7. Cấu trúc của luận văn
2.1.3.2. …đến những vấn đề chung của đời sống đương đại
Khi mở rộng đường biên hiện thực, tiếp cận đời sống ở phạm vi rộng hơn, không chỉ đặt ra những vấn đề nảy sinh từ đời sống trên những cánh đồng hay dòng sông, tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư từ Cánh đồng bất tận
trở về sau chứa đựng nhiều vấn đề có ý nghĩa xã hội. Đó là sự xuống cấp đạo đức trầm trọng, sự tha hóa của xã hội hiện đại. Trong xã hội hiện đại, dường như kinh tế càng phát triển thì tình người càng sa sút. Những mối quan hệ rường cột và những giá trị đạo đức, tinh thần vốn được coi là vững bền bỗng rạn nứt, đổ vỡ. Đồng tiền và những áp lực xã hội đã dần làm cho con người ta tha hóa. Trong Núi lở, từ đôi mắt ngây thơ của một đứa trẻ, Nguyễn Ngọc Tư đã bày ra trước mắt người đọc những điều đáng buồn về nhân cách con người. Cha mẹ của đứa bé vì những “đồng tiền dơ bẩn” kiếm được từ việc kinh doanh phi pháp mà khiến cho tuổi thơ của nó trở nên nhàu úa. Ta còn rùng mình kinh sợ trước sự toan tính phi nhân của đứa con dâu và đứa con trai khi đang tâm bỏ lại người cha trong cơn núi lở để thoát thân. Núi lở trong trường
hợp này là một hình ảnh biểu tượng cho sự lở lói, tan vỡ những giá trị đạo đức. Những con người đó đã chạy khỏi núi lở, nhưng nhân cách thì đã tan vỡ, trụi trơ, “kẻ đang rú lên mừng thoát nạn mà đã-chết-rồi”.
Tác giả cũng phơi bày những ảnh hưởng tiêu cực của xã hội lên nhân cách con người. Trong Củi mục trôi về, “những ly rượu đầu đời, những bộ phim tục tĩu đầu đời” đã có ảnh hưởng tiêu cực đến cậu con trai mới mười bảy tuổi, khiến cậu trở thành thủ phạm của một tội ác không thể thứ tha. Đứa bé gái yếu gớt đã chết dưới tay kẻ “tha hóa dã man”, dù có “hít thở cũng không có nghĩa là sống lại”, cái thân xác còn đây nhưng tâm hồn đã tàn rụi, trở thành một người “ba trợn” buồn vui thái quá. Biến cố đó làm cho cả thủ phạm và nạn nhân đều ám ảnh cả đời: “Dù gã ở đó, dù cô có ghé kêu “Ê”. Nhưng cuộc gặp gỡ chỉ là của một-người-đã-chết với một-người-đã-chết”. Cuộc sống của ba mẹ Phước trong truyện ngắn Áo đỏ bắt đèn cũng bị chi phối bởi đồng tiền và những áp lực xã hội. Vì tiền bạc, vì hạnh phúc ích kỉ, những người làm cha làm mẹ đã bước lên những cả những niềm đau của con trẻ: “cha dọn tới ở cùng một cô cùng làm ca ngày, để tỉ tê nuốt hơi thở của nhau kệ cha cái kim đồng hồ nhúc nhích. Và mẹ thì lấy gã quản đốc mắt hí rị người Đài Loan, thoát khỏi nỗi ám ảnh mười lăm phần trăm giây xén bớt miếng ăn”. Trước những ảnh hưởng của cuộc sống hiện đại, mỗi tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư là một hồi chuông cảnh tỉnh con người hãy giữ lấy nhân cách giữa một xã hội mà những tác động từ nhiều phía có thể làm nhân cách ấy đổ vỡ bất cứ lúc nào.
Khi phản ảnh cuộc sống rệu rã, mòn mỏi, nhạt nhẽo của con người trong xã hội hiện nay, Nguyễn Ngọc Tư khiến người đọc phải suy ngẫm về ý nghĩa, giá trị của cuộc sống. Cùng lên đỉnh Puvan chờ thời khắc cây sầu trổ bông (Sầu trên đỉnh Puvan) nhưng Vĩnh, Dịu, thằng Củi không cùng động cơ.
Vĩnh muốn được tận mắt nhìn thấy điều mà thiên hạ ca tụng là tuyệt vời nhất. Dịu cần kết thúc cuộc hành trình để về gặp con. Thằng Củi nghĩ đến ba chục gói mì tôm nó sẽ được trả công. Trong lúc Vĩnh đang cảm thấy cuộc đời trống rỗng, vô nghĩa, không còn gì để chinh phục thì Dịu vẫn ngủ ngon lành dưới tán sầu và thằng Củi chạy vội xuống núi, sợ má phải dầm mưa hứng nước một mình. Ý nghĩa cuộc sống đối với mỗi người là khác nhau. Và trong đời sống ngày nay, rất nhiều người đang rơi vào tình trạng không tìm được lẽ sống.
