8. Kết cấu luận văn
1.4.4. Quản lý các điều kiện giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Quản lý về cơ sở vật chất với hoạt động giáo dục trẻ 5 – 6 tuổi: Cần tổ chức chỉ đạo việc xây dựng, bảo quản, sử dụng có hiệu qủa các trang thiết bị giáo dục trẻ, chỉ
đạo công tác quản trị hành chính nhà trƣờng.
Muốn nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện thì những điều kiện về cơ sở vật chất của trƣờng Mầm non nhƣ trƣờng lớp, bàn ghế, đồ dùng dạy học, đồ chơi là những yếu tố không thể thiếu đƣợc. Vì vậy, nhà trƣờng phải có kế hoạch xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả trang thiết bị của nhà trƣờng - một mặt cần có sự đầu tƣ của nhà nƣớc, một mặt cần vận động nhân dân đóng góp hỗ trợ để hoàn chỉnh dần cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trƣờng, đồng thời phải chỉ đạo giáo viên, cán bộ công nhân viên bảo quản và phát huy đƣợc tác dụng tích cực của những trang thiết bị trong hoạt động giáo dục trẻ.
Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi có vị trí quan trọng trong mọi hoạt động của trƣờng mầm non, góp phần thực hiện nội dung, phƣơng pháp tổ chức các hoạt động, giúp cho cô giáo và các cháu thực hiện đƣợc mục tiêu chƣơng trình. Nhƣ vậy, có thể hiểu: quản lý cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học là tác động có mục đích của công tác quản lý nhà trƣờng trong việc xây dựng, trang bị, phát triển và sử dụng có hiệu quả hệ thống cơ sở vật chất và thiết bị dạy học nhằm đƣa nhà trƣờng đạt đƣợc mục tiêu giáo dục.
- Một số yêu cầu đối với quản lý CSVC, thiết bị dạy học và đồ dùng, đồ chơi nhằm thực hiện tốt các hoạt động giáo dục trẻ MN:
+ Yêu cầu chung: luôn có ý tƣởng thực hiện đổi mới, chuẩn hoá và hiện đại hoá
cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học, đồ chơi và tổ chức thực hiện khả thi với những ý tƣởng đó; Phân loại đƣợc cơ sở vật chất; Biết nội dung quản lý từng loại cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và đồ dùng, đồ chơi; Biết chính xác những yêu cầu của nội dung chƣơng trình giáo dục trẻ MN, những phƣơng tiện kỹ thuật và sản phẩm công nghệ cần thiết thực hiện chƣơng trình đó; có những biện pháp bảo quản, tu bổ, giữ gìn và thanh lý cơ sở vật chất, thiết bị, tập trung mọi tiềm năng của nhà trƣờng, cộng đồng và xã hội vào việc tăng cƣờng cơ sở vật chất nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục.
Đảm bảo hệ thống các các phòng học và hoạt động của trẻ; phòng trẻ ngủ; phòng âm nhạc; phòng phục vụ hoạt động giáo dục; công trình vệ sinh cho các nhóm lớp; phòng y tế; hệ thống văn phòng của nhà trƣờng; sân chơi; đồ dùng; đồ chơi… đó là những điều kiện hết sức quan trọng để nhà trƣờng thực hiện nhiệm vụ hoạt động giáo dục trẻ. Để quản lý các điều kiện giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, Hiệu trƣởng các trƣờng cần lập kế hoạch và tổ chức xây dựng, tu bổ hệ thống CSVC đáp ứng tốt những điều kiện để giáo dục trẻ. Bên cạnh đó, cần tổ chức bảo quản và sử dụng các CSVC, trang thiết bị có hiệu quả trong quá trình hoạt động trẻ ở trƣờng MN.
Để thực hiện nội dung này, Ban giám hiệu nhà trƣờng, trƣớc hết là hiệu trƣởng phải chủ động đề xuất biện pháp với cấp uỷ và chính quyền địa phƣơng, phối hợp với gia đình và xã hội nhằm thống nhất quy mô, kế hoạch phát triển nhà trƣờng, các biện
pháp giáo dục trẻ em và quan tâm giúp đỡ những trƣờng hợp trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Đồng thời thƣờng xuyên phối hợp với cơ quan, các tổ chức chính trị - xã hội và cá nhân có liên quan nhằm tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ cho cha mẹ và cộng đồng; thực hiện phòng bệnh, khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ em trong nhà trƣờng, vận động 100% trẻ em có độ tuổi từ 60 tháng đến 72 tháng tuổi đến trƣờng mầm non hoặc lớp mẫu giáo độc lập. Bên cạnh đó hiệu trƣởng cần kiến nghị với chính quyền về việc huy động các nguồn lực của cộng đồng chăm lo sự nghiệp giáo dục mầm non; góp phần xây dựng cơ sở vật chất; xây dựng môi trƣờng giáo dục lành