Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý công tác kiểm tra nội bộ ở các trường tiểu học huyện phú riềng tỉnh bình phước 1 (Trang 85 - 115)

9. Cấu trúc của luận văn quản lí công tác KTNB

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm

Với mục đích kiểm nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí công tác kiểm tra nội bộ ở các trường Tiểu học huyện Phú Riềng tỉnh Bình Phước, chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến của 90 CBQL và 160 GV như sau:

3.4.4.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp

Bảng Error! No text of specified style in document..4 Khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất STT Các biện pháp Tính cần thiết (n=250) Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Điểm TB Thứ bậc 1

Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên về vị trí, vai trò của hoạt động KTNBTH

143 107 0 2.57 1

2

Kế hoạch hóa công tác quản lí hoạt động kiểm tra nội bộ ở trường Tiểu học

141 109 0 2.56 2

3

Tổ chức hướng dẫn quy trình thực hiện hoạt động KTNB trường tiểu học

141 101 8 2.53 5

4

Chỉ đạo, hướng dẫn các trường tiểu học, xây dựng các tiêu chuẩn kiểm tra nội bộ, lựa chọn nội dung tư vấn, thúc đẩy

138 109 3 2.54 4

5 Tăng cường hoạt động tự kiểm tra

ở trường Tiểu học 140 107 3 2.55 3 6

Đầu tư cơ sở vật chất các điều kiện hỗ trợ công tác kiểm tra nội bộ trường Tiểu học

138 105 7 2.52 6

7

Thực hiện đánh giá, khen thưởng cán bộ, giáo viên công bằng, chính xác

139 102 9 2.51 7

Bảng 3.4 cho thấy các nội dung trong biện pháp quản lí công tác kiểm tra nội bộ ở các trường Tiểu học huyện Phú Riềng tỉnh Bình Phước, được CBQL và GV đánh giá khá cao về mức độ cần thiết. Cụ thể như sau:

- Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên về vị trí, vai trò của hoạt động KTNBTH, đạt điểm trung bình khảo sát 2.57 xếp thứ 1,

với biện pháp này được đội ngũ CBQL và GV đánh giá rất cần thiết.

- Biện pháp 7: Thực hiện đánh giá, khen thưởng cán bộ, giáo viên công bằng, chính xác, với điểm trung bình khảo sát đạt 2.51 xếp thứ 7.

Như vậy, các biện pháp điều rất cần thiết trong quản lí công tác kiểm tra nội bộ ở các trường Tiểu học huyện Phú Riềng tỉnh Bình Phước.

3.4.4.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp

Bảng Error! No text of specified style in document..5 Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất STT Các biện pháp Tính khả thi (n=250) Rất khả thi Khả thi Không khả thi Điểm TB Thứ bậc 1

Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên về vị trí, vai trò của hoạt động KTNBTH

138 102 10 2.51 1

2

Kế hoạch hóa công tác quản lí hoạt động kiểm tra nội bộ ở trường Tiểu học

137 101 12 2.50 2

3

Tổ chức hướng dẫn quy trình thực hiện hoạt động KTNB trường tiểu học

133 104 13 2.48 4

4

Chỉ đạo, hướng dẫn các trường tiểu học, xây dựng các tiêu chuẩn kiểm tra nội bộ, lựa chọn nội dung tư vấn, thúc đẩy

134 104 12 2.49 3

5 Tăng cường hoạt động tự kiểm tra

ở trường Tiểu học 135 98 17 2.47 5 6

Đầu tư cơ sở vật chất các điều kiện hỗ trợ công tác kiểm tra nội bộ trường Tiểu học

129 101 20 2.44 7

7

Thực hiện đánh giá, khen thưởng cán bộ, giáo viên công bằng, chính xác

Bảng 3.5. cho thấy các nội dung trong biện pháp quản lí công tác kiểm tra nội bộ ở các trường Tiểu học huyện Phú Riềng tỉnh Bình Phước, được CBQL và GV đánh giá khá cao về mức độ khả thi. Cụ thể như sau:

- Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên về vị trí, vai trò của hoạt động KTNBTH, đạt điểm trung bình khảo sát 2.51 xếp thứ 1 đạt rất khả thi, ở đây có sự phù hợp tương quan giữa tính cần thiết và khả thi của biện pháp 1.

