Chỉ đạo, hướng dẫn các trường tiểu học, xây dựng các tiêu chuẩn kiểm

Một phần của tài liệu Quản lý công tác kiểm tra nội bộ ở các trường tiểu học huyện phú riềng tỉnh bình phước 1 (Trang 69 - 79)

9. Cấu trúc của luận văn quản lí công tác KTNB

3.2.4. Chỉ đạo, hướng dẫn các trường tiểu học, xây dựng các tiêu chuẩn kiểm

kiểm tra nội bộ, lựa chọn nội dung tư vấn, thúc đẩy

3.2.4.1. Mục tiêu

Tiêu chuẩn kiểm tra là thước đo để đánh giá năng lực chuyên môn nghiệp vụ phù hợp yêu cầu hiện hành (chuẩn nghề nghiệp, điều lệ trường, kiểm định chất lượng).

Giúp giáo viên biết tự phân tích các hoạt động sư phạm của mình, tự đánh giá khoảng cách giữa yêu cầu của bài dạy với kết quả đạt được; biết tự học, tự rèn nghề để nâng cao năng lực sư phạm.

Phát hiện và khẳng định kinh nghiệm tốt, đồng thời phổ biến kinh nghiệm nghề nghiệp từ bên ngoài để bổ sung tay nghề của giáo viên.

Phát hiện yếu kém, khuyến nghị để giáo viên khắc phục; phát hiện khó khăn khách quan để khuyến nghị với nhà trường tạo điều kiện để họ làm tốt nhiệm vụ.

Phát hiện những thiếu sót, chỗ chưa hợp lý trong chương trình sách giáo khoa, trong quy định quản lí, trong chính sách của nhà nước để khuyến nghị với cấp có thẩm quyền điều chỉnh bổ sung cho phù hợp thực tế.

* Căn cứ để xây dựng chuẩn

Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT, ngày 28/8/2014 của Bộ GDĐT ban hành Quy định về đánh giá học sinh tiểu học [6].; Thông tư 22/2015/TTBGDĐT, ngày 22/9/2016, của Bộ GDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT[8].; Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT, ngày 23/11/2012 của Bộ GDĐT, ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên[18].; Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 và Thông tư số 50/2012/TTBGDĐT ngày 18/12/2012 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 41/2010/TT- BGDĐT [9].; Văn bản hợp nhất số 03/2014/VBHN-BGDĐT, ngày 22/01/2014 banh hành Điều lệ trường tiểu học [25].; Quyết định số 14/2007/ QĐ-BGDĐT, ngày 14/5/2007 của Bộ GDĐT ban hành Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học [3].; Thông tư số 59/2012/TT-BGDĐT, ngày 28/12/2012 ban hành quy định về tiêu

chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt Chuẩn quốc gia [5].; Quyết định 06/2006/QĐ-BNV, ngày 21/3/2006 ban hành quy chế đánh giá xếp loại giáo viên tiểu học và giáo viên phổ thông công lập [10].; Công văn số 3040/BGDĐTTCCB, ngày 17/4/2006 [2]. Ngoài ra tham khảo văn bản như Thông tư 07/2004/TT - BGD & ĐT ngày 30/3/2004 về hướng dẫn thanh tra toàn diện trường phổ thông và thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên phổ thông[1].

Hướng dẫn số 106/TTr của thanh tra bộ giáo dục và đào tạo hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra toàn diện trường phổ thông và thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên phổ thông [28].

3.2.4.2. Nội dung và cách thức tiến hành biện pháp

Xây dựng khung chuẩn kiểm tra bao gồm các tiêu chí, tiêu chuẩn bắt buộc phải có để tiến hành kiểm tra, đánh giá (bao gồm cả định tính, định lượng) đối với kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ, kiểm tra chuyên đề như phẩm chất, đạo đức, lối sống; năng lực chuyên môn nghiệp vụ; thực hiện quy chế chuyên môn.

