9. Cấu trúc của luận văn quản lí công tác KTNB
2.3.2. Thực trạng về kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên
Để tìm hiểu thực trạng kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên, tác giả tiến hành khảo sát, điều tra đội ngũ CBQL, GV các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Phú Riềng tỉnh Bình Phước, kết quả được thể hiện bên dưới:
Bảng Error! No text of specified style in document..2 Đánh giá của đội ngũ CBQL, GV về thực trạng kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ trường Tiểu học
STT Nội dung Mứ độ ĐTB Thứ bậc
1 2 3 4 5 1 - Trình độ nghiệp vụ (tay nghề):
Xem xét và đánh giá hai mặt là trình độ nắm kiến thức, kỹ năng, thái độ cần xây dựng cho học sinh thể hiện qua việc giảng dạy và trình độ vận dụng phương pháp giảng dạy và giáo dục thông qua kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên theo yêu cầu, quy định của Bộ GD ĐT đối với từng cấp, bậc hoc.
STT Nội dung Mứ độ ĐTB Thứ bậc
1 2 3 4 5 2 - Thực hiện quy chế chuyên
môn: Kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, giáo dục; thực hiện các yêu cầu về soạn bài theo quy định; kiểm tra và chấm bài, quan tâm giúp đỡ các đối tượng học sinh; tham gia sinh hoạt tổ chuyên môn; việc sử dụng đồ dùng dạy học, thực hiện các tiết thực hành theo quy định; đủ các yêu cầu về hồ sơ và các quy định về chuyên môn; tự bồi dưỡng và tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; tuân thủ các quy định về dạy thêm, học thêm...
68 163 19 0 0 4.20 4
3 - Kết quả giảng dạy, giáo dục: Được thể hiện qua kết quả học tập, rèn luyện của học sinh qua các lần kiểm tra chung của khối lớp; kết quả lên lớp, tốt nghiệp của các bộ môn mà giáo viên dạy; kết quả kiểm tra chất lượng do ban kiểm tra khảo sát trực tiếp; xem xét mức độ tiến bộ của học sinh.
69 162 19 0 0 4.20 3
4 - Tham gia các công tác khác: Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ khác như công tác chủ nhiệm, công tác đảng, công tác đoàn thể; cán bộ, giáo viên tham gia cộng tác viên thanh tra, báo cáo viên pháp luật, công tác khác được phân công.
70 163 17 0 0 4.21 2
(1: Rất thường xuyên; 2:Thường xuyên; 3:Ít thường xuyên; 4:Không thường xuyên; 5: Hoàn toàn không thường xuyên)
Bảng 2.2 tổng hợp ý kiến đánh giá của đội ngũ CBQL, GV về thực trạng kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên, qua 4 nội dung khảo sát ở 5 tiêu chí mức độ thường xuyên thu được điểm trung bình từ 4.20 đến 4.23 đạt mức độ thường xuyên, trong đó:
- Nội dung được đánh giá nhiều nhất là: “Trình độ nghiệp vụ (tay nghề): Xem xét và đánh giá hai mặt là trình độ nắm kiến thức, kỹ năng, thái độ cần xây dựng cho học sinh thể hiện qua việc giảng dạy và trình độ vận dụng phương pháp giảng dạy và giáo dục thông qua kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên theo yêu cầu, quy định của Bộ GD ĐT đối với từng cấp, bậc hoc”, đạt điểm trung bình khảo sát 4.23, đạt mức độ thường xuyên;
- Nội dung được đánh giá thấp nhất là: “Thực hiện quy chế chuyên môn: Kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, giáo dục; thực hiện các yêu cầu về soạn bài theo quy định; kiểm tra và chấm bài, quan tâm giúp đỡ các đối tượng học sinh; tham gia sinh hoạt tổ chuyên môn; việc sử dụng đồ dùng dạy học, thực hiện các tiết thực hành theo quy định; đủ các yêu cầu về hồ sơ và các quy định về chuyên môn; tự bồi dưỡng và tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; tuân thủ các quy định về dạy thêm, học thêm...”, đạt điểm trung bình khảo sát 4.20, tuy xếp thứ 4 nhưng vẫn đạt mức độ thường xuyên.
Như vậy, qua kết quả khảo sát GV về thực trạng kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên, thu được kết quả thường xuyên. Hơn nữa, việc kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên, nhằm thúc đẩy các hoạt động chuyên môn trong nhà trường một cách hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn một số ý kiến đánh giá ít thường xuyên. Vì vậy, chủ thể cần có những biện pháp thích hợp tác động lên khách thể nhằm thực hiện thường xuyên hơn nữa việc kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên.