Từ những cốt truyện có hệ thống sự kiện rõ ràng

Một phần của tài liệu Sự vận động trong phong cách truyện ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 82 - 90)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.1. Từ những cốt truyện có hệ thống sự kiện rõ ràng

Ở giai đoạn từ Cánh đồng bất tận trở về trước, những truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư có phần “chuyện” khá rõ ràng. Người đọc không những rất dễ theo dõi mà còn có thể kể lại câu chuyện. Có những hệ thống sự kiện được tổ chức thành năm phần theo kiểu cốt truyện truyền thống, các sự kiện diễn biến tuyến tính và có mối quan hệ nhân – quả. Có thể kể đến những truyện ngắn như: Bến đò xóm Miễu, Chuyện vui điện ảnh, Làm mẹ, Đau gì như thể,... . Bến đò xóm Miễu là truyện ngắn kể về mối tình của Lương và Bông. Phần mở đầu giới thiệu khái quát về hai nhân vật chính. Nút thắt của truyện nằm ở sự kiện Lương bắt đầu thích nhìn Bông, khoái soi mình xuống sông những khi vắng khách. Phần phát triển của câu chuyện diễn ra với nhiều sự kiện, biến cố. Lương chứng kiến sự đổi thay của Bông khi làm phục vụ nhà hàng nhưng vẫn lặng thầm bên cạnh. Bông quyết định lấy một ông già đáng tuổi ông ngoại rồi lại cặp kè với cậu trai trẻ, Lương vẫn âm thầm yêu thương vào bảo vệ Bông. Cao trào đỉnh điểm của câu chuyện là sự kiện Bông bị tai nạn vì cuộc đua xe, mất khả năng đi lại. Sự kiện chấm dứt quãng đời xô bồ của Bông và giúp Lương có cơ hội được chứng tỏ tình cảm. Kết thúc truyện là hình ảnh người chồng chăm chỉ chèo đò và người vợ ngồi trên bến để thu tiền. Một truyện ngắn mang đầy hơi thở của cổ tích, chàng trai “ở hiền” sau khi vượt qua bao thử thách đã có được cuộc sống hạnh phúc. Truyện cũng gửi gắm đến độc giả thông điệp đáng quý về sức mạnh của tình thương trước những sóng gió của cuộc đời. Cốt truyện truyền thống đã giúp tác giả chuyển tải trọn vẹn thông điệp gần gũi nhưng cũng vô cùng thiêng liêng ấy.

Nhưng những cốt truyện được tổ chức thành năm phần rõ ràng như vậy không chiếm số lượng nhiều trong gia tài của Nguyễn Ngọc Tư. Ta lại thấy nhiều trường hợp hệ thống sự kiện được đẩy lên cao trào nhưng phần mở nút

lại không đột ngột, bất ngờ, số phận của nhân vật không có sự thay đổi rõ rệt qua các phần câu chuyện. Một trái tim khô là truyện ngắn có cốt truyện được tổ chức như thế. Truyện gồm nhiều sự kiện xoay quanh số phận bi kịch của Hậu. Hậu bị chồng thuê người giết nên trái tim trở nên khô héo. Khi có người đánh thức nhịp đập trong trái tim tưởng như đã chết của Hậu, thì bi kịch thay, Hậu đau đớn nhận ra người ấy chính là người được chồng thuê để giết mình. Khi những sự kiện được đẩy đến cao trào, nhân vật Hậu rơi vào đỉnh điểm bi kịch nhưng truyện vẫn không có phần mở nút. Hậu không có hành động trả thù chồng, không có động thái hồi đáp tình cảm của Nhâm, cũng không cho Nhâm biết về mối duyên trớ trêu của hai người, chỉ âm thầm ôm giữ vết thương lòng. Những biến cố xảy ra ở đây không giữ vai trò thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện hay sự thay đổi của tính cách, nó chủ yếu tạo hoàn cảnh để trạng thái tình cảm của nhân vật được bộc lộ. Đó là những trạng thái của trái tim Hậu: “xa lạ, ghê tởm” trước chồng, lạnh ngắt dù đang ở trong vòng tay ấm của người đàn ông tâm thần, “lặng như tờ” khi gặp lại chồng, nhưng lại sống lại những nhịp đập mạnh mẽ khi gặp Nhâm. “Một trái tim khô” gợi lên cho chúng ta một hành trình nội tâm của nhân vật, trải qua nhiều nỗi đau nhưng không đi đến bến bờ hạnh phúc. Kiểu tổ chức sự kiện như vậy rất phù hợp để tác giả khắc họa những thân phận khổ đau, bi kịch nhưng nhẫn nhục, cam chịu, rất đúng với tính cách của những con người Nam Bộ. Những truyện ngắn Mối tình năm cũ, Duyên phận so le, Dòng nhớ,… cũng có cách tổ chức hệ thống sự kiện tương tự.

