SỰ VẬN ĐỘNG TRONG NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC CỐT TRUYỆN

Một phần của tài liệu Sự vận động trong phong cách truyện ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 81 - 82)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1. SỰ VẬN ĐỘNG TRONG NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC CỐT TRUYỆN

NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TỰ SỰ

3.1. SỰ VẬN ĐỘNG TRONG NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC CỐT TRUYỆN TRUYỆN

Trong tác phẩm tự sự, cốt truyện giữ vai trò xương sống, là “cái khung để đỡ cho toàn bộ tòa nhà nghệ thuật ngôn từ đứng vững” [43,181]. Cốt truyện là “hệ thống sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành một bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc loại hình tự sự và kịch” [35,88].

Theo cách hiểu truyền thống, cốt truyện gồm chuỗi sự kiện có tính liên tục, có mối quan hệ nhân quả, gồm năm phần: trình bày, thắt nút, phát triển, cao trào và kết thúc. Quá trình vận động của nền văn học đã chứng kiến nhiều thay đổi trong cách xây dựng cốt truyện. Truyện ngắn hiện đại đã lách mình khỏi chiếc khung đỡ truyền thống với hệ thống các sự kiện diễn biến tuyến tính mà thường được tổ chức theo sự vận động của suy nghĩ, cảm xúc, suy tưởng,… của nhân vật. Nguyễn Ngọc Tư sử dụng cả kiểu cốt truyện truyền thống lẫn cốt truyện tâm lí, trong đó, cốt truyện tâm lí được sử dụng nhiều hơn. Những truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư thường không chứa đựng những câu chuyện gay cấn, kịch tính, không có những nhân vật hành động sôi nổi mà thường nhấn mạnh vào phương diện nội tâm, cảm xúc của nhân vật. Nguyễn Ngọc Tư trong từng giai đoạn sáng tác có cách xử lí hệ thống sự kiện khác nhau. Đây là tiêu chí để khảo sát sự vận động trong nghệ thuật tổ chức cốt truyện của Nguyễn Ngọc Tư.

Một phần của tài liệu Sự vận động trong phong cách truyện ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)