dục nghề nghiệp công lập
1.4.1. Các nguyên tắc đánh giá viên chức tại các cơ sở giáo dục nghềnghiệp công lập nghiệp cơng lập
- Bảo đảm đúng ngun tắc, quy trình trong cơng tác đánh giá viên chức Như đã nói, cơng tác đánh giá viên chức vơ cùng quan trọng, vì hoạt động đánh giá cả một quá trình làm việc, phấn đấu của một cá nhân, do đó khi mà thực hiện đánh giá cần có những nguyên tắc rõ ràng, đúng quy trình, tránh thực hiện một cách sơ sài, khơng đúng quy trình, hạn chế những sai sót trong đánh giá viên chức để lại những hậu quả không khắc phục được. Thơng qua đánh giá chính là cung cấp thơng tin đầy đủ từ nhiều nguồn khác nhau phục
vụ cho công tác quản lý viên chức, là căn cứ để lựa chọn, sắp xếp, bố trí, đề bạt, sử dụng viên chức đúng với năng lực, sở trường, là căn cứ để công tác cán bộ chủ động trong việc đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện và bổ nhiệm cán bộ. Đồng thời, hoạt động đánh giá viên chức cung cấp thông tin phản hồi cho viên chức biết về năng lực và thực hiện công việc hiện tại đang ở mức độ nào, giúp họ phấn đấu để tự hồn thiện mình và làm việc tốt hơn.
- Bảo đảm khách quan, cơng bằng, chính xác; khơng nể nang, trù dập, thiên vị, hình thức; đúng thẩm quyền quản lý, đánh giá viên chức.
Khi thực hiện đánh giá viên chức phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, cơ quan quản lý nhà nước và người có thẩm quyền để đảm bảo tính khách quan, thuận tình, hợp lý. Nội dung đánh giá phải được công khai, đồng nhất hóa các
Thực hiện cơng tác đánh giá cần phải khách quan, minh bạch, dựa trên nhiều góc độ, nhiều tầng cấp, tổng hợp các nhân tố chủ quan, khách quan, chống chủ nghĩa cá nhân, phiến diện, khi nhìn nhận hoạt động của viên chức cần lấy thành tích thực tế của viên chức làm điểm quan trọng nhất trong việc đánh giá. Trong cơng tác đánh giá viên chức cần tạo khơng khí dân chủ, đồn kết
nội bộ mọi ý kiến được lắng nghe và trân trọng, được nói thẳng, nói thật những ưu và khuyết điểm của viên chức, mỗi cá nhân được tranh luận và được quyền bảo lưu ý kiến, quyền được bảo vệ trước tin đồn thất thiệt, khơng có tránh ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của bản thân.
- Việc đánh giá, xếp loại chất lượng phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ, thể hiện thông qua công việc, sản phẩm cụ thể; đối với viên chức lãnh đạo, quản lý phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, phụ trách.
Thành tích thực tế trong cơng tác là sự phản ánh khách quan, tổng hợp các năng lực, thái độ và chất lượng của viên chức, vì mỗi viên chức đều có
q trình lịch sử hình thành và phát triển của bản thân cũng như trình độ chun mơn nghiệp vụ, cơng việc vị trí việc làm.
Do đó mà việc đánh giá viên chức khơng nên áp dụng cách đánh giá một cách ngắt quãng mà đánh giá cả một quá trình, cần đánh giá viên chức dựa trên những xu hướng vận động và phát triển của viên chức, mọi ưu điểm hay khuyết điểm hải đặt trong hoàn cảnh, lịch sử cụ thể, phụ thuộc vào cơng việc được giao. Bên cạnh đó cơng tác đánh giá viên chức cũng phải tính đến phát triển nghề nghiệp viên chức, trong đó có xu hướng phát triển đi lên về trình độ chun mơn, nghiệp vụ, năng lực và vị trí cơng tác. Thực hiện cơng tác đánh giá viên chức cần đi đôi với sự thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng, khó khăn mà viên chức gặp phải để có hướng khắc phục, điều chỉnh phù hợp. Đó là động lực để viên chức tâm huyết với nghề nghiệp vì mục tiêu sự nghiệp đào
tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao.
- Đánh giá viên chức được thực hiện trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm và hợp đồng làm việc.
Luật viên chức 2010 có hiệu lực thì đã quy định rõ ràng về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và được Chính phủ cụ thể tại điều 37, nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 quy định về nội dung trình tự thủ tục đánh giá viên chức; Nghị định số 90/2020/NĐ-CP, ngày 13 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ về đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức.
Tuy nhiên để áp dụng thực tiễn cần cụ thể hóa chi tiết hóa thành các tiêu chí cụ thể đối với từng vị trí việc làm của viên chức, cũng như mục tiêu hoạt động của từng cơ quan, đơn vị quản lý sử dụng viên chức, có như vậy cơng tác đánh giá mới đảm bảo chính tính chính xác. Mọi hoạt động đánh giá viên chức cần phải tuân theo tiêu chuẩn chức danh và vị trí việc làm hiện tại của viên chức để đánh giá đúng thực chất gắn với công việc.
- Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức theo quy định tại Nghị định này được sử dụng làm cơ sở để liên thông trong đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên hàng năm.
- Kết quả đánh giá, xếp loại viên chức là căn cứ để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá và xếp loại chất lượng đảng viên và thực hiện các chính sách khác đối với viên chức.
- Đánh giá viên chức hàng năm phải gắn liền với các hình thức xử lý kỷ luật hoặc khen thưởng.
Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập là căn cứ để xem xét bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng lương trước hạn, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề
nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, công nhận hết tập sự, xem xét kỷ luật và thực hiện các chính sách khác đối với viên chức theo quy định của pháp luật.