Đổi mới, đa dạng hóa các phương pháp đánh giá viên chức

Một phần của tài liệu Đánh giá viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 96 - 98)

- Để bản đánh giá của mình được đẹp đa số viên chức yếu xây dựng các mối các mối quan hệ để có được nhận xét, đánh giá tốt từ thủ trưởng, từ đồng nghiệp.

3.2.5. Đổi mới, đa dạng hóa các phương pháp đánh giá viên chức

Hiện nay có nhiều phương pháp đánh giá viên chức, trong đó có một số phương pháp mà một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thường sử dụng như: đánh giá theo tiêu chuẩn và cho điểm; đánh giá theo giao kết hợp đồng; đánh giá theo ý kiến nhận xét,... Tuy nhiên, để công tác đánh giá đạt hiệu quả,

đảm bảo phù hợp với định hướng đổi mới công tác đánh giá viên chức theo kết quả thực thi công việc theo hợp đồng đã ký kết.

Để kết quả đánh giá đúng với thực chất thì mỗi cơ sở giáo dục nghề nghiệp cơng lập cần đa dạng hóa các phương pháp đánh giá trong thực thi nhiệm vụ theo hợp đồng đã ký kết; lựa chọn phương pháp đánh giá phù hợp và linh hoạt. Tùy theo tính chất, quy mơ và đặc điểm của từng vị trí cơng việc mà xác định một phương pháp đánh giá chủ đạo, đồng thời kết hợp sử dụng tổng hợp các phương pháp đánh giá khác. Trong đó, có thể sử dụng phương pháp đánh giá theo mục tiêu (kết quả công việc) làm phương pháp chủ đạo, kết hợp với phương pháp cho điểm và ý kiến nhận xét là phù hợp với quan điểm lấy hiệu quả công việc làm thước đo đánh giá viên chức và phù hợp với nguyên tắc cá nhân tự đánh giá, tập thể (hoặc bên thứ ba) tham gia nhận xét, thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định.

Đồng thời, xây dựng và áp dụng các chỉ số thực thi công vụ cụ thể đối với vị trí chun mơn nghiệp vụ và kỹ thuật; kết hợp sử dụng phản hồi 360° và phương pháp tiêu chuẩn cơng việc đối với các vị trí cơng việc có tiếp xúc trực tiếp với phụ huynh, học sinh, sinh viên.

Trên thực tế có nhiều phương pháp và cơng cụ đánh giá viên chức khác nhau và khơng có phương pháp nào là lý tưởng đối với mọi tổ chức, mọi cá nhân. Bởi vậy, để sử dụng và mang lại hiệu quả tốt nhất thì cần xác định phương pháp đánh giá phù hợp với mục tiêu và đối tượng được đánh giá và phù hợp với thực tế. Mỗi mục tiêu, đối tượng đánh giá sẽ phải có phương pháp đánh giá phù hợp. Phương pháp đánh giá cần có sự ủng hộ của đội ngũ viên chức nhờ vào việc họ sẵn sàng chấp nhận và tự nguyện thực hiện theo các cách thức đánh giá đó. Lựa chọn phương pháp nào cịn tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng cơ quan, đơn vị.

quy trình đánh giá phù hợp hơn để tránh tâm lý “nể nang”, “ngại va chạm”, sợ bị ghét hoặc lợi dụng đánh giá để nịnh bợ của một số viên chức cấp dưới. Có thể áp dụng phương pháp tập thể nhận xét, góp ý bằng hình thức bỏ phiếu viên chức lãnh đạo đó, sau khi tập thể góp ý và thư ký ghi vào biên bản những ý kiến góp ý sẽ trình bày lại cho người viên chức lãnh đạo đó nghe, có ý kiến tiếp thu hoặc phản bác nếu thấy những nhận xét không đúng sự thật.

Đổi mới phương pháp đánh giá thông qua trách nhiệm báo cáo và giải trình của viên chức đối với kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Để việc báo cáo có cơ sở, viên chức phải có phương pháp quản lý cơng việc khoa học, có thể thực hiện nhật ký cơng việc; người lãnh đạo cũng phải có hệ thống thông tin giám sát, hỗ trợ việc đánh giá lại báo cáo của viên chức.

Ngồi ra, đối với tiêu chí về tiến độ, chất lượng công việc của viên chức nên được thực hiện hằng tháng và báo cáp qua bảng kê khối lượng của từng đơn vị và số sản phẩm công việc cũng như số ngày công được thực hiện trong 01 tháng, để từ đó làm cơ sở để tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu Đánh giá viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w