Giai đoạn này đã có nhiều tác phẩm hướng đến khai thác những tình cảm, cảm xúc của con người. Nhưng trong những cốt truyện có phần nghiêng về tâm lí ấy, ta vẫn có một chuỗi sự kiện tạo thành một câu chuyện. Những câu chuyện này thường đơn giản và dễ nắm bắt. Đây cũng là kiểu tổ chức sự kiện quen thuộc của Nguyễn Ngọc Tư. Chuyện của Điệp chủ yếu khắc họa

những tình cảm, cảm xúc của nhân vật Điệp. Đó là những cảm xúc lợt lạt đối với người má đã bỏ rơi mình, tình yêu thương dành cho bà ngoại đã hết lòng nuôi nấng và dạy dỗ, lòng trắc ẩn đối với đứa bé bị bỏ rơi, cảm xúc tiếc thương khi trao trả đứa bé cho người sinh ra nó, và cả sự thấu hiểu cho nỗi niềm những người làm má,… Để cảm xúc của Điệp đối với má từ lợt lạt, xa cách trở nên thấu hiểu, cảm thông, Nguyễn Ngọc Tư đã xây dựng một hệ thống sự kiện, tuy không gay cấn và kịch tính nhưng vừa đủ để nhân vật bộc lộ cảm xúc: cô đào Hồng Lý bỏ lại đứa con ở đoàn hát của Điệp, Điệp nhận nuôi và trở thành má bé Bơ, cô đào Hồng Lý về tìm lại con, Điệp đi tìm má. Tác phẩm Nỗi buồn rất lạ hướng đến việc làm nổi bật nỗi buồn rất lạ của một người thanh niên còn trẻ trai nhưng thấy mình vô cảm với cuộc đời. Nỗi buồn ấy cũng được dẫn dắt qua hệ thống các sự kiện được sắp xếp rất tự nhiên: chuyện ông Tư Đờ phạm pháp ở hiện tại, quá khứ vẻ vang ở chiến trường của ông Tư Đờ và “ba tôi” và câu chuyện của tôi trong hiện tại vùi mình vào guồng quay của công việc và cuộc sống. Như vậy dù phần tâm lí có vẻ lấn át, nhưng nếu phải kể lại hoặc tóm tắt lại, người đọc vẫn có thể dựa vào hệ thống những sự kiện được sắp xếp rõ ràng.

Trong chặng đầu sáng tác, Cánh đồng bất tận là truyện ngắn có sự tổ chức cốt truyện đặc biệt hơn so với những tác phẩm khác. Đây cũng là tác phẩm đánh dấu sự phát triển trong nghệ thuật tự sự của nữ nhà văn Nam Bộ. Ở đây, dòng diễn biến tuyến tính của sự kiện đã bị phân rã thành những mảnh ghép chắp nối, đứt đoạn. Kí ức và hiện tại, tâm cảnh và ngoại cảnh đan xen trong dòng cảm xúc hỗn độn của nhân vật chính và cũng là người kể chuyện – Nương. Trên hành trình băng qua những cánh đồng, người đọc cũng thực sự tham gia vào câu chuyện, cùng trải nghiệm với nhân vật trong sự dẫn dắt mạch truyện đầy hấp dẫn của tác giả. Việc sắp xếp các sự kiện không theo trình tự thời gian như vậy rất phủ hợp để diễn tả một thực tại hỗn độn và thế

giới nội tâm phức tạp của nhân vật. Tuy vậy, nếu xâu chuỗi các sự kiện ấy, ta thấy Cánh đồng bất tận vẫn chứa đựng trong đó một câu chuyện có đầu có đuôi, nếu được sắp xếp theo đúng trình tự trước sau, ta vẫn có một cốt truyện truyền thống. Truyện kể về gia đình Út Vũ. Sự kiện thắt nút làm nảy sinh mâu thuẫn và tạo điều kiện để nhân vật bộc lộ tính cách là việc người mẹ của Nương và Điền ngoại tình rồi bỏ nhà theo trai. Sự kiện này là một cú sốc lớn, gây ra những chấn thương tâm hồn nặng nề cho những người ở lại, khiến họ trở thành những con người khác hẳn. Phần phát triển gồm một loạt các sự kiện, biến cố xảy ra với cha con Út Vũ từ khi người vợ bỏ đi. Người cha đốt nhà, lang thang chạy đồng cùng đàn vịt, sống đời du mục. Người cha trở nên lầm lì, cay nghiệt, xa lạ, lạnh lùng, vô cảm, trả thù đàn bà bằng những cuộc tình trăng gió ngắn ngủi và trút nỗi căm hờn lên những đứa con đáng thương. Chứng kiến sự tàn nhẫn, vô cảm của người cha với sự “hi sinh” của Sương, Điền đã bỏ đi tìm Sương. Đỉnh điểm của câu chuyện là sự kiện Nương bị làm nhục ngay trước mặt người cha và khi kêu cứu, cô đã không gọi cha mà lại gọi tên Điền. Kết thúc tác phẩm là một niềm hy vọng lạc quan về tương lai của đứa trẻ trong bụng Nương. Như vậy, dù chảy tràn trên những trang văn là những tình cảm, suy tư của nhân vật, nhưng phần chuyện trong Cánh đồng bất tận vẫn dễ nắm bắt.