Bộ phận được giao phụ trách công tác thanh tra, kiểm tra phối hợp cấp học tham mưu giúp Trưởng phòng xây dựng khung chuẩn kiểm tra. Các căn cứ bao gồm tài liệu Điều lệ trường tiểu học, Chuẩn nghề nghiệp giáo viên, Kiểm định chất lượng trường tiểu học, Đánh giá mức chất lượng tối thiểu trường tiểu học và Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia và tình hình thực tế tại các trường học trên địa bàn huyện. Sau khi xây dựng xong dự thảo cần kiểm tra tính khoa học, tính pháp lý, tính khả thi rồi gửi dự thảo xây dựng khung chuẩn kiểm tra xuống cơ sở giáo dục để xin ý kiến tham gia, góp ý, điều chỉnh rồi hoàn chỉnh thành khung chuẩn kiểm tra.

Trên cơ sở khung chuẩn kiểm tra, căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, đơn vị các trường sẽ xây dựng chuẩn kiểm tra đánh giá của trường mình cho phù hợp.

a. Xây dựng chuẩn kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ

a1. Đánh giá giờ dạy: Mỗi giáo viên được dự 3 tiết, xếp loại chung như sau: Xếp loại Tốt: 2T hoặc 2T, 1K.

Xếp loại Khá: 2K hoặc 1T,1Đ hoặc 2K, 1T hoặc 2K, 1Đ hoặc 2T, 1Đ hoặc 1T, 1K, 1Đ.

Xếp loại Trung bình (Đyc): 2Đ hoặc 1K, 1CĐ hoặc 2Đ, 1K hoặc 2Đ, 1CĐ hoặc 2K, 1CĐ hoặc 1K, 1Đ, 1CĐ.

Xếp loại Kém (Chưa Đyc): 2CĐ hoặc 1Đ,1CĐ. a2. Đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn

Xếp loại Tốt: Thực hiện đúng, đảm bảo nội dung, kịp tiến độ chương trình, kế hoạch của Bộ (không vi phạm giảm tải, không tự ý cắt xén chương trình, thí nghiệm thực hành, không gộp nội dung chương trình; hoàn thành chương trình đúng kế hoạch); thống nhất giữa đăng kí giảng dạy, sổ đầu bài, giáo án, vở ghi học sinh. Việc ghi, nhận xét sổ đầu bài kịp thời, khoa học, sạch đẹp.

Thực hiện đúng quy định về dạy thêm, giúp học sinh củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng của môn học, học sinh tiến bộ rõ rệt về kiến thức, kỹ năng.

Xếp loại Khá: Đôi khi kế hoạch đăng kí giảng dạy còn chưa kịp thời, ghi nhận xét sổ đầu bài, soạn giáo án, vở ghi học sinh còn sơ sài.

Xếp Trung bình (Đạt yêu cầu): Đôi khi kế hoạch đăng kí giảng dạy còn chưa kịp thời, ghi nhận xét sổ đầu bài, soạn giáo án, vở ghi học sinh còn sơ sài; chất lượng dạy thêm học thêm còn chưa cao, m ức độ tiến bộ của học sinh còn chậm.

Xếp loại Kém (chưa Đạt yêu cầu): Thực hiện không đầy đủ, không đúng tiến độ chương trình, kế hoạch của Bộ, kể cả thực hành, thí nghiệm do chưa khai thác hết thiết bị đã có hoặc có sai phạm trong việc thực hiện quy định dạy thêm.

* Hồ sơ chuyên môn:

Xếp loại Tốt: Đủ hồ sơ, sử dụng thường xuyên, quản lí tốt, sắp xếp khoa học, 80% trở lên hồ sơ đảm bảo quy định, chất lượng Tốt (trình bày khoa học, sạch đẹp, nội dung phong phú, đầy đủ, chính xác, đúng quy định từng loại hồ sơ, đảm bảo mục tiêu giáo dục đề ra). Đặc biệt, giáo án soạn đủ, đúng PPCT, 80% trở lên giáo án chất lượng Tốt (đúng mẫu quy định, kiến thức chính xác, đúng mục tiêu bài dạy, phân phối thời gian hợp lý, đảm bảo yêu cầu cần đạt về thái độ, kiến thức, kỹ năng, năng lực, phẩm chất của học sinh, thể hiện đầy đủ hoạt động của thầy, cô và trò, linh hoạt trong việc sử dụng đồ dùng dạy học, đổi mới phương pháp phù hợp với kiểu bài).

Xếp loại Khá: 70% trở lên hồ sơ và giáo án đảm bảo quy định, chất lượng Tốt. Xếp loại Trung bình (Đạt yêu cầu): 70% trở lên hồ sơ và giáo án đảm bảo quy định, chất lượng Tốt.

Xếp loại Kém (chưa Đạt yêu cầu): Soạn không đủ - soạn không đúng PPCT, trên 50% hồ sơ, giáo án sơ sài, còn sai về kiến thức, tự ý cắt bỏ thí nghiệm mặc dù cơ sở vật chất đủ.

* Kiểm tra, nhận xét, chấm trả bài (theo Thông tư số 30/2014/TTBGDĐT và Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT)

Xếp loại Tốt: 80% trở lên đề kiểm tra đảm bảo yêu cầu: ma trận, PPCT, kịp thời, chuẩn kiến thức, kỹ năng, phân hóa tốt đối tượng học sinh. 80% trở lên các bài

kiểm tra chấm chính xác, chữa lỗi chu đáo, trả bài và vào điểm kịp thời, chính xác, đủ cơ số điểm theo quy định. 80% trở lên nhận xét, đánh giá kịp thời, theo đúng quy định của Thông tư số 30/2014/TT-BGD và Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT (100% học sinh được đánh giá, không bắt buộc ghi nhận xét tất cả học sinh hàng tháng nhưng đảm bảo học sinh nào cũng được ghi nhận xét vào sổ theo dõi chất lượng, phần nhận xét phải phản ánh được năng lực, phẩm chất của học sinh).

Xếp loại Khá: 70% trở lên đề kiểm tra đảm bảo yêu cầu, 70% trở lên các bài kiểm tra chấm chính xác, chữa lỗi chu đáo, trả bài và vào điểm kịp thời, chính xác, đủ cơ số điểm theo quy định, 70% trở lên nhận xét, đánh giá kịp thời, theo đúng quy định.

Xếp loại Trung bình (Đạt yêu cầu): 50% trở lên Đề kiểm tra không đảm bảo yêu cầu: ma trận, PPCT, kịp thời, chuẩn kiến thức, kỹ năng, tuy nhiên việc phân hóa đối tượng học sinh còn hạn chế;

50% trở lên bài kiểm tra chấm chính xác, chữa lỗi chu đáo, trả bài và vào điểm kịp thời, chính xác, đủ cơ số điểm theo quy định. 50% trở lên nhận xét, đánh giá kịp thời, theo đúng quy định.

Xếp loại Kém (chưa Đạt yêu cầu): Đề kiểm tra không xây dựng ma trận đề hoặc 50% trở lên đề kiểm tra không đảm bảo yêu cầu, thiếu cơ số điểm; chấm vào điểm thiếu chính xác, không chữa lỗi, nhận xét, đánh giá chưa kịp thời, không đúng quy định.

* Thực hành, sử dụng đồ dùng, trang thiết bị dạy học, ứng dụng CNTT

Xếp loại Tốt: Khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất, sáng tạo trong việc tận dụng trang thiết bị, tự làm đồ dùng dạy học chất lượng tốt, bền đẹp, đảm bảo 80% trở lên các tiết dạy ứng dụng công nghệ thông tin, đồ dùng dạy học; 80% trở lên tiết dạy có liên quan đến thực hành, thí nghiệm học sinh được làm (bài thực hành đảm bảo 100% học sinh được thực hành); 80% trở lên học sinh có kỹ năng thực hành, thí nghiệm tốt (chính xác, đảm bảo thời gian, an toàn).

