9. Cấu trúc của luận văn quản lí công tác KTNB
1.3.5. Kiểm tra học sinh
a) Nội dung kiểm tra:
- Trong công tác quản lí nhà trường, hiệu trưởng phải tiến hành kiểm tra tập thể lớp học sinh toàn diện hoặc theo chuyên đề. Từ việc kiểm tra này mà hiệu trưởng nắm bắt được tình hình học tập và rèn luyện chung của một lớp, một khối lớp cũng như toàn trường và thấy được tác động giáo dục đồng bộ của tập thể sư phạm trong giảng dạy, giáo dục.
- Kiểm tra trình độ văn hóa - khoa học - kỹ thuật của học sinh (ý thức học tập, phương pháp học tập, khả năng tiếp thu tri thức, kỹ năng thực hành, kết quả học tập); kiểm tra khả năng tự quản của học sinh trong tự học và sinh hoạt.
- Kiểm tra kết quả rèn luyện thể chất, thẩm mỹ; trình độ được giáo dục của học sinh (về các mặt ý thức và kỷ luật lao động, ý thức bảo vệ sức khoẻ, vệ sinh, biết thưởng thức và sáng tạo cái đẹp, nghệ thuật, kết quả cụ thể); sự tương trợ giúp đỡ nhau trong nhóm học tập; kết quả hoạt động ngoài giờ học văn hóa, hoạt động ngoại khóa, làm công tác phong trào và các hoạt động xã hội khác.
- Kiểm tra trình độ được giáo dục của học sinh về các mặt: đạo đức, lối sống, ý thức bảo vệ của công, tính trung thực trong học tập; ý thức tôn trọng và thực hiện pháp luật.
b) Phương pháp kiểm tra: Sử dụng các phương pháp kiểm tra/đo lường thành quả giáo dục. Khi tiến hành kiểm tra tập thể lớp học sinh, hiệu trưởng kết hợp kiểm tra kết quả các hoạt động với việc tham khảo ý kiến nhận xét đánh giá của giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên bộ môn khác, của đoàn thanh niên, của đội thiếu niên và việc tự kiểm tra của đội ngũ cán bộ lớp, của các học sinh.
Sau khi kiểm tra các cấp quản lí cần thực hiện sơ kết theo từng tháng hoặc từng đợt, từng học kỳ, tổng kết năm học. Cần chú ý lưu trữ các thông tin về hoạt động kiểm tra bằng hồ sơ kiểm tra (đảm bảo các yêu cầu của hồ sơ kiểm tra: tính chính xác, khách quan; tính toàn diện; tính rõ ràng, cụ thể; tính nhân văn). Việc xử lý, lưu trữ các thông tin về hoạt động kiểm tra sẽ thuận lợi hơn nếu sử dụng máy vi tính.
Các kết luận kiểm tra là cơ sở cho nhà quản lí ra các quyết định điều chỉnh nhằm hoàn thiện dần năng lực sư phạm của giáo viên, hoạt động của các cá nhân, bộ
phận trong trường; cải tiến công tác quản lí; nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác kiểm tra, nâng cao chất lượng dạy học giáo dục của nhà trường, góp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ thống giáo dục quốc dân.
1.4. Quản lí công tác KTNB ở trƣờng Tiểu học
1.4.1. Quản lí kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên
Việc quản lí kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên rất quan trọng trong trường tiểu học, qua kiểm tra, giúp hiệu trưởng nhận định năng lực chuyên môn của đội ngũ GV từ đó, tiến hành tổ chức bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ GV, việc quản lí bao gồm các nội dung sau:
- Xác định các tiêu chuẩn, tiêu chí người giáo viên cần đạt trong quá trình tham gia công tác giảng dạy;
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra chi tiết cho từng bộ môn;
- Tổ chức triển khai kế hoạch kiểm tra chuyên môn, vụ đến từng GV;
- Chỉ đạo hiệu phó chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn thực hiện các nội dung kiểm tra theo kế hoạch;
- Kiểm tra, đánh giá kết quả kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ làm cơ sở đề xuất quy hoạch đội ngũ CBQL phù hợp với đặc điểm nhà trường.
