8. Kết cấu luận văn
2.2.1. Tình hình kinh tế chính trị của huyện Tây Giang
Tây Giang là huyện miền núi, biên giới của tỉnh Quảng Nam, cách trung tâm tỉnh lỵ Tam Kỳ khoảng 180km, đƣợc tái lập theo Nghị định số 72/2003/NĐ-CP ngày 20/6/2003 của Chính phủ. Diện tích tự nhiên là 91.368,31 ha, có 10 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó, có 08 xã biên giới giáp với nƣớc bạn Lào, với tổng chiều dài đƣờng biên giới hơn 76 km. Dân số hơn 20.000 ngƣời, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 21,78%; có 14 thành phần dân tộc, trong đó: Đồng bào dân tộc Cơ Tu chiếm hơn 91%, dân tộc kinh chiếm 7,74%, còn lại là các dân tộc khác; đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân còn gặp nhiều khó khăn, chiếm tỷ lệ hộ nghèo cao, chiếm 38,07% (năm
2019 theo tiêu chi tiếp cận đa chiều).
Sau 17 năm tái lập, tổng giá trị sản xuất năm sau cao hơn năm trƣớc, tốc độ phát triển bình quân hằng năm tăng 18,25%. So với khi mới tái lập, giá trị sản xuất tăng gấp 8 lần. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hƣớng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Đáng kể nhất là lần đầu tiên trên địa bàn miền núi Tây Giang từ những nông dân chỉ quen phát rừng làm rẫy nay trở thành công nhân lâm nghiệp trồng cây cao su tạo thu nhập cao hơn gấp bội lần so với trƣớc. Diện tích cây Cao su đƣa vào khai thác mủ: 397,82 ha, sản lƣợng mủ khô thu hoạch đƣợc là 182 tấn; tổng diện tích trồng mới dƣợc liệu là 179,26 ha/190 ha, đạt 94,37% chỉ tiêu Nghị quyết HĐND năm 2019.Cây ăn quả có múi: 37,5 ha (từ các mô hình trồng mới, nhân rộng trong năm 2019). Ngoài ra, nhiều nơi còn khoanh nuôi làm
trang trại, di thực sâm Ngọc Linh thành công; nhiều làng trồng đẳng sâm, ba kích, tr'đin, thảo quả, táo mèo, bắp; chăn nuôi tập trung bò, heo, cá nƣớc ngọt, cá tầm xứ lạnh..., bƣớc đầu đem lại kết quả khả quan, triển vọng không xa sẽ trở thành hàng hóa có giá trị; chắc chắn sẽ góp phần không nhỏ trong công cuộc xây dựng Tây Giang thành một huyện biên giới giàu đẹp.
Công tác bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân đƣợc quan tâm đúng mức, điều kiện khám chữa bệnh của ngƣời dân đƣợc cải thiện đáng kể. Thực hiện có hiệu quả các Chƣơng trình mục tiêu Y tế quốc gia, hoàn thành chiến dịch “Tăng cƣờng tuyên truyền, vận động, lồng ghép dịch vụ chăm sóc Sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình” tại các xã. 10/10 xã có trạm xá xã (trong đó 10/10 xã có bác sĩ). Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh công tác khôi phục, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể đƣợc huyện không ngừng đầu tƣ nhƣ: Làng truyền thống, nhà mồ C’tu, thôn văn hoá Pơr’ning, Tà vàng, sƣu tầm văn hoá làng, chữ viết C’tu, làn điệu dân ca, dân vũ. Mới đây huyện nhà đã tổ chức Lễ khánh thành Đền thờ liệt sỹ Asoò, xã Anông. Tình hình an ninh biên giới và trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững An ninh kinh tế, an ninh nông thôn và tình hình dân tộc không xảy ra vấn đề gì phức tạp làm ảnh hƣởng đến an ninh chính trị của địa phƣơng.