Tăng cường hoạt động tự kiểm tra ở trường Tiểu học

Một phần của tài liệu Quản lý công tác kiểm tra nội bộ ở các trường tiểu học huyện phú riềng tỉnh bình phước 1 (Trang 79 - 80)

9. Cấu trúc của luận văn quản lí công tác KTNB

3.2.5. Tăng cường hoạt động tự kiểm tra ở trường Tiểu học

3.2.5.1. Mục đích

Nhằm phát huy tính tự giác trong CB, GV, NV về ý thức tự kiểm tra các hoạt động của các cá nhân, bộ phận trong nhà trường (kể cả Hiệu trưởng), góp phần xây thúc đẩy và nâng cao chất lượng giáo dục và xây dựng các tổ chức trong nhà trường ngày càng vững mạnh.

3.2.5.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

* Đối với mỗi cá nhân, bộ phận, tổ chứ trong nhà trƣờng

nhân viên, mỗi bộ phận, mỗi tổ chức phải thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá, xếp loại. Đối chiếu với bộ chuẩn đã được xây dựng ngay từ đầu năm học để rà soát những hạn chế còn mắc phải, bổ sung những thiếu sót so với chuẩn và tự cải tiến chất lượng hồ sơ và hiệu quả công việc. Trên cơ sở đó tự điều chỉnh hoạt động của mình, nhằm đạt được kết quả tốt nhất.

Đồng thời tăng cường KT chéo giữa các cá nhân, các bộ phân, các tổ chức nhằm làm cho việc KT, đánh giá, xếp loại khách quan hơn, tăng cường hoạt động trao đổi, rút kinh nghiệm, tạo cơ hội để mỗi cá nhân, mỗi bộ phận, mỗi tổ chức hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

* Đối với nhà trƣờng

Căn cứ tiêu chí đánh giá chất lượng các trường phổ thông của Bộ GD&ĐT, các văn bản hướng dẫn của các cấp Sở, Phòng về công tác KT, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch KT và tự KT thật cụ thể, chi tiết và trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra mọi hoạt động, từ đó, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của nhà trường. Xác định những nội dung đã làm tốt để phát huy, những nội dung chưa làm tốt để có kế hoạch chấn chỉnh khắc phục và có kế hoạch cải tiến chất lượng đảm bảo theo định hướng phát triển của nhà

Một phần của tài liệu Quản lý công tác kiểm tra nội bộ ở các trường tiểu học huyện phú riềng tỉnh bình phước 1 (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)