1.4.2. Quản lí kiểm tra chuyên đề
Việc kiểm tra chuyên đề ở trường tiểu học, nhằm giám sát hoạt động dạy và hoạt động học của GV và học sinh, kiểm tra nền nếp thực hiện chương trình giáo dục hiện hành từ đó làm cơ sở điều chỉnh cho phù hợp với thực tế, việc quản lí kiểm tra chuyên đề gồm các bước sau:
- Xác định các chuyên đề cần kiểm tra, đánh giá;
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra chuyên đề cụ thể cho từng nội dung về hoạt động giảng dạy, cũng như các hoạt động khác trong trường;
- Tổ chức triển khai kế hoạch cũng như các bước thực hiện kiểm tra chuyên đề; - Chị đạo đội ngũ thực hiện giám sát các chuyên đề, xây dựng các lực lượng cộng tác viên có năng lực tham gia công tác kiểm tra chuyên đề;
- Kiểm tra, đánh giá kế quả thực hiện các chuyên đề làm cơ sở đề xuất kết quả thi đua, bổ nhiệm phù hợp với điều kiện của nhà trường.
1.4.3. Quản lí kiểm tra hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn
Kiểm tra hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn giúp cho hiệu trưởng thấy được toàn bộ bức tranh hoạt động sư phạm của tập thể giáo viên, trong đó bộc lộ tất cả các khâu của quá trình giảng dạy giáo dục, thấy rõ tác động của tập thể đến cá nhân và mối quan hệ tương tác giữa các thành viên trong tập thể, việc quản lí kiểm tra hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn, gồm các công việc như sau:
- Xác định các nội dung cần kiểm tra tổ chuyên môn;
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra hoạt động chuyên môn của các tổ trong quá trình dạy học;
- Tổ chức triển khai các nội dung kiểm tra hoạt động chuyên môn của tổ trong nhà trường bằng các văn bản phù hợp;
- Chỉ đạo đội ngũ và kinh phí thực hiện kiểm tra các hoạt động chuyên môn của tổ;
- Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động chuyên môn của tổ làm cơ sở đề xuất kết quả thi đua cuối năm của tổ, hay đề xuất cử đội ngũ tham gia các lớp bồi dưỡng.
1.4.4. Quản lí kiểm tra cơ sở vật chất và tài chính, kế toán
Kiểm tra cơ sở vật chất và tài chính cũng thực hiện các nhiệm vụ: kiểm tra, đánh giá, tư vấn, thúc đẩy, nhằm rà soát lại các điều kiện thực tế của nhà trường từ đó làm cơ sở để hiệu trưởng đề xuất xã hội hóa giáo dục, phù hợp với các quy định của ngành, việc quản lí kiểm tra cơ sở vật chất và tài chính, kế toán gồm các công việc sau:
- Xác định cụ thể các nội dung về cơ sở vật chất, kế toán cần kiểm tra;
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra các điều kiện cơ sở vật chất, các khoản thu chi đảm bảo ngân sách hoạt động trong năm học;
- Tổ chức triển khai các nội dung cần kiểm tra đến toàn thể đội ngũ CB. GV nhà trường;
- Chỉ đạo phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất, tài chính kiểm tra các điều kiện cơ sở vật chất, tài chính phù hợp theo quy định;
- Kiểm tra, đánh giá các điều kiện cơ sở vật chất và tài chính như: Nhận ký sử dụng quản lí cơ sở vật chất, nhận ký sổ kế toán thủ quỷ.
1.4.5. Quản lí kiểm tra học sinh
Kiểm tra là cơ sở cho nhà quản lí ra các quyết định điều chỉnh nhằm hoàn thiện dần năng lực sư phạm của giáo viên, hoạt động của các cá nhân, bộ phận trong trường; cải tiến công tác quản lí; nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác kiểm tra, nâng cao chất lượng dạy học giáo dục của nhà trường, các nội dung quản lí kiểm tra học sinh bao gồm:
- Xác định các chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ đạt được của học sinh theo từng khối lớp;
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra hoạt động dạy, hoạt động học, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cụ thể theo từng khối lớp;
- Tổ chức quán triệt các nội dung kiểm tra đến từng khối lớp theo kế hoạch; - Chỉ đạo đội ngũ và nguồn kinh phí thực hiện việc kiểm tra theo quy định; - Kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động, hoạt động học, hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp cụ thể theo từng khối lớp.