- Biện pháp 6: Đầu tư cơ sở vật chất các điều kiện hỗ trợ công tác kiểm tra nội bộ trường Tiểu học, đạt điểm trung bình khảo sát 2.44 xếp thứ 7, ở biện pháp này cũng đạt mức độ khả thi.

Hình Error! No text of specified style in document..3 Tương quan tính cần thiết và khả thi các biện pháp đề xuất

Như vậy, thông qua bảng tổng hợp kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp mà tác giả đã đề xuất nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lí công tác kiểm tra nội bộ ở các trường Tiểu học huyện Phú Riềng tỉnh Bình Phước, cho thấy tất cả 7 biện pháp điều rất cần thiết và khả thi.

2,35 2,40 2,45 2,50 2,55 2,60 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP6 BP7 2,57 2,56 2,53 2,54 2,55 2,52 2,51 2,51 2,50 2,48 2,49 2,47 2,44 2,45 Tính cần thiết Tính khả thi

Tiểu kết hƣơng 3

Trên cơ sở lý luận và thực trạng quản lí công tác kiểm tra nội bộ ở các trường Tiểu học huyện Phú Riềng tỉnh Bình Phước, luận văn đề xuất 07 biện pháp quản lí như sau:

- Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên về vị trí, vai trò của hoạt động KTNBTH;

- Kế hoạch hóa công tác quản lí hoạt động kiểm tra nội bộ ở trường Tiểu học; - Tổ chức hướng dẫn quy trình thực hiện hoạt động KTNB trường tiểu học; - Chỉ đạo, hướng dẫn các trường tiểu học, xây dựng các tiêu chuẩn kiểm tra nội bộ, lựa chọn nội dung tư vấn, thúc đẩy;

- Tăng cường hoạt động tự kiểm tra ở trường Tiểu học;

- Đầu tư cơ sở vật chất các điều kiện hỗ trợ công tác kiểm tra nội bộ trường Tiểu học;

- Thực hiện đánh giá, khen thưởng cán bộ, giáo viên công bằng, chính xác. Qua kết quả khảo nghiệp các biện pháp đều đạt mức cần thiết và khả thi, hoàn toàn phù hợp góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động KTNB trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Về lý luận: luận văn đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận về quản lí KTNB ở trường tiểu học gồm các nội dung sau:

- Tổng quan nghiên cứu vấn đề, luận văn đã khảo cứu các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, qua đó, việc KTNB nhằm thúc đẩy giám sát, điều chỉnh các hoạt động trong nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Trong đó, chưa có nghiên cứu nào cụ thể về quản lí công tác KTNB ở các trường Tiểu học huyện Phú Riềng tỉnh Bình Phước;

- Các khái niệm chính của đề tài, luận văn đã làm rõ như: Quản lí; Chức năng của quản lí; Quản lí nhà trường; KTNB trường học và quản lí công tác KTNB trường học, làm khung lý luận cho vấn đề nghiên cứu;

- Công tác KTNB trường tiểu học, luận văn đã chỉ ra các hoạt động KTNB trường tiểu học gồm: Kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên; Kiểm tra chuyên đề; Kiểm tra hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn; Kiểm tra cơ sở vật chất và tài chính, kế toán và Kiểm tra học sinh, làm khung tham chiếu cho vấn đề quản lí;

- Quản lí công tác KTNB ở trường Tiểu học, luận văn tiếp cận các nội dung trong hoạt đông KTNB trường học theo các chức năng của quản lí, đồng thời cũng làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến KTNB trường tiểu học.

