Thực hiện về quản lí kiểm tra học sinh

Một phần của tài liệu Quản lý công tác kiểm tra nội bộ ở các trường tiểu học huyện phú riềng tỉnh bình phước 1 (Trang 50)

9. Cấu trúc của luận văn quản lí công tác KTNB

2.4.5. Thực hiện về quản lí kiểm tra học sinh

Để tìm hiểu thực trạng quản lí kiểm tra học sinh, tác giả tiến hành khảo sát, điều tra đội ngũ CBQL, GV các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Phú Riềng tỉnh Bình Phước, kết quả được thể hiện bên dưới:

Bảng Error! No text of specified style in document..11 Đánh giá của CBQL, GV về quản lí kiểm tra học sinh

STT Nội dung Kết quả ĐTB Thứ bậc

Tốt Khá TB Yếu Kém 1 - Xác định các chuẩn kiến thức,

kỹ năng và thái độ đạt được của học sinh theo từng khối lớp;

18 68 164 0 0 3.43 2

2 - Xây dựng kế hoạch kiểm tra hoạt động dạy, hoạt động học, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cụ thể theo từng khối lớp;

16 67 167 0 0 3.40 4

3 - Tổ chức quán triệt các nội dung kiểm tra đến từng khối lớp theo kế hoạch;

17 66 167 0 0 3.41 3

STT Nội dung Kết quả ĐTB Thứ bậc

Tốt Khá TB Yếu Kém phí thực hiện việc kiểm tra theo

quy định;

5 - Kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động, hoạt động học, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cụ thể theo từng khối lớp.

20 67 163 0 0 3.44 1

Bảng 2.11 tổng hợp ý kiến đánh giá của đội ngũ CBQL, GV về thực trạng quản lí kiểm tra học sinh các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Phú Riềng tỉnh Bình Phước, qua 5 nội dung khảo sát ở 5 tiêu chí mức độ kết quả thực hiện thu được điểm trung bình từ 3.36 đến 3.44 đạt mức độ trung bình-khá, trong đó:

- Nội dung được đánh giá nhiều nhất là: “Kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động, hoạt động học, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cụ thể theo từng khối lớp”, đạt điểm trung bình khảo sát 3.44, đạt kết quả trung bình-khá;

- Nội dung được đánh giá thấp nhất là: “Chỉ đạo đội ngũ và nguồn kinh phí thực hiện việc kiểm tra theo quy định”, đạt điểm trung bình khảo sát 3.36, đạt kết quả trung bình-khá.

Như vậy, thông qua kết quả đánh giá thì việc quản lí kiểm tra học sinh chỉ đạt ở mức độ trung bình-khá, mặt dù nhận thức của đội ngũ thì rất đúng đắng, nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Vì vậy, chủ thể quản lí cần có những biện pháp phù hợp với khoa học quản lí tác động lên khách thể tăng cường quản lí kiểm tra học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lí công tác kiểm tra nội bộ ở trƣờng Tiểu học huyện Phú Riềng tỉnh Bình Phƣớc

Để tìm hiểu thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí công tác KTNB ở các trường Tiểu học, tác giả tiến hành khảo sát, điều tra đội ngũ CBQL, GV các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Phú Riềng tỉnh Bình Phước, kết quả được thể hiện qua biểu đồ bên dưới:

Bảng Error! No text of specified style in document..12 Đánh giá của CBQL và GV về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí công tác KTNB ở các trường Tiểu học

STT Nội dung Mứ độ ĐTB Thứ bậc Rất ảnh hưởng ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Không ảnh hưởng HT không ảnh hưởng 1 - Nhận thức về hoạt động KTNB nói chung và hoạt động KTNB trường Tiểu học nói riêng của Hiệu trưởng, cán bộ, giáo viên, nhân viên (chủ thể kiểm tra, đối tượng kiểm tra).

65 164 18 3 0 4.16 3

2 - Các thành viên trong Ban kiểm tra cũng là một yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động KTNB trường học.

