9. Cấu trúc của luận văn quản lí công tác KTNB
2.3.4. Thực trạng về kiểm tra hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn
Để tìm hiểu thực trạng kiểm tra hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn ở trường Tiểu học, tác giả tiến hành khảo sát, điều tra đội ngũ CBQL, GV các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Phú Riềng tỉnh Bình Phước, kết quả được thể hiện bên dưới:
Bảng Error! No text of specified style in document..4 Đánh giá của đội ngũ CBQL, GV về thực trạng kiểm tra hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn trường Tiểu học
STT Nội dung Mứ độ ĐTB Thứ bậc
1 2 3 4 5 1 nhận thức, vai trò, tác dụng, uy
tín, khả năng lãnh đạo chuyên môn
72 160 16 2 0 4.21 3
2 Kiểm tra hồ sơ chuyên môn: kế hoạch, biên bản, chất lượng dạy, các chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn, sáng kiến kinh nghiệm.
67 163 20 0 0 4.19 4
3 Kiểm tra nền nếp sinh hoạt chuyên môn: soạn bài, chấm bài, dự giờ, giảng mẫu, họp tổ, nhóm.
73 165 12 0 0 4.24 1
4 Kiểm tra kế hoạch bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ; làm đồ dùng dạy học và viết sáng kiến kinh nghiệm;
67 160 21 2 0 4.17 5
5 kế hoạch phụ đạo, ngoại khóa, thực hành, bồi dưỡng học sinh giỏi ...
72 162 16 0 0 4.22 2
(1: Rất thường xuyên; 2:Thường xuyên; 3:Ít thường xuyên; 4:Không thường xuyên; 5: Hoàn toàn không thường xuyên)
Bảng 2.4 tổng hợp ý kiến đánh giá của đội ngũ CBQL, GV về thực trạng kiểm tra hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn, qua 5 nội dung khảo sát ở 5 tiêu chí mức độ thường xuyên thu được điểm trung bình từ 4.17 đến 4.24 đạt mức độ thường xuyên, trong đó:
- Nội dung được đánh giá nhiều nhất là: “Kiểm tra nền nếp sinh hoạt chuyên môn: soạn bài, chấm bài, dự giờ, giảng mẫu, họp tổ, nhóm.”, đạt điểm trung bình khảo sát 4.24, đạt mức độ thường xuyên;
- Nội dung được đánh giá thấp nhất là: “Kiểm tra kế hoạch bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ; làm đồ dùng dạy học và viết sáng kiến kinh nghiệm”, đạt điểm trung bình khảo sát 4.17, tuy xếp thứ 5 nhưng vẫn đạt mức độ thường xuyên.
Như vậy, qua kết quả khảo sát GV về thực trạng kiểm tra hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn, thu được kết quả thường xuyên. Hơn nữa, việc kiểm tra hoạt động
của tổ, nhóm chuyên môn, nhằm thúc đẩy các hoạt động chuyên môn trong nhà trường một cách hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn một số ý kiến đánh giá ít thường xuyên. Vì vậy, chủ thể cần có những biện pháp thích hợp tác động lên khách thể nhằm thực hiện thường xuyên hơn nữa kiểm tra hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn trong nhà trường tiểu học.