẳng thắn những quan điểm nghệ thuật trong chính các sáng tác của mình hay trong những bài phỏng vấn, nói chuyện.

Đối với Nguyễn Ngọc Tư, văn chương được sinh ra từ những cảm xúc mãnh liệt của người người sĩ. Văn chương muôn đời chưa bao giờ có thể xa rời cội nguồn cảm xúc. Không một tác phẩm nào có thể trường tồn với thời gian nếu nó ra đời từ những tình cảm nhạt nhẽo, hời hợt. Sáng tác, đối với Nguyễn Ngọc Tư, là một cách giãi bày những nỗi lòng, những tâm tư thôi thúc: “cứ lúc nào thấy xúc động, đủ cảm xúc, có suy nghĩ về cái mình đã trải

qua, có nhu cầu phải viết, nếu không viết chắc... tự tử mất thì Tư viết thôi” [12]. Một nhà văn có thể cầm bút vì nhiều lý do, Nguyễn Ngọc Tư “viết vì nhiều thứ lắm, phần vì sự thôi thúc và để giải toả những cảm xúc dồn nén bên trong, phần vì buồn quá, không biết nói chuyện cùng ai nên tìm cách trút vào trang viết chứ chưa dám nghĩ sẽ được đăng mà kiếm cơm bằng nhuận bút” [13]. Cảm xúc luôn là điểm tựa vững chắc cho ngòi bút của chị. Những cảm xúc làm mạch nguồn cho sáng tác, chị lấy ngay từ chính cuộc sống xung quanh mình, từ những con người nghèo khổ nhưng giàu nghĩa tình trong cuộc sống lam lũ. Có thể thấy, Nguyễn Ngọc Tư đã đến với văn chương bằng những cảm xúc chân thật, trong sáng và đáng quý như thế. Bắt nguồn từ những cảm xúc chân thành, văn chương của Nguyễn Ngọc Tư mới có thể dễ dàng chạm đến phần thăm sâu trong trái tim người đọc. Đó là con đường từ cảm xúc đến cảm xúc, con đường của “nhữngđiệu hồn đi tìm những tâm hồn đồng điệu” (Xuân Diệu).

Nhưng cũng chính người phụ nữ nông dân chân chất với những cảm xúc trong sáng và hồn nhiên ấy, cũng là một nhà văn có ý thức sâu sắc về nghề nghiệp của mình. Viết văn là một nghề lao động sáng tạo đòi hỏi ở người nghệ sĩ sự nghiêm túc. Nam Cao đã từng nói: “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện” (Đời thừa). Trong suốt hành trình sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, có những tác phẩm thành công vang dội, có những tác phẩm chưa được người đọc chú ý đến nhiều, nhưng có một điều chắc chắn rằng chưa bao giờ người ta thấy đằng sau những trang văn ấy bóng dáng của một nhà văn hời hợt và cẩu thả. Đặc biệt, khi tên tuổi của chị ngày càng có tầm ảnh hưởng đối với người đọc cả nước, chị lại càng ý thức sâu sắc hơn bao giờ hết sự cái “nợ” của mình với văn chương: “Lúc đầu chỉ viết để giải tỏa cảm xúc cho nó nhẹ người đi,

nhưng sau này thấy cái nghiệp đeo đuổi nặng trĩu, đầy nợ nần. Viết vì mình là Nguyễn Ngọc Tư” [13].

Cũng xuất phát từ trách nhiệm với nghề, Nguyễn Ngọc Tư cũng ý thức sâu sắc về yêu cầu sáng tạo đối với người nghệ sĩ. Sáng tạo là đổi mới, là không lặp lại người khác. Nhà văn tự tìm cho mình một lối đi riêng trên văn đàn: “Tư chọn viết những gì mà người đi trước không viết thôi. Với những gì người đi trước viết rồi, nếu mình đi lại con đường ấy, hoặc mình phải tránh qua một bên, hoặc là mình phải vượt trội hơn. Nhưng vượt trội thì khó quá, ví dụ như để vượt qua Vũ Trọng Phụng thì... thôi đi, Tư không tự làm khó mình mà chọn cái mình làm được” [12]. Vì thế mà Ngọc Tư đã đi chậm, dò dẫm để khẳng định phong cách [19]. Nhà văn hiểu rõ nét riêng, cái tạng riêng “độc quyền” của mình, chị muốn văn chương không phải là sự rập khuôn theo một công thức nào cả.

