9. Cấu trúc của luận văn quản lí công tác KTNB
1.3.4. Kiểm tra cơ sở vật chất và tài chính, kế toán
Kiểm tra cơ sở vật chất và tài chính cũng thực hiện các nhiệm vụ: kiểm tra, đánh giá, tư vấn, thúc đẩy.
a) Nội dung và phương pháp kiểm tra cơ sở vật chất, kỹ thuật:
- Kiểm tra khuôn viên, đất đai, cảnh quan, môi trường, nhà cửa, phòng làm việc, lớp học của trường, Cần chú ý hai khía cạnh: một là thẩm định tính hợp lý khoa học, đảm bảo vệ sinh trường lớp, hai là đảm bảo an toàn, thẩm định giá trị sử dụng nơi làm việc. Hiệu trưởng quan sát trực tiếp, kết hợp với thăm dò dư luận, ý kiến đề xuất của đơn vị và cá nhân.
- Kiểm tra bàn ghế, bảng, giá sách, tủ để nắm bắt kịp thời tình trạng mất mát, hư hỏng của các loại đồ dùng bằng gỗ. Phương pháp kiểm tra chủ yếu là quan sát kết hợp với thăm dò dư luận, ý kiến phát hiện của đơn vị và cá nhân.
- Kiểm tra thiết bị dạy học bao gồm các đồ dùng dạy học, các phương tiện dạy học. Các phương pháp kiểm tra chủ yếu là: quan sát, nghiên cứu hồ sơ quản lí và sử dụng thiết bị dạy học cũng như trao đổi với cán bộ phụ trách thiết bị, giáo viên, học sinh...
- Kiểm tra thư viện, trước hết kiểm tra chức năng hoạt động của cán bộ thư viện. Nội dung kiểm tra thư viện gồm: Kiểm tra cơ sở vật chất (phòng thư viện, thiết bị, bàn ghế, kệ, tủ); kiểm tra việc sắp xếp, bố trí, trang trí, vệ sinh; kiểm tra số lượng và chất lượng sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa. Kiểm tra hoạt động của cán bộ thư viện (việc thực hiện nội qui, việc cho mượn, thu hồi; hồ sơ sổ sách, bảo quản, giới thiệu, thống kê, phân loại, bổ sung sách báo; thực hiện giờ giấc, tinh thần, thái độ làm việc ...)
Hiệu trưởng có thể sử dụng các phương pháp kiểm tra như: quan sát, đàm thoại, nghiên cứu hồ sơ sổ sách quản lí, sử dụng, phổ biến sách báo, tài liệu của thư viện để kiểm tra hoạt động của thư viện.
b) Nội dung và phương pháp kiểm tra tài chính, kế toán:
Kiểm tra việc lập kế hoạch thu, chi sử dụng các nguồn tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ; việc ghi chép trên chứng từ, trên sổ kế toán, trên báo cáo tài chính. Kiểm tra đối chiếu kết quả, số lượng tiền thu chi các nguồn kinh phí trong ngân sách và ngoài ngân sách. Kiểm tra việc chấp hành các thể lệ, chế độ, nguyên tắc kế toán tài chính và thu nộp ngân sách; xem xét việc công khai minh bạch tài chính, tài sản theo quy định.
Hiệu trưởng có thể sử dụng các phương pháp như: quan sát, đàm thoại, thăm dò dư luận, xem xét văn bản báo cáo của cán bộ, nhân viên; kiểm tra đối chiếu các loại hồ sơ sổ sách kế toán, sổ thu chi trong ngân sách và ngoài ngân sách; xem xét các thanh, quyết toán hàng tháng, hàng quý và các báo cáo cấp có thẩm quyền; kiểm tra tiền mặt, tài chính. Nêu nội dung và liệt kê các công việc, yêu cầu cần đạt khi thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá, tư vấn, thúc đẩy trong kiểm tra tài chính, kế toán