3.1.2….đến những cốt truyện tâm lí phân rã sự kiện

Từ Cánh đồng bất tận trở về sau, tác giả ngày càng tối giản sự kiện, khơi sâu vào nội tâm con người. Nguyễn Ngọc Tư từng tâm sự về sự thay đổi này trong một bài phỏng vấn với báo Ngày nay: “Mười năm trước, tôi chú ý việc kể một câu chuyện, thì giờ tôi cảm giác bên trong con người. Tôi thấy nó thật kỳ vĩ, kể cả về phần u tối, thì cũng là cái đẹp của sự u tối” [46]. Quan điểm này đã chi phối cách xây dựng cốt truyện của Nguyễn Ngọc Tư, tạo

thành những truyện ngắn không chú trọng vào phần “chuyện”, vì thế hệ thống sự kiện trong các tác phẩm cũng mờ nhạt hơn nhiều so với giai đoạn trước. Sự xuất hiện của những sự kiện giờ đây đóng vai trò khơi mào cho những cảm nhận riêng tư, những uẩn khúc, dồn nén của nội tâm, tiềm thức,….

Truyện đôi khi chỉ gồm một sự việc gì đó rất nhỏ bé mà nhà văn chớp lấy trong cuộc sống. Khảo sát ba tập truyện Gió lẻ và 9 câu chuyện khác,

Khói trời lộng lẫy Đảo, ta thấy có 25/35 (71%) truyện ngắn về những chuyện đời thường, vặt vãnh. Chị viết về những điều nhỏ bé, vặt vãnh rất bình thường ở xung quanh mình, với những con người và sự kiện của thời hôm nay, liên quan đến cuộc sống của ngày hôm nay. Truyện ngắn Chụp ảnh gia đình xoay quanh sự kiện chụp ảnh của một gia đình mà không mấy hạnh phúc. Hay truyện ngắn Bâng quơ khói năng cũng chỉ xoay quanh việc tổ chức đám giỗ má. Chuồn chuồn đạp nước không chứa đựng sự kiện gây cấn nào. Cả tác phẩm chỉ xoay quanh những nét tâm trạng của một người cha sau tình huống mất mặt ngay trên sóng truyền hình vì không thể trợ giúp cho con một câu hỏi đơn giản về chuồn chuồn. Sự cố đó đeo đẳng người cha đến cả đời, khiến ông sống mãi với những nỗi niềm băn khoăn, tự trách và thậm chí nghi ngờ chính bản thân mình, quyết tâm nhớ đến hàng trăm chuyện vụn vặt, vùi đầu vào sách, đặc biệt là chuyện chuồn chuồn để phòng khi con ông cần đến. Từ sự trăn trở, tự vấn rất tự nhiên của nhân vật, ta thấy chính những điều tưởng như nhỏ bé nhưng lại có sức ám ảnh cực lớn. Đó là nỗi ám ảnh rất tự nhiên, rất “người”. Đó cũng là biểu hiện của lòng tự trọng, của tình yêu thương con sâu sắc. Chính điều này tạo nên giá trị nhân văn cho câu chuyện.

Khi những sự kiện ít dần, thì những dòng suy nghĩ, tâm trạng miên man của nhân vật xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Gió lẻ là chuỗi kí ức, suy nghĩ, cảm nhận về cuộc sống của ba con người trên chiếc xe tải với các mảng thời

gian, không gian bị xé lẻ, đan cài vào nhau không theo trình tự nào. Mỗi người trong số họ đều mang những kí ức đau buồn riêng: kí ức tuổi thơ đau đớn của cô gái với hình ảnh người mẹ tội nghiệp và người cha cay nghiệt, những lời nói dối đội lốt tình thương của những người cô đã gặp; kí ức tuổi thơ mất mát và nỗi ám ảnh mất gia đình của Gã; mặc cảm tội lỗi của Dự với người bà đã bỏ đi đan xen nhau xuất hiện trên trang sách không theo trình tự nào. Người đọc không dễ dàng trong việc xâu chuỗi dòng đời của ba nhân vật nhưng lại rất dễ dàng cảm nhận được thế giới nội tâm bất tận những nỗi buồn đau và cô đơn khó lòng khỏa lấp.