1.1. Về thực trạng: luận văn làm rõ thực trạng quản lí công tác kiểm tra nội bộ ở các trường Tiểu học huyện Phú Riềng tỉnh Bình Phước, gồm các nội dung sau:

- Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Phú Riềng tỉnh Bình Phước, luận văn đã chỉ ra những đặc điểm về kinh tế - xã hội, cũng như về giáo dục vào đào tạo của huyện. Trong đó, huyện đã đạt được nhiều thành tựu đáng được ghi nhận;

- Mô tả hoạt động khảo sát thực trạng, luận văn đã chỉ ra: Mục đích; Nội dung; Cách thức; Đối tượng; Thời gian, địa bàn và Xử lý kết quả khảo sát, làm khung đánh giá thực trạng;

- Thực trạng công tác KTNB ở các trường Tiểu học huyện Phú Riềng tỉnh Bình Phước, luận văn khảo sát phân tích công tác KTNB như: Nhận thức; kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên; kiểm tra chuyên đề; kiểm tra hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn; kiểm tra cơ sở vật chất và tài chính, kế toán và kiểm tra học sinh. Trong đó, đạt kết quả rất quan trọng và thường xuyên góp phần thúc đẩy phát triển giáo dục và đào tạo các trường;

- Thực trạng quản lí công tác KTNB ở các trường Tiểu học huyện Phú Riềng tỉnh Bình Phước, luận văn khảo sát lấy ý kiến đánh giá của đội ngũ CBQL, GV về các vấn đề như: quản lí kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên; quản lí kiểm tra

chuyên đề; quản lí kiểm tra hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn; quản lí kiểm tra cơ sở vật chất và tài chính, kế toán và quản lí kiểm tra học sinh. Trong đó, đạt kết quả trung bình khá, đồng thời cũng chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến quản lí KTNB ở trường tiểu học.

Trên cơ sở lý luận và thực trạng quản lí công tác kiểm tra nội bộ ở các trường Tiểu học huyện Phú Riềng tỉnh Bình Phước, luận văn đề xuất 07 biện pháp quản lí như sau:

- Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên về vị trí, vai trò của hoạt động KTNBTH;

- Kế hoạch hóa công tác quản lí hoạt động kiểm tra nội bộ ở trường Tiểu học; - Tổ chức hướng dẫn quy trình thực hiện hoạt động KTNB trường tiểu học; - Chỉ đạo, hướng dẫn các trường tiểu học, xây dựng các tiêu chuẩn kiểm tra nội bộ, lựa chọn nội dung tư vấn, thúc đẩy;

- Tăng cường hoạt động tự kiểm tra ở trường Tiểu học;

- Đầu tư cơ sở vật chất các điều kiện hỗ trợ công tác kiểm tra nội bộ trường Tiểu học;

- Thực hiện đánh giá, khen thưởng cán bộ, giáo viên công bằng, chính xác. Qua kết quả khảo nghiệp các biện pháp đều đạt mức cần thiết và khả thi, hoàn toàn phù hợp góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động KTNB trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay.

2. Khuyến nghị

2.1. Với UBND tỉnh Bình Phƣớc

Chỉ đạo UBND các huyện, thị trong tỉnh làm tốt công tác quy hoạch và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên các trường tiểu học đặc biệt là tuyển dụng biên chế giáo viên Tiếng Anh tiểu học. Chỉ đạo Sở GD&ĐT tham mưu với Bộ GDĐT xem xét lại quy định về phân cấp trong công tác thanh tra, kiểm tra giáo dục.

2.2. Với Sở GD&ĐT tỉnh Bình Phƣớc

Chỉ đạo, nâng cao chất lượng và năng lực quản lí của các cấp về công tác thanh tra, kiểm tra nói chung và quản lí hoạt động KTNB trường học nói riêng.

Nghiên cứu, xây dựng và biên soạn tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ về KTNB trường học để bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ giáo viên được thống nhất, đồng bộ từ trên xuống dưới.

2.3. Với Huyện uỷ, UBND huyện Phú Riềng

Quan tâm hơn nữa đối với sự nghiệp giáo dục huyện nhà, tiếp tục đổi mới cơ chế quản lí, tăng cường phân cấp trong quản lí, công tác quy hoạch, bổ nhiệm, sử dụng, đãi ngộ cán bộ quản lí giáo dục.

Tăng cường kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động dạy và học nói riêng.

2.4. Đối với Phòng GD&ĐT huyện Phú Riềng

Các biện pháp quản lí hoạt động KTNB trường tiểu học phải được tiến hành thường xuyên, đồng bộ theo một quy trình đã được kiểm định qua thực tiễn hoạt động.