Sáng tác, đối với chị, là cả một hành trình mà nhà văn phải không ngừng nỗ lực. Rõ ràng, Nguyễn Ngọc Tư đã gặt hái được những thành công nhất định trong sự nghiệp của mình. Những giải thưởng danh giá mà chị sở hữu là niềm ao ước của biết bao nhà văn khác. Song Nguyễn Ngọc Tư chưa bao giờ ngủ quên trên giải thưởng, chưa bao giờ tự bằng lòng với chính mình mà luôn muốn vượt qua chính mình, thử sức ở những đề tài khó. Là người luôn có ý thức và trách nhiệm với nghề cầm bút, Nguyễn Ngọc Tư xác định viết văn là một lựa chọn khó, đầy nhọc nhằn, nặng nề, dằn vặt. Đối với chị, con đường văn chương dẫu có nhiều nhọc nhằn, gập ghềnh, trắc trở nhưng chị không hề nản lòng. Chị vẫn giàu nhiệt huyết và miệt mài với hành trình sáng tạo nghệ thuật. Không ngủ quên trên chiến thắng, chị vẫn muốn vươn xa hơn nữa trên con đường nghệ thuật. Vì sự đổi mới trong văn học nghệ thuật bao giờ cũng cần tới những nỗ lực phi thường của người nghệ sĩ tài năng mang phẩm chất

táo bạo, dám chấp nhận thách thức và rủi ro, nên người viết văn cần có bản lĩnh, biết chấp nhận mạo hiểm để khám phá chiều sâu, tư duy nghệ thuật mới: “Tôi cho phép mình sai sót, bởi nghĩ không có gì là hoàn hảo hết. Trên con đường lên núi, đôi khi tôi muốn dừng lại nghỉ chân, và gắng giữ mình đừng bao giờ bị lùi bước.”; “Tôi chỉ sợ cái bóng của Cánh đồng bất tận quá lớn đến nỗi người đọc sẽ không nhìn thấy tôi. Trên cuộc hành trình của đời mình, tôi tình cờ rẽ vào một con đường nhỏ, tình cờ dựng cái rào, rồi thấy việc trèo qua cái rào do chính mình dựng lên là vô lý, nên tôi bỏ ngang, lại tiếp tục tìm một con đường khác, nhưng bạn đọc thì cứ chờ tôi mãi ở cuối cái đường có rào kia, bạn đọc không quan tâm tôi đã đi tới đâu, đã làm được gì” [5].

Không chỉ độc giả luôn đặt nhiều kỳ vọng vào Nguyễn Ngọc Tư mà chính chị cũng đặt ra thử thách cho chính bản thân mình: “Không hẳn vì tự ái nghề nghiệp đâu. Tôi còn muốn nhìn mình thật rõ. Có thật mình bất tài? Có thật mình không thể với tới những đề tài gai góc hơn? Có thật mình đang buông xuôi, đang tụt dốc? Nếu không phải, thì làm thử coi. Đấy hoàn toàn không phải thách thức bạn bè, tôi thách thức chính mình” [21]. Sau thành công của Cánh đồng bất tận, Nguyễn Ngọc Tư vẫn chứng tỏ bút lực dồi dào khi liên tiếp cho ra đời đều đặn nhiều tập truyện ngắn, tản văn. Có ý kiến cho rằng phong cách mà Nguyễn Ngọc Tư đã định hình trong Cánh đồng bất tận

không còn nữa. Nhưng đối với nhà văn, chiến thẳng chính bản thân đã là chiến thẳng hiển hách nhất: “Cánh đồng bất tận không đại diện duy nhất cho tôi” [21, đó là một thành công lớn và cũng là thử thách đối với Nguyễn Ngọc Tư: “…tôi đã thực sự nhìn thấy một bi kịch, là bạn đọc cứ trải chiếu ở cái chỗ Cánh Đồng Bất Tận và muốn tôi ngồi uống rượu mãi ở đó. Trong khi tôi muốn đi và thực sự đã đi rồi. Tại sao tôi cứ luẩn quẩn ở cánh đồng đó trong năm năm, mười năm và hai ba mươi năm nữa, mà không được đi uống rượu, ngắm cảnh ở không gian khác? Tôi biết, cái chỗ tôi muốn tới và thích tới

không đông đảo người chờ đợi và chúc tụng; nhưng tôi tự hào là mình cũng chịu dời chân khỏi cái hào quang cũ mà đi” [48]. Nếu ví văn chương như một cánh đồng thì chị muốn cánh đồng ấy thật phong phú. Chị muốn thử trồng nhiều thứ, thử xen canh trên chính mảnh đất của mình. Những vụ mùa mới trên cánh đồng của Nguyễn Ngọc Tư, có thể bội thu, cũng có thể thất bát, nhưng điều quan trọng hơn cả chính là nỗ lực tự vượt mình để không ngừng vươn lên trong sự vận động không ngừng của cuộc sống và của nền văn học. Chính ý thức này đã thôi thúc nhà văn khám phá những đề tài mới, thể nghiệm những cách viết mới. Điều này cũng dẫn đến sự vận động trong phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Phong cách của nhà văn với những vẻ đẹp riêng độc đáo không chỉ thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của người đọc mà còn làm cho nền văn học trở nên phong phú. Là một nhà văn trẻ, Nguyễn Ngọc Tư đã sớm khẳng định được vị trí của mình trên văn đàn. Sự xuất hiện của cây bút này đã mang đến cho đời sống văn học một làn gió mới, êm ả và mát lành. Và phong cách đặc sắc của chị cũng góp thêm một màu sắc độc đáo vào bức tranh chung của văn học đương đại. Đó là màu sắc mộc mạc mà ấm áp của ngôn ngữ Nam Bộ và cái nhìn nhân ái về cuộc đời và con người. Trong việc hình thành phong cách Nguyễn Ngọc Tư, môi trường văn hóa Nam Bộ chứng tỏ ảnh hưởng sâu đậm của nó, bên cạnh những nhân tố khác như đặc điểm con người, quan điểm nghệ thuật của nhà văn. Những phương diện biểu hiện phong cách của chị luôn có sự thống nhất và ổn định trong các sáng tác. Tuy nhiên, đó không phải là sự lặp đi lặp lại một cách nhàm chán, mà đúng như bản chất của phong cách, vừa nhất quán, ổn định, vừa có sự phát triển, không ngừng đổi mới. Đến thời điểm hiện tại, Nguyễn Ngọc Tư vẫn là một cây bút miệt mài sáng tạo. Những tập truyện ngắn được xuất bản đều đặn cho thấy quá trình lao động không ngừng nghỉ của chị. Trong quá trình ấy, phong cách đã được định hình tiếp tục được triển khai một cách linh hoạt và đa dạng hơn.

CHƯƠNG 2. SỰ VẬN ĐỘNG TRONG PHONG CÁCH TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG

Nội dung của bất kỳ tác phẩm văn học nào cũng là sự kết hợp giữa cái khách quan và cái chủ quan. Đó là hiện thực đã được quan sát, chọn lọc, đúc kết, nghiền ngẫm theo cách nhìn, cách cảm rất riêng của nhà văn. Chi phối thế giới nghệ thuật trong tác phẩm chính là quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người của nhà văn. Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa quan niệm nghệ thuật là “nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và con người vốn có của hình thức nghệ thuật, đảm bảo cho nó khả năng thể hiện đời sống với một chiều sâu nào đó” [35,229]. Theo đó, quan niệm nghệ thuật được hiểu là cách nhìn, cách hiểu thế giới và con người; thể hiện khả năng và mức độ phản ánh, chiếm lĩnh đời sống của hệ thống nghệ thuật.

Sáng tác văn chương là một con đường nhận thức của người nghệ sĩ, vì vậy văn học luôn mang tính quan niệm. Mỗi nhà văn có một cách nhìn, cách miêu tả cuộc sống và con người của riêng họ. Vì hiện thực cuộc sống vốn rất đa dạng và phong phú nên đôi mắt nhà văn thường chỉ nhìn từ một góc độ, tập trung vào một vùng trọng điểm nào đó mà họ quan tâm. Con người thì lại càng phức tạp nên mỗi nhà văn cũng sẽ có thế mạnh khám phá con người ở một hoặc vài bình diện nhất định. Quan niệm nghệ thuật chi phối cách lựa chọn chất liệu, xây dựng hình tượng nghệ thuật. Có thể thấy trong sáng tác của cùng một nhà văn, các hình tượng khác nhau đều có chung một hệ số nhất định nào đó, bởi nó đều được chỉ đạo bởi một quan niệm thống nhất. Chính điều này góp phần tạo nên phong cách nhà văn. Vì thế, tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người là việc làm không thể bỏ qua khi nghiên cứu phong cách của một nhà văn. Sự thay đổi, vận động trong quan niệm

nghệ thuật chính là cơ sở để nghiên cứu, đánh giá sự vận động, phát triển trong phong cách của một nhà văn. Quan niệm nghệ thuật được thể hiện trên nhiều phương diện, tuy nhiên, hai phương diện cốt lõi nhất là quan niệm nghệ

Một phần của tài liệu Sự vận động trong phong cách truyện ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)