Nguyễn Ngọc Tư ở giai đoạn này chuộng kiểu viết theo dòng suy tưởng hoặc theo lối phân mảnh với những mảnh ghép rời rạc, đứt đoạn được tổ chức theo dụng ý nhà văn. Cốt truyện Khói trời lộng lẫy được chia thành 13 phần, đan xen giữa ký ức, thực tại. Mở đầu là cảm giác của “tôi” thấy Phiên đã đi xa dù Phiên đang ngủ trước mặt mình và sự xuất hiện của một bài báo mười ba năm trước với nội dung ba và anh đang đi tìm “tôi”. Giấc mơ liền sau đó mở ra những ngày ở Viện di sản thiên nhiên và con người. Khi thức giấc, ký ức trở lại buổi phỏng vấn xin việc đầu tiên. Ở đó, “tôi” đã kể cho sếp nghe về câu chuyện làm bồ mướn của mình. Ký ức nhảy cóc tới lúc “tôi” và Phiên mới tới xóm cồn. Sau đó, nỗi nhớ quay ngược về kho lưu trữ ở Viện, về lần đầu tiên “tôi” đưa mẫu cho sếp duyệt và vì một câu nói vu vơ của sếp, cô gái quay về với tuổi thơ từng rượt đuổi những vu vơ của mẹ cho đến khi đội chiếc khăn tang vẫn không có câu trả lời về cha. Trước câu hỏi của Viện phó, cô cũng quyết định lên đường để tìm cái đẹp sắp mất. Ký ức về chặng đường đi khắp đó đây trở lại cùng với Nhứt – người đồng nghiệp tốt bụng tặng cô biệt danh Bảy Trầu. Mạch truyện lại quay về xóm cồn, lúc hai mẹ con đã ở xóm cồn được một năm và cảm giác mình đang mất Phiên càng rõ. Cảm giác mất mát đó lại đưa Bảy Trầu về lại những ngày làm việc ở Viện vì đó là nơi khiến cô

trải nghiệm rõ ràng cảm giác mất mát. Cái tên “Di” xuất hiện. Trở lại xóm cồn với rẫy rau quả tốt tươi của Bảy Trầu, khi được người ta khen làm lụng như có bốn tay, Bảy Trầu lập tức quay về thời học cấp ba từng thoăn thắt tay chân làm việc cho đội sơn nhà của chú Lam. Lam vì muốn cứu Di mà bị mất cánh tay, không muốn Di ở bên mình vì lòng thương hại, Lam đã nhảy lầu tự tử. Sự mất mát này làm Di cảm thấy mình tàn tật. Từ câu chuyện về Lam mà Di kể cho anh viện phó, mạch truyện rẽ sang chuyện tình của của anh viện phó và cô nhân viên. Trong một chuyến công tác cùng anh, Di vô tình vào quán nước của cha mình, thấy mình còn thua cả con gà cha đang vuốt ve, thì những câu chuyện về nhân thân của Di kết thúc. Trở lại với tình yêu, Di say đắm trong từng khoảnh khắc vì không biết cái đẹp này khi nào sẽ biến mất. Quay lại xóm cồn, cuộc sống bình yên thường ngày bị xáo trộn khi Phiên bắt đầu cảm nhận được sự cô đơn trên cồn. Một mảnh giấy gói thuốc bắc đăng tin tuyển người của viện vô tình vào tay cô khiến cô trở về thời gian ở viện mà cô sắp làm chuyên đề về thời thơ ấu của con người. Đó cũng là lúc cô mất mát tình yêu trong niềm đau đớn khi người yêu muốn ruồng bỏ đứa con cô vừa tạo ra trong lời nói đùa. Cô đón xe đến quán nước khi trước, nơi có đứa trẻ mà cô chuẩn bị làm chuyên đề, đứa em cùng cha khác mẹ của cô. Đứa trẻ ấy là Phiên. Quay trở lại hiện thực ở xóm cồn, Phiên ra đi với tất cả sự oán giận chị nó. Như vậy, cốt truyện trong tác phẩm này được tổ chức theo kiểu nhảy đoạn ký ức: từ ấn tượng nào đó của hiện tại có thể gợi nhắc về một ký ức nào đó, trong ký ức đó lại có một ấn tượng khiến nhân vật liên tưởng đến một chuyện khác,…Tất cả những mảng ký ức tưởng như rời rạc ấy đều cùng hướng về chủ đề chung của tác phẩm, vừa thống nhất, vừa chặt chẽ. Tác giả đã thể hiện rất rõ ràng một cảm giác vốn rất mơ hồ: cảm giác mất mát.

Vào ngày linh ái nở cũng có là tác phẩm có cách tổ chức cốt truyện đặc biệt. Dường như không có một cốt truyện rõ rệt nào, người đọc có cảm

Một phần của tài liệu Sự vận động trong phong cách truyện ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 82 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)