- Để bản đánh giá của mình được đẹp đa số viên chức yếu xây dựng các mối các mối quan hệ để có được nhận xét, đánh giá tốt từ thủ trưởng, từ đồng nghiệp.
3.2.7. Tăng cường kiểm tra, nâng cao vai trò, hướng dẫn nghiệp vụ bộ phận tham mưu công tác đánh giá viên chức
phận tham mưu công tác đánh giá viên chức
Hiện nay, tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk chưa có bộ phận tham mưu riêng cho công tác đánh giá viên chức mà chỉ là viên chức kiêm nhiệm của từng đơn vị của mỗi cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổng hợp và gửi kết quả cho Sở Nội vụ. Do đó, mà cơng tác đánh giá viên chức thực sự chưa hiệu quả vì nhận thức chưa đầy đủ về vai trò, ý nghĩa của đánh giá, tinh thần trách nhiệm của người đánh giá chưa cao khiến cho cơng tác đánh giá mang tính cảm tính, hình thức, qua loa, chạy theo thành tích.
Xuất phát từ vai trị quan trọng của đánh giá đối với cơng tác quản lý viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nâng cao hiệu quả giáo dục đào tạo nghề thì mỗi cơ sở giáo dục nghề cần có những giải pháp nâng cao vai trò, chất lượng của bộ phận tham mưu thực hiện nhiệm vụ này.
Cần chủ động tổ chức các buổi tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về đánh giá cho đội ngũ chuyên trách thực hiện nhiệm vụ đánh giá viên chức ít nhất 1 lần/năm. Nội dung tập huấn, bồi dưỡng viên chức nên đi sâu vào hướng dẫn phương pháp, quy trình và nguyên tắc đánh giá viên chức bên cạnh
cập nhật những quy định mới của pháp luật về đánh giá viên chức.
Thông qua buổi tập huấn, viên chức đưa ra ý kiến của bản thân về khóa học, kinh nghiệm trong q trình thực hiện, cũng như những khó khăn trong q trình thực hiện tại đơn vị để từ những kiến thức được đào tạo, bồi dưỡng, viên chức cần tham mưu, đề xuất những ý kiến đóng góp thiết thực nhằm hồn thiện hơn nữa cơng tác đánh viên chức tại cơ quan, đơn vị.
Do đó, thực tế trong các năm đánh giá chính là bài học kinh nghiệm vô cùng quý báu, đúng thực tế để mỗi đơn vị tự xây dựng phương pháp đánh giá phù hợp.