Xếp loại Khá: Có ý thức tự làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho giảng dạy, đảm bảo 70% trở lên các tiết dạy ứng dụng công nghệ thông tin, đồ dùng dạy học; 70% trở lên tiết dạy có liên quan đến thực hành, thí nghiệm học sinh được làm (bài thực hành đảm bảo 100% học sinh được thực hành); 70% trở lên học sinh có kỹ năng thực hành, thí nghiệm tốt (chính xác, đảm bảo thời gian, an toàn).

Xếp Trung bình (Đạt yêu cầu): Đảm bảo 50% trở lên các tiết dạy ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng đồ dùng dạy học; 50% trở lên tiết dạy có liên quan đến thực hành, thí nghiệm học sinh được làm ( bài thực hành đảm bảo 100% học sinh được

thực hành); 50% trở lên học sinh có kỹ năng thực hành, thí nghiệm tốt (chính xác, đảm bảo thời gian, an toàn).

Xếp loại Kém (chưa đạt yêu cầu): Trên 50% tiết dạy không ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học theo quy định; trên 50% các tiết dạy có liên quan thực hành, thí nghiệm học sinh không được làm (thiếu bài thực hành); trên 50% học sinh không có kỹ năng, để xảy ra mất an toàn khi làm thực hành, thí nghiệm.

* Tham gia bồi dưỡng, tự bồi dưỡng

Xếp loại Tốt: Có ý thức tốt trong việc tự bồi dưỡng và tham gia các đợt tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của tổ, trường, Phòng GD&ĐT.

Kết quả bồi dưỡng được Phòng GD&ĐT xếp loại Tốt hoặc trường xếp loại Tốt (với các bộ môn Phòng GD&ĐT không đánh giá, xếp loại), sáng kiến kinh nghiệm đạt loại Khá cấp huyện.

Xếp loại Khá: Có ý thức trong việc tự bồi dưỡng, tham gia đầy đủ các đợt tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của tổ, trường, Phòng GD&ĐT. Kết quả bồi dưỡng được Phòng GD&ĐT xếp loại Khá hoặc trường xếp loại Khá (với các bộ môn hoặc công tác khác Phòng GD&ĐT không đánh giá, xếp loại), sáng kiến kinh nghiệm đạt loại Khá cấp trường trở lên.

Xếp loại Trung bình (Đạt yêu cầu):Tham gia bồi dưỡng các đợt tập huấn chuyên môn nghiệp vụ của tổ, trường, Phòng GD&ĐT. Kết quả bồi dưỡng được Phòng GD&ĐT xếp loại Trung bình hoặc trường xếp loại Trung bình (với các bộ môn hoặc công tác khác Phòng GD&ĐT không đánh giá, xếp loại), sáng kiến kinh nghiệm đạt yêu cầu cấp trường.

Xếp loại Kém (chưa Đạt yêu cầu): Không tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn hoặc có tham gia nhưng kết quả xếp loại Kém, sáng kiến kinh

nghiệm không đạt yêu cầu cấp trường.

* Xếp loại việc thực hiện quy chế chuyên môn (xem bảng tóm tắt chuẩn kiểm tra)

Xếp loại Tốt: Các yêu cầu về thực hiện nội dung, chương trình, dạy thêm học thêm; hồ sơ chuyên môn, kiểm tra, nhận xét, đánh giá học sinh đạt Tốt, còn lại đạt Khá trở lên.

Xếp loại Khá: Các yêu cầu về thực hiện nội dung, chương trình, dạy thêm học thêm; hồ sơ chuyên môn, kiểm tra, nhận xét, đánh giá họ c sinh xếp loại Khá trở lên, còn lại xếp loại Đạt yêu cầu

Xếp loại Trung bình (Đạt yêu cầu): Các yêu cầu về thực hiện Nội dung, chương trình, dạy thêm học thêm; hồ sơ chuyên môn, kiểm tra, nhận xét, đánh giá học sinh xếp loại Đạt yêu cầu, còn lại xếp loại Đạt yêu cầu

Xếp loại Kém (chưa Đạt yêu cầu): Một trong các yêu cầu về nội dung, chương trình, dạy thêm học thêm; hồ sơ chuyên môn, kiểm tra, nhận xét, đánh giá học sinh xếp loại Chưa đạt yêu cầu. các nội dung khác Đạt yêu cẩu trở lên

a3. Đánh giá kết quả giảng dạy

Từ kết quả học tập, rèn luyện của học sinh để đánh giá kết quả giảng dạy nhưng phải so sánh với chỉ tiêu chất lượng được giao (căn cứ chất lượng khảo sát hoặc mặt bằng chung chất lượng toàn huyện ở năm học trước; chất lượng mũi nhọn):

Xếp loại Tốt: Học sinh có nề nếp học tập tốt, chất lượng có sự tiến bộ vượt bậc, vượt chỉ tiêu giao, tỉ lệ học sinh học lực yếu, kém dưới 5%, có học sinh giỏi huyện (nếu có tổ chức thi).

Xếp loại Khá: Học sinh có nề nếp học tập tương đối tốt, chất lượng tiến bộ khá rõ, vượt chỉ tiêu giao; tỉ lệ học sinh có học lực yếu, kém từ 5-10%.

Xếp loại Trung bình (Đạt yêu cầu): Học sinh bước đầu có nề nếp học tập, có sự tiến bộ, hoàn thành chỉ tiêu chất lượng giao; tỉ lệ học sinh yếu kém từ 10-15%.

Xếp loại Kém: Học sinh chưa có nề nếp học tập, không có sự tiến bộ, tỉ lệ học sinh có học lực yếu, kém cao vượt quá 15%, không hoàn thành chỉ tiêu chất lượng được giao.

a4. Thực hiện các nhiệm vụ khác

Công tác chủ nhiệm, giáo dục đạo đức, rèn kỹ năng sống cho học sinh, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; tham gia công tác đoàn thể, phối hợp với phụ huynh học sinh trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục học sinh,…).

Xếp loại Tốt: Có tinh thần trách nhiệm cao, gương mẫu, phối hợp tốt với cá nhân, đoàn thể, phụ huynh trong việc tuyên truyền giáo dục pháp luật, quản lí, giáo dục học sinh, quan tâm giúp đỡ học sinh khuyết tật, được đồng nghiệp và phụ huynh tín nhiệm. Hoàn thành xuất sắc công việc được giao, vượt tiến độ. Nếu là lớp chủ nhiệm thì lớp luôn đứng tốp đầu trong phong trào thi đua thường xuyên của nhà trường, không có học sinh bỏ học, lưu ban; có học sinh giỏi huyện trở lên, hạnh kiểm tốt 80%, hạnh kiểm yếu dưới 2%; không có học sinh vi phạm nội quy, quy định trường học; không vi phạm pháp luật.

Xếp loại Khá: Có tinh thần trách nhiệm, phối hợp tốt với cá nhân, đoàn thể, phụ huynh trong việc tuyên truyền giáo dục pháp luật, quản lí, giáo dục học sinh, quan tâm

giúp đỡ học sinh khuyết tật, hoàn thành tốt công việc được giao, kịp tiến độ. Nếu là lớp chủ nhiệm duy trì tốp giữa trong phong trào thi đua thường xuyên của nhà trường; tỉ lệ học sinh bỏ học dưới 1%; không có học sinh lưu ban, vi phạm nội quy, quy định, vi phạm pháp luật.

Xếp loại Trung bình: Hoàn thành công việc được giao nhưng còn chậm, tham gia tuyên truyền, giáo dục pháp luật, quản lí, giáo dục học sinh. Nếu là lớp chủ nhiệm tỉ lệ học sinh bỏ học và lưu ban không quá 5% hoặc vi phạm nội quy, quy định trường học nhưng chưa đến mức phải kỷ luật; không vi phạm pháp luật.

Xếp loại Kém: Thiếu trách nhiệm, không hoàn thành nhiệm vụ được giao, gây ảnh hưởng tới hoạt động giáo dục của nhà trường.

a5. Mức xếp loại chuyên môn nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Quản lý công tác kiểm tra nội bộ ở các trường tiểu học huyện phú riềng tỉnh bình phước 1 (Trang 69 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)