9. Cấu trúc của luận văn quản lí công tác KTNB
1.4.5. Quản lí kiểm tra học sinh
Kiểm tra là cơ sở cho nhà quản lí ra các quyết định điều chỉnh nhằm hoàn thiện dần năng lực sư phạm của giáo viên, hoạt động của các cá nhân, bộ phận trong trường; cải tiến công tác quản lí; nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác kiểm tra, nâng cao chất lượng dạy học giáo dục của nhà trường, các nội dung quản lí kiểm tra học sinh bao gồm:
- Xác định các chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ đạt được của học sinh theo từng khối lớp;
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra hoạt động dạy, hoạt động học, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cụ thể theo từng khối lớp;
- Tổ chức quán triệt các nội dung kiểm tra đến từng khối lớp theo kế hoạch; - Chỉ đạo đội ngũ và nguồn kinh phí thực hiện việc kiểm tra theo quy định; - Kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động, hoạt động học, hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp cụ thể theo từng khối lớp.
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc quản lí công tác KTNB ở trƣờng Tiểu học
1.5.1. Yếu tố chủ quan
- Nhận thức về hoạt động KTNB nói chung và hoạt động KTNB trường Tiểu học nói riêng của Hiệu trưởng, cán bộ, giáo viên, nhân viên (chủ thể kiểm tra, đối tượng kiểm tra). Đây là yếu tố quyết định đến chất lượng, hiệu quả quản lí hoạt động KTNB các trường Tiểu học.
- Các thành viên trong Ban kiểm tra cũng là một yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động KTNB trường học. Bởi các hoạt động kiểm tra được các thành viên trong Ban kiểm tra của nhà trường thực hiện theo kế hoạch, cách thức tổ chức và chỉ đạo của chủ thể quản lí giáo dục trong nhà trường. Do vậy các thành viên trong Ban kiểm tra cần có đủ năng lực và phẩm chất để thực hiện công tác kiểm tra có hiệu quả. Một số phẩm chất, năng lực cần có của kiểm tra viên là: Có trình độ chuyên môn - nghiệp vụ vững vàng; có năng lực quan sát, phân tích, tổng hợp; ý thức tổ chức kỷ luật và ý thức trách nhiệm cao; có uy tín với đồng nghiệp; trung thực, thẳng thắn; thận trọng; tế nhị trong giao tiếp.
- Công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của các cấp quản lí giáo dục, trực tiếp là Phòng GD&ĐT trong hoạt động KTNB trường học và có những biện pháp tư vấn, thúc đẩy, uốn nắn, chấn chỉnh thường xuyên, kịp thời góp phần nâng cao nhận thức, cách tổ chức thực hiện cho đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên ở các trường Tiểu học trong quá trình thực hiện.
1.5.2. Yếu tố khách quan
Trước hết phải nói đến hệ thống văn bản pháp luật, quy định liên quan đến hệ thống thanh tra, KTNB trường học nói chung và KTNB trường Tiểu học nói riêng. Bởi căn cứ vào các quy định, cơ sở pháp lý mà các chủ thể quản lí thực hiện các hoạt động KTNB trường học trong đó có KTNB trường Tiểu học. Theo đó các chủ thể quản lí cần xây dựng, ban hành những văn bản pháp luật, những quy định cần thiết và phù hợp để hoạt động KTNB trường học đạt được hiệu quả và phù hợp với thực tế giáo dục và đào tạo tại trường Tiểu học.
Các văn bản pháp quy đề cập đến hoạt động KTNB trường học hiện nay chưa nhiều, đã lạc hậu; các văn bản chỉ đạo của cơ quan quản lí giáo dục các cấp liên quan đến hoạt động thanh tra, kiểm tra giáo dục mới chủ yếu tập trung đề cập đến các hoạt động thanh tra giáo dục vì vậy việc quản lí và chỉ đạo hoạt động KTNB từ cơ quan QLGD cấp trên tới các nhà trường gặp những khó khăn nhất định.
Tiểu kết hƣơng 1
Trong phạm vi chương 1, luận văn đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận về quản lí KTNB ở trường tiểu học gồm các nội dung sau:
- Tổng quan nghiên cứu vấn đề, luận văn đã khảo cứu các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, qua đó, việc KTNB nhằm thúc đẩy giám sát, điều chỉnh các hoạt động trong nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Trong đó, chưa có nghiên cứu nào cụ thể về quản lí công tác KTNB ở các trường Tiểu học huyện Phú Riềng tỉnh Bình Phước;
- Các khái niệm chính của đề tài, luận văn đã làm rõ như: Quản lí; Chức năng của quản lí; Quản lí nhà trường; KTNB trường học và quản lí công tác KTNB trường học, làm khung lý luận cho vấn đề nghiên cứu;
- Công tác KTNB trường tiểu học, luận văn đã chỉ ra các hoạt động KTNB trường tiểu học gồm: Kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên; Kiểm tra chuyên đề; Kiểm tra hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn; Kiểm tra cơ sở vật chất và tài chính, kế toán và Kiểm tra học sinh, làm khung tham chiếu cho vấn đề quản lí;
- Quản lí công tác KTNB ở trường Tiểu học, luận văn tiếp cận các nội dung trong hoạt đông KTNB trường học theo các chức năng của quản lí, đồng thời cũng làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến KTBN trường tiểu học.
Trên cơ sở khung lý luận, luận văn xây dựng mẫu phiếu khảo sát thực trạng quản lí công tác KTNB ở các trường Tiểu học huyện Phú Riềng tỉnh Bình Phước, trong phạm vi chương 2.
CHƢƠNG 2.
THỰC TRẠNG QUẢN LÍ CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ Ở CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ RIỀNG,
TỈNH BÌNH PHƢỚC
2.1. Đặ điểm kinh tế - xã hội huyện Phú Riềng tỉnh Bình Phƣớc
2.1.1. Vị trí địa lí và dân số
Vào ngày 15/05/2015, theo Nghị quyết số 931/NQ-UBTVQH của UBTV Quốc hội huyện Phú Riềng được thành lập và đi vào hoạt động tách ra từ huyện Bù Gia Mập. Huyện Phú Riềng là huyện thuộc tỉnh Bình Phước có tổng diện tích tự nhiên 67.497 ha với dân số 92.016 người. Đơn vị hành chính gồm 10 xã: Phú Riềng, Phú Trung, Long Hà, Long Tân, Long Hưng, Long Bình, Bình Tân, Bù Nho, Phước Tân, Bình Sơn. Về vị trí địa lý, ranh giới của huyện Phú Riềng có tiếp giáp như sau: hướng Bắc tiếp giáp với thị xã Phước Long và huyện Bù Gia Mập; hướng Nam tiếp giáp với huyện Đồng Phú; hướng Tây tiếp giáp với huyện Hớn Quản và huyện Lộc Ninh còn lại hướng Đông tiếp giáp với huyện Bù Đăng.
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội
Theo báo cáo kết quả nhiệm kỳ 2015 - 2020, huyện Phú Riềng thực hiện đạt và vượt 15/15 chỉ tiêu nghị quyết đề ra. Tổng thu ngân sách nhà nước của huyện từ năm 2016 đến nay đều vượt kế hoạch của tỉnh đề ra, đặc biệt vào năm 2016 có mức tăng cao nhất là gần 146 tỷ đồng (vượt 150% kế hoạch đề ra). Toàn tỉnh tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 5% xuống chỉ còn 1,73%. Về lĩnh vực văn hóa , xã hội ngày một phát triển không ngừng và đạt được nhiều kết quả, áp dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất rất hiệu quả, quốc phòng - an ninh được củng cố và bảo đảm.
2.1.3. Sơ lược về các trường Tiểu học huyện Phú Riềng tỉnh Bình Phước
Huyện Phú Riềng có 40 trường học với 20.271 học sinh, trong đó: mầm non, mẫu giáo là 14 trường công lập, 2 trường tư thục; tiểu học là 14 trường, tiểu học và trung học cơ sở là 3 trường và 7 trường THCS. Tính đến tháng 7/2019 có 8/38 trường công lập đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, đạt 21,1%. Trẻ mẫu giáo 5 tuổi ra lớp đạt 96,5%, học sinh tiểu học hoàn thành chương trình lớp học đạt 98,8% và không có học sinh bỏ học. Khối THCS học sinh khá giỏi đạt 53,9% và 98% học sinh đạt hạnh kiểm khá tốt. Cuối năm 2018 trên địa bàn có 10/10 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi và đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học cấp độ 3, 8/10 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 1, 2 xã đạt phổ cập giáo dục THCS mức độ 2; 3/10 xã đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1 và 7/10 đạt chuẩn mức độ 2. Trong năm học 2018- 2019 UBND huyện đã và đang xây dựng các công trình phục vụ ngành giáo dục với tổng
kinh phí gần 42 tỷ đồng. Bên cạnh đó công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật trong trường học, chính trị tư tưởng, thanh kiểm tra và giáo dục dân tộc luôn được quan tâm thực hiện có hiệu quả.