Nguyễn Ngọc Tư ý thức rất rõ về sự ngắn ngủi của cuộc đời, cuộc đời trôi nhanh như một giấc mơ. Trong tác phẩm Vào ngày linh ái nở, nhân vật “tôi” khi bị kẹt vào cái thực tại hư ảo đã nhận ra rằng đời người thì cũng chỉ sống được một lần. Nếu chúng ta chỉ sống có một cuộc đời, làm cách nào để cuộc đời đó trở nên ý nghĩa? Sống một cuộc đời ý nghĩa hay vô nghĩa, đó là lựa chọn của con người. Nguyễn Ngọc Tư đã đặt con người trước sự lựa chọn ấy: “Nếu biết những gì xảy ra chỉ trong mơ, họ có dừng tra xét, dành thời gian cho đàn bà, chạy chơi với trẻ con trên những bãi biển nắng vàng?” (Vào ngày linh ái nở). Trong truyện ngắn Chụp ảnh gia đình, chỉ từ chuyện chụp ảnh của một gia đình, tác giả đã nhẹ nhàng nhắc nhở người đọc hãy trân trọng những tình cảm tốt đẹp mà mình có, trân trọng cuộc sống này. Tí có một gia đình nhưng luôn muốn thoát khỏi nó để tận hưởng cuộc sống tự do. Tí chỉ về nhà khi có lý do chính đáng như mẹ bệnh, nhà cháy, còn về chỉ để chụp ảnh gia đình thì không giống một lý do. Cuối cùng, họ cũng có một bức ảnh gia đình lấp vào khoảng tường trống, nhưng không thể khỏa lấp khoảng cách của những người trong gia đình: “Không ai cười trong đó. Má không cười vì mới gãy răng cửa. Ba không cười vì đầu gối sung như cột đình và trặc lọi bàn chân phải. Con chó không cười vì chó không biết cười hoặc có cười cũng không giống như cười. Con không cười vì mãi nghĩ sao lúc xương xẩu cha và má va lộc cộc xuống mặt đường thì ở Cồn Tre tim con không nhói lên một
tiếng nào, không chút linh cảm nào”. Cũng thật may là sự cố này đã khiến anh thức tỉnh, nó nhắc anh trân trọng những tình cảm đẹp của cuộc sống trước khi quá muộn: “Níu được nhau lúc nào hay lúc đó, đời đầy những rủi ro”.
Nhiều nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư loay hoay cả đời mới vỡ lẽ ra nhiều điều về cuộc sống. Nhân vật xưng “em” trong truyện ngắn Xác bụi
dành cả một phần đời để đi tìm xác Nhu – người yêu cũ. Nỗi nhớ Nhu và những kỷ niệm trong quá khứ khiến “em” trở nên vô tình với thực tại. Mong muốn tìm Nhu đã trở thành mục đích và động lực sống, nhưng trong khoảnh khắc đứng trước xác Nhu, tất cả những gì mà “em” cho là thiêng liêng đều vụn vỡ, “Khoảnh khắc đó, dù rất cố gắng, nhưng em vẫn không tìm được chữ nào tử tế, sang trọng để gọi tên mấy thứ bày ra trên tấm vải liệm kia ngoài hai chữ: đống xương. Cả cái mùi người, chúng cũng không còn giữ được”. Câu hỏi mà Dịu tự hỏi bản thân mình ở cuối tác phẩm cũng là thông điệp về trách nhiệm của mỗi người đối với cuộc sống của chính mình mà Nguyễn Ngọc Tư gửi gắm: “Giây phút đó, em tự hỏi mình đã làm chi cuộc đời mình”.
Trong thế giới nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư, rất nhiều nhân vật luôn trên hành trình tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống. Những nhân vật trong tập truyện Cố định một đám mây, bằng cách này hay cách khác, có lý do hay vô duyên cớ, họ đều lên đường để tìm kiếm một cuộc sống mới. Cô gái trong
Chớp mắt mịt mù đã nhìn lại quãng đời nhạt nhẽo của mình, cô không chấp nhận một cuộc sống đơn điệu như thế và một động lực nào đó bên trong đã thôi thúc cô lên đường đi mãi vào những ngã rẽ mới mẻ của cuộc đời, bỏ lại mọi thứ ngay trong chính ngày cưới của mình. Anh lính trong Vào ngày linh ái nở cũng không chấp nhận được thực tại cuộc sống tù đọng, tẻ nhạt, vô vị nên đã tự giải thoát, tự thưởng cho mình một âm thanh thật đã tai bằng cách cho nổ tung khối thuốc nổ trên đảo. Những hành động của các nhân vật đó, ta
có thể ít gặp trong đời thật, nhưng thực trạng đời sống mòn mỏi, rệu rã là có thật và cần được nhận thức. Bởi chỉ khi có ý thức về cuộc sống mờ nhạt và vô