Cần tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn nhằm hoàn thiện các biện pháp quản lí hoạt động KTNB trường tiểu học để nâng cao hiệu quả quản lí giáo dục Tiểu học trên địa bàn huyện Phú Riềng

2.5. Với hiệu trưởng các trường tiểu học trong huyện

Đổi mới về nhận thức và tư duy trong hoạt động quản lí nói chung và trong hoạt động KTNB nói riêng.

Tự bồi dưỡng, tham gia bồi dưỡng trao dồi thêm kiến thức quản lí và nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ.

Các hoạt động KTNB trường tiểu học phải được tiến hành thường xuyên, đồng bộ theo một quy trình đã được kiểm định qua thực tiễn hoạt động, nhằm duy trì kỷ cương nề nếp trong nhà trường và nâng cao chất lượng giáo dục.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lí giáo dục, Trường cán bộ quản lí giáo dục Hà Nội.

[2] Nguyễn Văn Bình (Tổng chủ biên) (1999), Khoa học tổ chức và quản lí. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Nxb Thống kê.

[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Thông tư 43/2006/BGDĐT, Thông tư hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo.

[4] [8] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Chương trình hành động của ngành Giáo dục thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011-2020, Kết luận số 51-KL/TW ngày 29/10/2012 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Hà Nội. [5] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Thông tư 39/2013/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 12

năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục.

[6] Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1999), Đại cương về quản lí. Trường cán bộ QLGD và Đại học Sư phạm 2, Hà Nội.

[7] Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2012), Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2009-2020 ban hành kèm theo Quyết định 711/QĐ- TTg ngày 13/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

[8] Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2013), Nghị định 42/2013/NĐ-CP ngày 09/5/2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục.

[9] Nguyễn Thị Doan- Đỗ Minh Cương- Phương kỳ Sơn (1996), Các học thuyết quản lí. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[10] Nông Quốc Duy (2017), Quản lí hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường Tiểu học huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang, Luận văn Thạc sĩ khoa học Giáo dục, Đại học QG Hà Nội - Trường Đại học Giáo dục.

[11] Vũ Dũng (2006), Giáo trình Tâm lí học quản lí, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. [12] Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị quyết 29/NQ-TƯ Hội nghị BCH TW lần thứ tám

khóa XI.

[13] Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở Khoa học quản lí. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[14] Giáo trình khoa học quản lí (2001), Tập II- Nxb KHKT.

[15] Harold Koontz (1993), Những vấn đề cốt yếu của quản lí. Nxb Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

[16] Phạm Minh Hạc (Chủ biên) (2001), Về phát triển con người thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[17] Hà Sỹ Hồ (1982), Những bài giảng về Quản lí trường học - Tập 2. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[18] Phạm Viết Hùng (2016), Biện pháp quản lí công tác kiểm tra nội bộ tại các trường Tiểu học trên địa bàn quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ khoa học Giáo dục, Đại học Đà Nẵng - Trường ĐHSP.

[19] Lại Thị Thanh Huyền (2014), Quản lí hoạt động kiểm tra nội bộ ở các Trường tiểu học, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn Thạc sĩ khoa học Giáo dục, Đại học Thái Nguyên - Trường ĐHSP.

[20] Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lí giáo dục - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[21] Khoa học quản lí - Tập I (2001), Trường ĐHKTQD, Hà Nội

[22] Đặng Bá Lãm (2003), Kiểm tra đánh giá trong giáo dục đại học. Nxb Giáo dục. [23] Hà Thế Ngữ (2001), Giáo dục học một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Nxb

ĐHQG, Hà Nội.

[24] Những điều cần biết trong hoạt động Thanh tra - kiểm tra ngành Giáo dục và Đào tạo (2003), Nxb chính trị quốc gia Hà Nội.

[25] Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về li luận quản lí. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[26] Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2019), Luật Giáo dục, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[27] Quốc Hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp, NXB Hồng Đức, thành phố Hồ Chí Minh.

[28] Quốc Hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung, NXB Lao động –Xã hội, Hà Nội.

[29] Sở giáo dục và Đào tạo Bình Phước (2014), Văn bản số 543/SGDĐT-TTr ngày

Một phần của tài liệu Quản lý công tác kiểm tra nội bộ ở các trường tiểu học huyện phú riềng tỉnh bình phước 1 (Trang 85 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)