2.2. Mô tả hoạt động khảo sát thực trạng
2.2.1. Mục đích khảo sát
Khảo sát thực trạng công tác KTNB ở các trường Tiểu học và , quản lí công tác KTNB ở các trường Tiểu học huyện Phú Riềng tỉnh Bình Phước, làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp quản lí công tác KTNB ở các trường Tiểu học huyện Phú Riềng tỉnh Bình Phước trong giai đoạn hiện nay.
2.2.2. Nội dung khảo sát
Đề tài tập trung khảo sát các nội dung như sau:
- Công tác KTNB ở các trường Tiểu học huyện Phú Riềng tỉnh Bình Phước; - Quản lí công tác KTNB ở các trường Tiểu học huyện Phú Riềng tỉnh Bình Phước;
- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí công tác KTNB ở các trường Tiểu học huyện Phú Riềng tỉnh Bình Phước.
2.2.3. Cách thức khảo sát
Khảo sát bằng phiếu hỏi, tiến hành quan sát và lấy ý kiến của các chuyên gia và những người đã làm công tác quản lí công tác KTNB trường tiểu học nhằm có thêm hiểu biết, mở rộng khía cạnh của vấn đề, giúp cho việc lựa chọn vấn đề và giải quyết vấn đề theo phương án thích hợp nhất.
Phiếu khảo sát được thực hiện 02 bước:
- Bước 1: Khảo sát thử trên một nhóm mẫu gồm CBQL và GV với mục đích hoàn thiện và chính xác các mẫu phiếu điều tra. Xin ý kiến chuyên gia về mẫu phiếu điều tra.
- Bước 2: Hoàn thiện phiếu điều tra chính thức. Theo quy trình đó, tác giả tiến hành khảo sát bằng phương pháp trưng cầu ý kiến của CBQL, GV về tầm quan trọng (theo 5 mức độ: rất quan trọng, quan trọng, ít quan trọng, không quan trọng và hoàn toàn không quan trọng) và về kết quả thực hiện (theo 5 mức độ: Tốt, khá, trung bình, yếu, kém) của các nội dung quản lí công tác KTNB ở các trường Tiểu học huyện Phú Riềng tỉnh Bình Phước.
Sử dụng công thức toán học để phân tích và tổng hợp số liệu thu được từ các phiếu trả lời thu về hợp lệ. Trên cơ sở các kết quả thống kê và các ý kiến ghi nhận qua các cuộc trao đổi, phỏng vấn, chúng tôi có được nhận định về thực trạng công tác KTNB ở các trường Tiểu học và quản lí công tác KTNB ở các trường Tiểu học huyện Phú Riềng tỉnh Bình Phước. Đây là cơ sở quan trọng để chúng tôi đề xuất được những
biện pháp quản lí mang tính cấp thiết và tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lí công tác KTNB ở các trường Tiểu học huyện Phú Riềng tỉnh Bình Phước trong giai đoạn hiện nay.
2.2.4. Đối tượng khảo sát
Bảng Error! No text of specified style in document..1 Đối tượng tham gia khảo sát
STT Đối tƣợng Số lƣợng Ghi chú
1 Cán bộ quản lí 90
Phòng GD&ĐT, Hiệu trưởng, hiệu phó, tổ trưởng TCM các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Phú Riềng tỉnh Bình Phước.
3 Giáo viên 160
Giáo viên đang trực tiếp giảng dạy tại các trường Tiểu học huyện Phú Riềng tỉnh Bình Phước.
2.2.5. Thời gian khảo sát, địa bàn khảo sát
- Từ tháng 02 năm 2021 đến tháng 05 năm 2021.
- Cán bộ quản lí phòng GD&ĐT, Hiệu trưởng, Hiệu phó, Tổ trưởng TCM các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Phú Riềng tỉnh Bình Phước.