67 162 21 0 0 4.18 2

3 - Công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của các cấp quản lí giáo dục, trực tiếp là Phòng GD&ĐT trong hoạt động KTNB trường học 67 166 17 0 0 4.20 1 4 - hệ thống văn bản pháp luật, quy định liên quan đến hệ thống thanh tra, KTNB trường học 63 162 19 6 0 4.13 5

STT Nội dung Mứ độ ĐTB Thứ bậc Rất ảnh hưởng ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Không ảnh hưởng HT không ảnh hưởng nói chung và KTNB trường Tiểu học 5 - Các văn bản pháp quy đề cập đến hoạt động KTNB trường học hiện nay chưa nhiều, đã lạc hậu;

64 163 17 6 0 4.14 4

6 - Các văn bản chỉ đạo của cơ quan quản lí giáo dục các cấp liên quan đến hoạt động thanh tra, kiểm tra giáo dục mới chủ yếu tập trung đề cập đến các hoạt động thanh tra giáo dục

62 162 19 7 0 4.12 6

Bảng 2.12 tổng hợp ý kiến đánh giá của đội ngũ CBQL, GV thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí công tác KTNB ở các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Phú Riềng tỉnh Bình Phước, qua 5 nội dung khảo sát ở 5 tiêu chí mức độ ảnh hưởng thu được điểm trung bình từ 4.12 đến 4.20 đạt mức độ ảnh hưởng, trong đó:

- Nội dung được đánh giá cao nhất là “Công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của các cấp quản lí giáo dục, trực tiếp là Phòng GD&ĐT trong hoạt động KTNB trường học”, đạt điểm trung bình khảo sát 4.20, đạt mức độ rất ảnh hưởng;

- Nội dung được đánh giá thấp nhất là “Các văn bản chỉ đạo của cơ quan quản lí giáo dục các cấp liên quan đến hoạt động thanh tra, kiểm tra giáo dục mới chủ yếu tập trung đề cập đến các hoạt động thanh tra giáo dục”, đạt điểm trung bình khảo sát 4.12, đạt mức độ rất ảnh hưởng.

Như vậy, thông qua kết quả đánh giá thì các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí công tác KTNB ở các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Phú Riềng tỉnh Bình Phước đạt ở

mức độ ảnh hưởng, mặt dù nhận thức của đội ngũ thì rất đúng đắn, nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Vì vậy, chủ thể quản lí cần có những biện pháp phù hợp với khoa học quản lí tác động lên khách thể nhằm khắc phục các yếu tố ảnh hưởng, thực hiện được mục tiêu giáo dục bậc Tiểu học.

2.6. Đ nh gi hung về thực trạng

Trong những năm gần đây, HT các trường tiểu học có nhiều biện pháp tích cực để quản lí công tác KTNB trường học. Trong chừng mực nào đó đã tạo được sự chuyển biến về chất lượng và hiệu quả của công tác KTNB, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Tuy nhiên, xét về mức độ và kết quả thực hiện vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới hoạt động KT trong giai đoạn hiện nay. Qua nghiên cứu thực trạng, chúng tôi nhận thấy có những ưu điểm và tồn tại sau:

2.6.1. Ưu điểm

Hiệu trưởng, và CB, GV, NV trong nhà trường ý thức được tầm quan trọng của đội ngũ làm công tác KTNB trong trường học, chính vì điều đó mà HT chú ý việc xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác KTBN có trình độ chuyên môn cao, có phẩm chất chính trị tốt, có uy tín trong đội ngũ, nhiệt tình, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, luôn có gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao, đảm bảo về số lượng và chất lượng.

Chất lượng giảng dạy và giáo dục trong nhà trường có chuyển biến tích cực, giáo viên thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới việc KT đánh giá trong nhà trường. Công tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu và phụ đạo học sinh khó khăn trong học tập được nhà trường chú ý và góp phần đưa chất lượng giáo dục nhà trường đi lên.

Trong những năm gần đây, CSVC tại các trường Tiểu học huyện Phú Riềng tỉnh Bình Phước phục vụ cho giảng dạy, học tập và đáp ứng tốt cho việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường.

Các trường có quan tâm xây dựng và triển khai kế hoạch KTNB trong trường học. Kế hoạch kiểm tra có bám sát nội dung chỉ đạo của Phòng GD&ĐT về trọng tâm công tác kiểm tra hàng năm, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của các trường TH trên địa bàn.

Phòng GD&ĐT ngoài việc triển khai còn theo dõi, giám sát tốt công tác KTNB ở các trường học.

2.6.2. Tồn tại, hạn chế

Nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên về vị trí vai trò, chức năng, tầm quan trọng của KTNB chưa đầy đủ, đúng đắn, hiểu KTNB chỉ như một hoạt động phối hợp nằm trong biện pháp động viên thi đua, coi đó chỉ là biện pháp để đánh giá.

Công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra thực hiện không thường xuyên, chưa đi đảm bảo đúng quy trình, đôi lúc còn đánh giá theo cảm tính.

Công tác tổ chức, sử dụng kết quả KTNB, tạo dựng các điều kiện hỗ trợ cho công tác KTNB còn nhiều bất cập.

Các thành viên trong Ban KTNB đã được bồi dưỡng thường xuyên nhưng số ít ủy viên vẫn còn ở mức đạt yêu cầu, do vậy cũng ảnh hưởng đến kết quả đánh giá của hoạt động KT.

Việc đôn đốc thực hiện kiến nghị, xử lý kết quả sau KT đồng thời phát huy hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra còn nhiều hạn chế.

Việc xây dựng hệ thống thông tin (bộ chuẩn) phục vụ cho công tác KT chưa được các trường đầu tư xây dựng một cách cụ thể, đúng quy trình.

2.6.3. Nguyên nhân của thành tựu và hạn chế

- Nguyên nhân khách quan

Cơ cấu nhân sự trong Ban KTNB các trường đều là cán bộ quản lí và giáo viên của đơn vị nên khi làm nhiệm vụ KT cũng gặp khó khăn khi đối tượng kiểm tra là những đồng nghiệp tại đơn vị, vẫn còn tính vị nể trong KT.

Đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra tuy đã được lựa chọn có trình độ chuyên môn sâu, có phẩm chất chính trị tốt, có nhiều kinh nghiệm trong dạy học và quản lí nhưng chưa được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ KT một cách bài bản nên hiệu quả của công tác KTNB chưa cao.

Điều kiện, phương tiện phục vụ cho công tác KTNB vẫn còn thiếu. Chế độ đãi ngộ cho các kiểm tra viên còn nhiều bất cập, thậm chí không có chỉ là công tác kiêm nhiệm, chưa thỏa đáng đã ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng công tác của đội ngũ này.

- Nguyên nhân chủ quan

Hoạt động KTNB được Hiệu trưởng quan tâm, trực tiếp chỉ đạo, hỗ trợ thường xuyên và điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tiễn của đơn vị. Chính vì vậy, trong những năm qua, hoạt động KTNB đã giúp Hiệu trưởng quản lí đánh giá và nâng cao chất lượng các hoạt động khác của đơn vị như việc thực hiện chương trình, đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra, đánh giá, thực hiện quy chế chuyên môn, thực hiện các quy định của pháp luật của cán bộ, giáo viên, nhân viên ngày càng hoàn thiện hơn và có những điều chỉnh, uốn nắn kịp thời những sai sót của tổ khối, cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Một bộ phận cán bộ quản lí còn cho rằng, KTNB chỉ đơn thuần là một biện pháp quản lí trường học, chưa thấy được đó chính là chức năng cơ bản của quản lí trong quá trình quản lí nhà trường. Thời gian cán bộ quản lí dành cho hoạt động kiểm

tra nhìn chung còn ít so với các chức năng quản lí khác và chưa thật sự chú trọng việc tổ chức, chỉ đạo, bồi dưỡng nghiệp vụ KTNB trường học cũng như hướng dẫn cách làm cụ thể cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong Ban kiểm tra của nhà trường, việc phân cấp trong kiểm tra chưa mạnh dạn và rõ ràng hoặc khoán trắng công tác KTNB cho một cá nhân (Phó Hiệu trưởng) hay bộ phận nào đó trong nhà trường mà không quan tâm, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra của họ.

Kết quả KTNB chưa được các trường xem xét, xử lý, chưa được làm căn cứ để đề bạt, đào tạo bồi dưỡng hay xử lý kỷ luật. Sau khi kiểm tra, công tác phúc tra chưa trở thành nền nếp nên các kết luận, kiến nghị của Ban KTNB chưa được một số giáo viên chấp hành nghiêm. Vì thế, hiệu lực, hiệu quả của công tác kiểm tra chưa cao, chưa phát huy hết vai trò, tác dụng của công tác KTNB.