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc quản lí công tác KTNB ở trƣờng Tiểu học
1.5.1. Yếu tố chủ quan
- Nhận thức về hoạt động KTNB nói chung và hoạt động KTNB trường Tiểu học nói riêng của Hiệu trưởng, cán bộ, giáo viên, nhân viên (chủ thể kiểm tra, đối tượng kiểm tra). Đây là yếu tố quyết định đến chất lượng, hiệu quả quản lí hoạt động KTNB các trường Tiểu học.
- Các thành viên trong Ban kiểm tra cũng là một yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động KTNB trường học. Bởi các hoạt động kiểm tra được các thành viên trong Ban kiểm tra của nhà trường thực hiện theo kế hoạch, cách thức tổ chức và chỉ đạo của chủ thể quản lí giáo dục trong nhà trường. Do vậy các thành viên trong Ban kiểm tra cần có đủ năng lực và phẩm chất để thực hiện công tác kiểm tra có hiệu quả. Một số phẩm chất, năng lực cần có của kiểm tra viên là: Có trình độ chuyên môn - nghiệp vụ vững vàng; có năng lực quan sát, phân tích, tổng hợp; ý thức tổ chức kỷ luật và ý thức trách nhiệm cao; có uy tín với đồng nghiệp; trung thực, thẳng thắn; thận trọng; tế nhị trong giao tiếp.
- Công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của các cấp quản lí giáo dục, trực tiếp là Phòng GD&ĐT trong hoạt động KTNB trường học và có những biện pháp tư vấn, thúc đẩy, uốn nắn, chấn chỉnh thường xuyên, kịp thời góp phần nâng cao nhận thức, cách tổ chức thực hiện cho đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên ở các trường Tiểu học trong quá trình thực hiện.
1.5.2. Yếu tố khách quan
Trước hết phải nói đến hệ thống văn bản pháp luật, quy định liên quan đến hệ thống thanh tra, KTNB trường học nói chung và KTNB trường Tiểu học nói riêng. Bởi căn cứ vào các quy định, cơ sở pháp lý mà các chủ thể quản lí thực hiện các hoạt động KTNB trường học trong đó có KTNB trường Tiểu học. Theo đó các chủ thể quản lí cần xây dựng, ban hành những văn bản pháp luật, những quy định cần thiết và phù hợp để hoạt động KTNB trường học đạt được hiệu quả và phù hợp với thực tế giáo dục và đào tạo tại trường Tiểu học.
Các văn bản pháp quy đề cập đến hoạt động KTNB trường học hiện nay chưa nhiều, đã lạc hậu; các văn bản chỉ đạo của cơ quan quản lí giáo dục các cấp liên quan đến hoạt động thanh tra, kiểm tra giáo dục mới chủ yếu tập trung đề cập đến các hoạt động thanh tra giáo dục vì vậy việc quản lí và chỉ đạo hoạt động KTNB từ cơ quan QLGD cấp trên tới các nhà trường gặp những khó khăn nhất định.
Tiểu kết hƣơng 1
Trong phạm vi chương 1, luận văn đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận về quản lí KTNB ở trường tiểu học gồm các nội dung sau:
- Tổng quan nghiên cứu vấn đề, luận văn đã khảo cứu các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, qua đó, việc KTNB nhằm thúc đẩy giám sát, điều chỉnh các hoạt động trong nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Trong đó, chưa có nghiên cứu nào cụ thể về quản lí công tác KTNB ở các trường Tiểu học huyện Phú Riềng tỉnh Bình Phước;
- Các khái niệm chính của đề tài, luận văn đã làm rõ như: Quản lí; Chức năng của quản lí; Quản lí nhà trường; KTNB trường học và quản lí công tác KTNB trường học, làm khung lý luận cho vấn đề nghiên cứu;
- Công tác KTNB trường tiểu học, luận văn đã chỉ ra các hoạt động KTNB trường tiểu học gồm: Kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên; Kiểm tra chuyên đề; Kiểm tra hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn; Kiểm tra cơ sở vật chất và tài chính, kế toán và Kiểm tra học sinh, làm khung tham chiếu cho vấn đề quản lí;
- Quản lí công tác KTNB ở trường Tiểu học, luận văn tiếp cận các nội dung trong hoạt đông KTNB trường học theo các chức năng của quản lí, đồng thời cũng làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến KTBN trường tiểu học.