2.2.6. Xử lý kết quả khảo sát
Nhận, phân loại phiếu khảo sát, chọn phiếu hợp lệ. Phiếu hợp lệ là những phiếu trả lời đầy đủ các câu hỏi, loại bỏ các phiếu trả lời không đủ độ tin cậy. Sau đó, phân loại các loại phiếu theo đối tượng khảo sát, nhập vào bảng tính excel, thống kê số lượng trả lời từng phương án theo từng câu theo từng đối tượng khảo sát, cuối cùng sử dụng công thức tính điểm trung bình và tỷ lệ phần trăm như sau:”
Khảo sát về các mức độ quan trọng/ thường xuyên/ ảnh hưởng trong luận văn quy định điểm như sau:
- Điểm 5: Rất quan trọng/ Rất tốt/ Rất ảnh hưởng - Điểm 4: Quan trọng/ Tốt/ ảnh hưởng
- Điểm 3: Bình thường/TB/Bình thường
- Điểm 2: Không quan trọng /Yếu/Không ảnh hưởng
- Điểm 1: Hoàn toàn không quan trọng/ Kém/ Hoàn toàn không ảnh hưởng Tính điểm theo mỗi mức độ:
Xử lý số liệu bằng công thức tính giá trị trung bình: X = n i i n i i f x f i 1 1 ;
Trong đó:
X: Điểm trung bình Xi: Điểm ở mức độ i
Ki: Số người tham gia đánh giá ở mức độ Xi n: Số người tham gia đánh giá
Các nhận định mức độ được xác định như sau: - 1.00 -> 1.8 Mức độ 1;
- 1.81 -> 2.60 Mức độ 2; - 2.61 -> 3.40 Mức độ 3; - 3.41 -> 4.20 Mức độ 4; - 4.21 -> 5.00 Mức độ 5.
2.3. Thực trạng công tác KTNB ở trƣờng Tiểu học huyện Phú Riềng tỉnh Bình Phƣớc
2.3.1. Nhận thức về công tác KTNB ở các trường Tiểu học huyện Phú Riềng tỉnh Bình Phước tỉnh Bình Phước
Để tìm hiểu thực trạng nhận thức về mức độ quan trọng công tác KTNB ở các trường Tiểu học, tác giả tiến hành khảo sát, điều tra đội ngũ CBQL, GV các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Phú Riềng tỉnh Bình Phước, kết quả được thể hiện qua biểu đồ bên dưới:
Hình Error! No text of specified style in document..1 Nhận thức của đội ngũ CBQL, GV về tầm quan trọng của công tác KTNB ở các trường Tiểu học
Biểu đồ 2.1 tổng hợp ý kiến đánh giá của đội ngũ CBQL, GV nhận thức về mức độ quan trọng của công tác KTNB ở các trường Tiểu học tại các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Phú Riềng tỉnh Bình Phước, qua tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng
27% 62% 9% 2% 0% Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng
nhận thức ở 5 mức độ quan trọng thu được như sau:
- Có 27% trên tổng số ý kiến đánh giá rất quan trọng; - Có 62% trên tổng số ý kiến đánh giá quan trọng; - Có 9% trên tổng số ý kiến đánh giá ít quan trọng;
- Có 2% trên tổng số ý kiến đánh giá không quan trọng và không có ý kiến nào đánh giá hoàn toàn không quan trọng.
Như vậy, thông qua kết quả khảo sát hoạt động nhận thức cho thấy rằng, phần đông đội ngũ CBQL, GV các trường tiểu học đã nhận thức đầy đủ về vai trò tầm quan trọng của công tác KTNB ở các trường Tiểu học. Hơn nữa, ngành giáo dục vào đào tạo đã và đang thực hiện chương trình GDPT mới 2018, và năm học 2020-2021 là năm đầu tiên thực hiện chương trình mới cho lớp 1. Qua đó chương trình GDPT mới với xu hướng chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học, việc công tác KTNB ở các trường Tiểu học nhằm thúc đẩy hoạt động dạy học nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trong nhà trường. Nhưng qua kết quả khảo sát thì còn một số CBQL, GV chưa có nhận thức rõ về điều này. Vì vậy, để đạt được mục tiêu thì chủ thể cần có biện pháp tác động lên nhận thức cho khách thể quản lí.
2.3.2. Thực trạng về kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên
Để tìm hiểu thực trạng kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên, tác giả tiến hành khảo sát, điều tra đội ngũ CBQL, GV các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Phú Riềng tỉnh Bình Phước, kết quả được thể hiện bên dưới: