…đến giọng lạnh lùng, điềm tĩnh, khách quan

Một phần của tài liệu Sự vận động trong phong cách truyện ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 110 - 124)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.2.2. …đến giọng lạnh lùng, điềm tĩnh, khách quan

Trước sự đổi thay không ngừng của xã hội hiện đại, giọng điệu trong các sáng tác của các nhà văn trẻ cũng có nhiều biến đổi. Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư nói riêng và truyện ngắn của các nhà văn đương đại nói chung có nhiều nét đổi mới. Giọng điệu kể chuyện trong tác phẩm của các nhà văn

không còn là giọng đơn thanh mà là giọng đa thanh. Nhà văn và nhân vật tranh biện cùng độc giả về con người, về cuộc đời, về thế sự nhân sinh. Những thay đổi của cuộc sống cũng như những giàu có trong trải nghiệm cũng đã khiến ngòi bút Nguyễn Ngọc Tư từ hồn nhiên và trong trẻo ngày càng già dặn và góc cạnh hơn trong cách viết. Bởi vậy, giọng điệu trong tác phẩm của chị cũng dần dần biến chuyển, từ giọng trữ tình mộc mạc, chan chứa yêu thương, ta thấy giọng chủ trong những truyện ngắn từ Cánh đồng bất tận trở về sau là giọng lạnh lùng, điềm tĩnh, khách quan, đôi khi còn thoáng khinh bạc, mỉa mai.

Giọng điệu lạnh lùng được thể hiện rất rõ trong Gió lẻ, sự lạnh lùng như thấm vào từng câu chữ trong tác phẩm, cả cảm xúc của nhân vật cũng lạnh lùng. Các nhân vật trong Gió lẻ ai cũng nặng mang những nỗi đau riêng, những tổn thương sâu thẳm bên trong khiến họ trở thành những con người lặng lẽ bên ngoài: “Gương mặt, bàn tay, và tất cả chi tiết trên người cô toát ra một vẻ câm lặng”; “Môi ông ngậm một điếu thuốc lơ đãng…sau đó thì khuôn mặt chỉ còn một sự trầm mặc quánh lại, và trên người ông chỉ còn nhịp điệu của nỗi buồn. Một con người buồn bã”. Nguyễn Ngọc Tư đã để cho nhân vật em kể lại những vết thương trong quá khứ bằng một giọng điệu điềm nhiên đến lạnh lùng: “Hồi sáu tuổi, có lần em lén lấy dao cạo râu của cha để tỉa lông cho con chó Lu Lu, không ngờ vì chuyện đó mà cha mẹ cãi nhau… Ba giờ sau tìm thấy mẹ em treo mình đung đưa trên xà nhà. Lưỡi trả lại cho cuộc đời, bởi người không chấp nhận sự vô dụng của nó, nói mà chẳng người nghe”. Vì sự ghê tởm thế giới loài người mà “em” tự biến mình thành một sinh thể không giống người, không giao tiếp như con người và không có những cảm giác như con người: “Giờ một người đàn ông xa lạ đang lúi húi trên em, như con Cò thường lè lưỡi liếm để gọi em than thở chuyện đời. Lạ lùng, em không còn cái cảm giác ran khắp người. Giống như cảm giác đó đã

chết. Từ khi em nghe lại tiếng người, mùi người”. Chính giọng điệu lạnh lùng đã giúp Nguyễn Ngọc Tư lột tả được bản chất của nhân vật đặc biệt này, một kiếp người nhỏ nhoi, lạc loài, cô đơn, bất hạnh, một cơn gió lẻ ở cõi đời này.

Giọng lạnh lùng, điềm tĩnh, khách quan cũng là giọng điệu chủ đạo trong tập truyện ngắn Đảo. Trong Mùa mặt rụng, trước sự thay đổi đáng kinh ngạc của đứa con gái sau khi biết những sự thật trần trụi về cha, Nguyễn Ngọc Tư đã miêu tả nhân vật bằng sự giọng điệu hết sức thản nhiên và lạnh lùng: “Đứa con gái mặc cái áo cổ trễ, khuông ngực phồng lên như muốn chui khỏi lớp vải chật căng, như bưng ra đặt trước mặt tụi đàn ông nheo nhóc. Tóc nó bới cao để lộ cái cổ ngẳng ngọt ngào. Mặt tô lên một lớp phấn dày, son đỏ như môi đang cháy…”. Sự thay đổi vẻ bề ngoài ấy đối lập với sự ngây thơ vốn có của nhân vật. Khi nói về cái chết, tác giả cũng viết rất nhẹ nhàng: Trong truyện

Tro tàn rực rỡ, sự ra đi của Nhàn được cô vợ thuật lại bằng giọng điều điềm nhiên, bình thản. “Nhàn đã không chạy ra khỏi đống lửa như mọi khi, anh à ! Không biết chị thấy mệt rồi hay vì nghĩ chỉ ở giữa đám cháy Tam mới nhìn thấy chị.”. Nguyễn Ngọc Tư cũng mang giọng văn điềm tĩnh ấy vào truyện

Biến mất ở Thư Viên khi miêu tả một sự biến mất nhẹ nhàng: “Hảo không biết đó là lần cuối cùng chị nhìn thấy tôi. Hôm ấy tôi mặc áo kẻ màu xanh xám, tóc tôi cắt cao. Vụt mất như một phụ diễn trong màn ảo thuật, tôi đi vào khe của những cuốn sách, náu trong thứ bóng tối trong veo”. Có những câu kết chắc nịch được viết bằng giọng thản nhiên nhưng gợi lên biết bao hoang mang trong lòng người đọc, chẳng hạn như câu kết của Núi lở: “Thằng bé ấy đúng là vẫn chưa có kết thúc”.

Chúng ta không bắt gặp một giọng điệu chan chứa yêu thương của người trần thuật như trong các tác phẩm ở giai đoạn đầu. Từ Cánh đồng bất tận trở về sau, ta thấy Nguyễn Ngọc Tư thường đứng ngoài câu chuyện với sự quan

sát khách quan, ít bộc lộ cảm xúc trực tiếp, tạo khoảng cách với nhân vật. Ngay cả khi nhân vật rơi vào những cảnh bi thương, những sự việc tưởng chừng rất đáng sợ, khó chấp nhận thế nhưng qua lời văn của Nguyễn Ngọc Tư lại rất thản nhiên, lạnh lùng. Chẳng hạn như sự kiện người con trai chặt đứt bàn tay trong truyện Coi tay vào sáng mưa cũng được chị kể một cách lạnh lùng : “Người đó khủng khỉnh cười, rút con dao ra khỏi mặt bàn chảy máu,… Bàn tay vẫn còn nằm lại trên mặt bàn trầy xước. Bàn tay để ngửa. Cụt đến nữa ống”. Một hành động không chỉ ghê sợ về mặt hình thức mà ý nghĩa của việc làm đó cũng thật sâu cay, đó còn là sự đứt đoạn của tình mẫu tử. Có những lời nói nhân vật thốt ra nhẹ tênh, nhưng sức đả kích của nó thì thật nặng nề. Tư Thạnh trong Bâng quơ khói nắng chỉ nói với anh Hai một câu: “Tía tôi thì tôi thờ” nhưng cũng đủ khiến anh Hai cả đời trăn trở về thân phận của mình, cả đời buồn tủi vì bị mấy đứa em gạt ra khỏi gia đình. Sự dửng dưng của người con chính là cách trừng phạt cay đắng nhất. Những tình cảm thiêng liêng đẹp đẽ mà ở thời kì đầu sáng tác bằng giọng văn trữ tình chị đã hết lòng ca ngợi đến đây đã không còn là điểm tựa vững chãi cho con người nữa. Giọng điệu ở Đảo điềm tĩnh và lạnh lùng như cái cách con người chấp nhận những u ám tồn tại trong cuộc sống.

Giọng bình thản, điềm nhiên càng rõ nét hơn trong tập truyện ngắn mới nhất Cố định một đám mây. Những câu chuyện như có như không, những duyên cớ rất buồn cười trong tập truyện này dĩ nhiên không thể hợp với một giọng điệu lên gân gay gắt. Tập truyện ngắn Cố định một đám mây có nhiều tình huống vô lý: Lụt trong Chuyện của Lụt đuổi theo ông Sơn Đông bán thuốc trị ghẻ mà đi đến hết cuộc đời, cô gái trong Chớp mắt mịt mù không biết do động lực nào thôi thúc mà đi hoài trên những con đường bất tận hay tình cảnh của vợ chồng Tam (Cơn nước ngang qua) với cuộc sống rệu rã tới mức họ phát ngại với một kẻ lạ xuất hiện và tự nhiên sống trong ngôi nhà của