Tiểu kết hƣơng 2

Trong phạm vi chương 2, luận văn làm rõ thực trạng quản lí công tác kiểm tra nội bộ ở các trường Tiểu học huyện Phú Riềng tỉnh Bình Phước, gồm các nội dung sau:

- Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Phú Riềng tỉnh Bình Phước, luận văn đã chỉ ra những đặc điểm về kinh tế - xã hội, cũng như về giáo dục vào đào tạo của huyện. Trong đó, huyện đã đạt được nhiều thành tựu đáng được ghi nhận;

- Mô tả hoạt động khảo sát thực trạng, luận văn đã chỉ ra: Mục đích; Nội dung; Cách thức; Đối tượng; Thời gian, địa bàn và Xử lý kết quả khảo sát, làm khung đánh giá thực trạng;

- Thực trạng công tác KTNB ở các trường Tiểu học huyện Phú Riềng tỉnh Bình Phước, luận văn khảo sát phân tích công tác KTNB như: Nhận thức; kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên; kiểm tra chuyên đề; kiểm tra hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn; kiểm tra cơ sở vật chất và tài chính, kế toán và kiểm tra học sinh. Trong đó, đạt kết quả rất quan trọng và thường xuyên góp phần thúc đẩy phát triển giáo dục và đào tạo các trường;

- Thực trạng quản lí công tác KTNB ở các trường Tiểu học huyện Phú Riềng tỉnh Bình Phước, luận văn khảo sát lấy ý kiến đánh giá của đội ngũ CBQL, GV về các vấn đề như: quản lí kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên; quản lí kiểm tra chuyên đề; quản lí kiểm tra hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn; quản lí kiểm tra cơ sở vật chất và tài chính, kế toán và quản lí kiểm tra học sinh. Trong đó, đạt kết quả trung bình khá, đồng thời cũng chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến quản lí KNBT ở trường tiểu học.

Trên cơ sở đánh giá chung lại thực trạng luận văn tiến hành xây dựng một số biện pháp quản lí công tác kiểm tra nội bộ ở các trường Tiểu học huyện Phú Riềng tỉnh Bình Phước, trong phạm vi chương 3.

CHƢƠNG 3.

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÍ CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ

Ở CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ RIỀNG TỈNH BÌNH PHƢỚC

3.1. Nguyên tắ đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc tuân theo pháp luật

Đây là một nguyên tắc cơ bản của quản lí giáo dục nói chung và quản lí hoạt động KTNB trường học nói riêng. Mọi hoạt động quản lí đều phải tuân thủ nguyên tắc tuân theo pháp luật. Nguyên tắc này đặt ra hai yêu cầu căn bản dưới đây:

Mọi công việc cần tiến hành trong quản lí hoạt động KTNB phải được thực hiện trên cơ sở những quy định của pháp luật hiện hành về quản lí nhà nước về giáo dục và hoạt động thanh tra, kiểm tra.

Không một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào quản lí giáo dục nói chung và quản lí hoạt động KTNB nói riêng. Khi có đầy đủ những căn cứ do pháp luật quy định, cơ quan quản lí nhà nước về giáo dục được quyền tiến hành hoạt động thanh tra, kiểm tra một cách độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Việc can thiệp không có căn cứ pháp luật của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào đều là bất hợp pháp và tùy theo mức độ nặng, nhẹ sẽ bị xử lý theo các quy định của pháp luật.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế hoạch

Kế hoạch là trung tâm của hệ thống quản lí. Vì vậy, quản lí nhà nước về giáo dục nói chung và quản lí hoạt động KTNB nói riêng phải luôn đảm bảo tính kế hoạch. Căn cứ vào kế hoạch của Bộ GDĐT, Sở GD&DT, Phòng GD&ĐT cần xây dựng kế hoạch quản lí hoạt động KTNB một cách cụ thể cho phù hợp với từng đối tượng trong

Một phần của tài liệu Quản lý công tác kiểm tra nội bộ ở các trường tiểu học huyện phú riềng tỉnh bình phước 1 (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)