Trên cơ sở khung lý luận, luận văn xây dựng mẫu phiếu khảo sát thực trạng quản lí công tác KTNB ở các trường Tiểu học huyện Phú Riềng tỉnh Bình Phước, trong phạm vi chương 2.
CHƢƠNG 2.
THỰC TRẠNG QUẢN LÍ CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ Ở CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ RIỀNG,
TỈNH BÌNH PHƢỚC
2.1. Đặ điểm kinh tế - xã hội huyện Phú Riềng tỉnh Bình Phƣớc
2.1.1. Vị trí địa lí và dân số
Vào ngày 15/05/2015, theo Nghị quyết số 931/NQ-UBTVQH của UBTV Quốc hội huyện Phú Riềng được thành lập và đi vào hoạt động tách ra từ huyện Bù Gia Mập. Huyện Phú Riềng là huyện thuộc tỉnh Bình Phước có tổng diện tích tự nhiên 67.497 ha với dân số 92.016 người. Đơn vị hành chính gồm 10 xã: Phú Riềng, Phú Trung, Long Hà, Long Tân, Long Hưng, Long Bình, Bình Tân, Bù Nho, Phước Tân, Bình Sơn. Về vị trí địa lý, ranh giới của huyện Phú Riềng có tiếp giáp như sau: hướng Bắc tiếp giáp với thị xã Phước Long và huyện Bù Gia Mập; hướng Nam tiếp giáp với huyện Đồng Phú; hướng Tây tiếp giáp với huyện Hớn Quản và huyện Lộc Ninh còn lại hướng Đông tiếp giáp với huyện Bù Đăng.
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội
Theo báo cáo kết quả nhiệm kỳ 2015 - 2020, huyện Phú Riềng thực hiện đạt và vượt 15/15 chỉ tiêu nghị quyết đề ra. Tổng thu ngân sách nhà nước của huyện từ năm 2016 đến nay đều vượt kế hoạch của tỉnh đề ra, đặc biệt vào năm 2016 có mức tăng cao nhất là gần 146 tỷ đồng (vượt 150% kế hoạch đề ra). Toàn tỉnh tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 5% xuống chỉ còn 1,73%. Về lĩnh vực văn hóa , xã hội ngày một phát triển không ngừng và đạt được nhiều kết quả, áp dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất rất hiệu quả, quốc phòng - an ninh được củng cố và bảo đảm.
2.1.3. Sơ lược về các trường Tiểu học huyện Phú Riềng tỉnh Bình Phước
Huyện Phú Riềng có 40 trường học với 20.271 học sinh, trong đó: mầm non, mẫu giáo là 14 trường công lập, 2 trường tư thục; tiểu học là 14 trường, tiểu học và trung học cơ sở là 3 trường và 7 trường THCS. Tính đến tháng 7/2019 có 8/38 trường công lập đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, đạt 21,1%. Trẻ mẫu giáo 5 tuổi ra lớp đạt 96,5%, học sinh tiểu học hoàn thành chương trình lớp học đạt 98,8% và không có học sinh bỏ học. Khối THCS học sinh khá giỏi đạt 53,9% và 98% học sinh đạt hạnh kiểm khá tốt. Cuối năm 2018 trên địa bàn có 10/10 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi và đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học cấp độ 3, 8/10 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 1, 2 xã đạt phổ cập giáo dục THCS mức độ 2; 3/10 xã đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1 và 7/10 đạt chuẩn mức độ 2. Trong năm học 2018- 2019 UBND huyện đã và đang xây dựng các công trình phục vụ ngành giáo dục với tổng
kinh phí gần 42 tỷ đồng. Bên cạnh đó công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật trong trường học, chính trị tư tưởng, thanh kiểm tra và giáo dục dân tộc luôn được quan tâm thực hiện có hiệu quả.
2.2. Mô tả hoạt động khảo sát thực trạng
2.2.1. Mục đích khảo sát
Khảo sát thực trạng công tác KTNB ở các trường Tiểu học và , quản lí công tác KTNB ở các trường Tiểu học huyện Phú Riềng tỉnh Bình Phước, làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp quản lí công tác KTNB ở các trường Tiểu học huyện Phú Riềng