mình,... Đến câu chuyện có vẻ li kì nhất tập truyện là chuyện anh lính làm nổ cả kho đảo trong Vào ngày linh ái nở cũng được kể thật nhẹ nhàng bằng những hồi tưởng, những giấc mơ. Hay câu chuyện nguời vợ quyết bốc hơi đi tìm một cuộc sống mới khiến cho chàng trai thức trắng cả tuổi mười bảy nhưng cũng được kể ra bởi một giọng điệu dửng dưng, giấu kín cảm xúc: “Mỹ biết làm gì khác?”, chị nói. Câu ấy không giống lời từ biệt, nhưng là câu cuối cùng trước khi chị biến mất vào đêm…”. Chàng trai mười bảy tuổi bị bỏ lại, trong độ tuổi yêu giận rõ ràng ấy, vẫn điềm nhiên thốt ra câu: “Biết sao được…”. Đó là sự chấp nhận một điều hiển nhiên, tất yếu, một thực tế mới vừa xảy ra những đã đoán biết trước từ lâu trong quá khứ. Một câu hỏi day dứt người đọc nhưng thốt ra từ miệng tác giả lại nhẹ như không: “Tự hỏi mây nhẹ vậy thì băng bó bằng gì?”. Nghe vô lý nhưng những tình huống ấy tồn tại, hiện hữu rõ ràng trong cuộc sống của con người, chính vì chấp nhận sự tồn tại ấy mà chúng được Nguyễn Ngọc Tư kể ra rất nhẹ nhàng. Qua việc khảo sát truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư ta thấy giọng điệu kể chuyện trong các tác phẩm của chị vừa đa dạng, phong phú, vừa độc đáo, hấp dẫn. Chính sự đan xen, thay đổi trong giọng điệu kể chuyện này đã góp phần quan trọng trong việc mang lại tính chất phức điệu cho tác phẩm của chị.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Như vậy, khảo sát sự vận động trong nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư từ Cố định một đám mây nhìn lại Ngọn đèn không tắt, chúng ta không thể không công nhận những nỗ lực đổi mới nghệ thuật tự sự của cây bút này, từ cách tổ chức cốt truyện, đến cách trần thuật và cả trong ngôn ngữ và giọng điệu. Tuy vậy, sự vận động trong phong cách nhìn từ phương diện nghệ thuật chưa thể khiến Nguyễn Ngọc Tư từ một nhà văn nông dân với bút pháp truyền thống lột xác hoàn toàn để trở thành một cây bút hiện đại với những thủ pháp chuyên nghiệp. Có nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh sự đổi mới bút pháp của Nguyễn Ngọc Tư. Có ý kiến khen ngợi những nỗ lực thay đổi nhưng mặt khác cũng có người tiếc nuối vì nữ nhà văn đang dần đánh mất đi bản sắc độc đáo vốn có của mình. Đối với trường hợp của Nguyễn Ngọc Tư, cái chất Nam bộ truyền thống, mộc mạc, giản dị lại làm nên nét mới mẻ của chị so với các nhà văn khác trên văn đàn. Cho nên, khi chị cố gắng tự làm mới mình, nhiều độc giả đã tỏ ra thất vọng với một Nguyễn Ngọc Tư cầu kỳ, kỹ lưỡng trong từng câu chữ. Vì vậy, đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư vẫn được cho rằng thuộc về giai đoạn trước mà tiêu biểu là

Cánh đồng bất tận. Tuy vậy, cũng cần thấy rằng, sáng tác là một hành trình, và trên hành trình đó nhà văn có thể tìm kiếm những phương diện, những khía cạnh mới trong cái bản sắc của chính mình. Ở thời điểm hiện tại, có thể những thay đổi trong nghệ thuật tự sự của Nguyễn Ngọc Tư chưa mang đến những thành tựu nổi bật, tuy vậy, với những nỗ lực ấy, ta đã có thể khẳng định Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn chân chính và tâm huyết với nghề. Đó là ý thức sáng tạo đáng trân trọng ở một người cầm bút.

KẾT LUẬN

1. Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn trẻ tuổi nhưng đã và đang xây dựng cho mình một phong cách độc đáo không lẫn vào đâu trên văn đàn. Phong cách ấy được hình thành từ nhiều yếu tố, trong đó không thể không nói đến văn hóa Nam Bộ bởi vì yếu tố này chính là sự đặc sắc của Nguyễn Ngọc Tư so với các nhà văn khác trên văn đàn. Nhà văn Nam Bộ Nguyễn Ngọc Tư tuy gặt hái được nhiều thành công, có được những bước tiến khá dài trong sự nghiệp song chị vẫn miệt mài sáng tác. Khảo sát chặng đường hơn hai mươi năm sáng tác của chị, ta nhận thấy phong cách Nguyễn Ngọc Tư có sự vận động và phát triển trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật.

2. Sự trưởng thành trong cuộc đời và những trải nghiệm trong nghề nghiệp đã khiến Nguyễn Ngọc Tư có sự thay đổi trong quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người. Vùng hiện thực phản ánh trong tác phẩm chị được mở rộng đường biên. Từ hiện thực một vùng miền với những vấn đề về đời sống Nam Bộ, tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư đã dần tiếp cận được những phạm vi hiện thực khác để nắm bắt được những vấn đề chung của cuộc sống đương đại. Những trải nghiệm mới ở những vùng hiện thực mới đã khiến nữ nhà văn Nam Bộ vốn nhìn cuộc đời một cách trong trẻo, lạc quan trở nên trần trụi và bi quan hơn. Và đối với con người, Nguyễn Ngọc Tư không chỉ khám phá họ trong các mối quan hệ thế sự mà ngày càng đào sâu vào vùng đất đầy bí ẩn và khó khăn nhưng cũng giàu tài nguyên để khai thác: thế giới bên trong con người. Ngay từ những tác phẩm ở thời kì đầu sáng tác, Nguyễn Ngọc Tư đã tập trung vào những tình cảm của con người, tuy nhiên đó vẫn là một thế giới còn nhiều những bí ẩn mà mỗi tập truyện ngắn sau này là một sự khám phá mới về một góc khuất nào đó của thế giới ấy. Khi khám phá những tầng vỉa sâu kín trong tâm hồn con người, cái nhìn của chị về con người từ cảm

thương, tin tưởng đã nhuốm đầy những lo âu, trăn trở. Từ sự thấu hiểu ngày càng sâu sắc, tác phẩm của chị có được sức nặng khái quát khi nó đặt ra được những vấn đề nhân sinh sâu sắc của con người nói chung, không chỉ là những vấn đề của một số đối tượng chính ở thời kì đầu như người nông dân, người nghệ sĩ. Tuy có sự thay đổi, nhưng người đọc vẫn nhận ra một Nguyễn Ngọc Tư nhân hậu đằng sau những trang viết có vẻ lạnh lùng, gay gắt ấy. Đó là điểm thống nhất xuyên suốt của Nguyễn Ngọc Tư.

3. Sự thay đổi trong quan niệm nghệ thuật về cuộc đời và con người ắt sẽ kéo theo sự thay đổi trong nghệ thuật tự sự. Không còn kiểu kể chuyện theo bản năng như nói chuyện, như thủ thỉ tâm tình, càng về sau, cách kể chuyện của Nguyễn Ngọc Tư đã có nhiều sự mới mẻ. Từ những cốt truyện có hệ thống sự kiện rõ ràng ở những tác phẩm đầu tay, tác giả đã thử bút và thành công với cốt kiểu truyện tâm lí phân rã sự kiện ở những tác phẩm trong giai đoạn sau. Từ lối kể chuyện truyền thống bị nhiều người đánh giá là đơn điệu, một màu với vai trò bao quát của người kể chuyện toàn tri, người kể chuyện của Nguyễn Ngọc Tư đã tự hạn chế vai trò của mình, không bình luận, không kiểm soát nội tâm nhân vật, cũng không chỉ đường, mách bảo cho người đọc mà để cho mọi thứ phát triển tự nhiên, đúng như thế giới nội tâm phức tạp và khó nắm bắt của con người đương đại. Những nỗ lực cách tân trong cách kể chuyện ấy khiến cho người đọc có nhiều không gian hơn để phát huy vai trò đồng sáng tạo của mình. Ngôn ngữ và giọng điệu cũng có nhiều thay đổi. Từ ngôn ngữ tự nhiên, bộc trực, ngôn ngữ Nguyễn Ngọc Tư ngày càng trau chuốt và đậm màu sắc triết lí. Giọng điệu trữ tình mộc mạc, chan chứa yêu thương cũng trở nên lạnh lùng, điềm tĩnh và khách quan hơn. Những nỗ lực trong đổi mới về bút pháp ấy chứng tỏ ý thức lao động nghệ thuật nghiêm túc của chị. Những sự thay đổi trên phương diện nghệ thuật của chị có thể khiến chị trở nên xa lạ với một số đọc giả đã quen thuộc và yêu mến phong cách Nam bộ

vốn có của chị. Tuy nhiên, đọc những truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, dù có sự thay đổi trong nghệ thuật tự sự, “có thể buồn hơn, tỉnh táo hơn nhưng vẫn là một giọng điệu văn chương bình dân, hào sảng mà chỉ đất Nam Bộ mới sản sinh ra được” [3;9]. Như vậy, chất Nam Bộ làm nên nét độc đáo trong phong cách Nguyễn Ngọc Tư không hề biến mất mà luôn thống nhất.

4. Sự vận động trong phong cách nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư đã đem đến những đặc điểm mới mẻ cho sáng tác của chị. Nhưng không phải tất cả những biểu hiện vận động đều theo hướng phát triển đi lên. Hành trình của Nguyễn Ngọc Tư vẫn đang tiếp diễn, phong cách của Nguyễn Ngọc Tư sẽ tiếp tục vận động. Tập truyện đầu tay Ngọn đèn không tắt đã có vị trí ổn định trong lòng người đọc nhưng tập truyện mới nhất Cố định một đám mây chỉ mới bắt đầu hành trình của nó, vì thế, có lẽ là quá vội vàng nếu khẳng

Một phần của tài liệu Sự vận động trong phong cách truyện ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 110 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)