Hạn chế, nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi ở các trường mầm non huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 77)

8. Kết cấu luận văn

2.6.2. Hạn chế, nguyên nhân

Hạn chế

- Giáo viên còn gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch, giáo án vì hay có sự thay đổi, cập nhật mới nhƣng họ có quá ít thời gian để tìm hiểu và nắm bắt.

- Giáo viên gặp khó khăn về điều kiện tổ chức HĐGDtrẻ: chế độ làm việc cả ngày quản lý trẻ, không có thời gian soạn sổ sách, một số giáo viên phải làm thêm

công tác kiêm nhiệm khác, chế độ lƣơng còn thấp, phải vừa nuôi, vừa dạy, vừa đảm bảo vệ sinh phòng chống dịch bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ…

- Lãnh đạo nhà trƣờng hầu hết là đƣợc bổ nhiệm từ giáo viên giỏi có phẩm chất, năng lực, có uy tín. Họ chỉ đƣợc học tập về nghiệp vụ quản lý qua các lớp bồi dƣỡng ngắn hạn. Mặt khác, công tác quản lý quá bận rộn khiến họ không còn thời gian để học tự bồi dƣỡng nâng cao nghiệp vụ và trình độ quản lý vì vậy còn nhiều khó khăn.

- Chƣa đảm bảo qui trình quản lý nhất là trong việc xây dựng kế hoạch và đánh giá giáo viên HĐGD trẻ. Phần lớn các trƣờng phân công Hiệu trƣởng quản lý chung, các phó hiệu trƣởng phụ trách hoạt động dạy, dẫn đến một số nội dung Hiệu trƣởng nắm bắt chƣa toàn diện.

- Công tác bồi dƣỡng, đào tạo đội ngũ còn hạn chế: Nhà trƣờng chƣa quan tâm nhiều đến công tác bồi dƣỡng tập huấn cho giáo viên mà chủ yếu trông nhờ vào các kỳ tập huấn của Sở, Phòng giáo dục tổ chức.Công tác tổng kết, chia sẽ kinh nghiệm đánh giá xếp loại thi đua đôi khi còn mang tính hình thức.

Tuy trình độ giáo viên đạt chuẩn cao, song chuẩn nghề nghiệp còn nhiều hạn chế. Một bộ phận CBQL lực chƣa đáp ứng kịp đổi mới GD, thiếu linh hoạt nhạy bén trong công tác QL và tham mƣu, việc tiếp cận với chƣơng trình còn lúng túng, việc lập kế hoạch chủ đề, thi đua các chỉ số của bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi vào mục tiêu các chủ đề, các hoạt động GD, xây dựng mạng nội dung, hoạt động chƣa lôgíc; chƣa biết bám sát vào mục tiêu và kết quả mong đợi cũng nhƣ thực tế trẻ ở trên nhóm lớp để xây dụng kế hoạch HĐGD trẻ phù hợp.

GV phải làm việc với cƣờng độ lao động lớn, thực hiện nhiệm vụ HĐGD trẻ chiếm nhiều thời gian, nên không có điều kiện để tập trung nghiên cứu sâu nội dung bài giảng để đổi mới phƣơng pháp cũng nhƣ việc chuẩn bị đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ.

Một bộ phận không nhỏ GV lớn tuổi còn mang nặng nếp nghĩ, cách làm cũ khó thay đổi tƣ duy; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ hạn chế, đã quen với phƣơng pháp dạy truyền thụ một chiều, ngại sử dụng thiết bị dạy học, ngại đổi mới phƣơng pháp tổ chức các hoạt động.

Nguyên nhân

- Là một huyện miền núi, dân cƣ phân tán nhỏ lẻ, địa hình phức tạp nên rất khó khăn trong việc mở lớp, đa số nhân dân sống bằng nghề làm nƣơng rẫy ít có thời gian quan tâm đến việc học tập của các cháu.

- Các lớp mẫu giáo ở trƣờng thôn đồ dùng, đồ chơi cho trẻ còn ít, ảnh hƣởng đến sự khám phá tìm tòi của trẻ.

- Tƣờng rào cổng ngõ ở một số điểm thôn của các trƣờng chƣa đảm bảo, nên khó khăn trong việc bảo quản đồ dùng đồ chơi ngoài trời.

- Trẻ đa số là dân tộc thiểu số nên đôi lúc còn bất đồng ngôn ngữ trong giao tiếp.

- Về nhân lực, dù đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trong ngành có trình độ sƣ phạm tốt nhƣng khả năng tiếp nhận những thay đổi, những đổi mới còn chậm, chƣa theo kịp yêu cầu; khả năng tự nghiên cứu còn hạn chế, việc cập nhật nội dung mới gặp khó khăn. Cƣờng độ lao động của giáo viên mầm non vẫn chƣa đƣợc giảm tải, nhất là về thời gian làm việc/ngày. Giáo viên phải kiêm nhiệm các nhiệm vụ khác trong nhà trƣờng.

Về nguồn tài chính dành cho trƣờng mầm non còn thấp nên việc thực hiện chế độ, tuyển dụng nhân sự gặp khó khăn, thƣờng phải tiết kiệm nhân sự mới đủ kinh phí để cải thiện đời sống giáo viên; thời gian làm việc của giáo viên quá dài trong một ngày, không có thời gian nào cho việc xây dựng kế hoạch và soạn giáo án, đầu tƣ cho giờ học, giờ hoạt động của trẻ; có rất nhiều áp lực về điều kiện làm việc của giáo viên mầm non hiện nay làm cho tâm lý giáo viên không ổn định.

Nhận thức còn phiến diện. Nhận thức của cha mẹ trẻ còn phiến diện, đặc biệt điều kiện kinh tế-xã hội của địa phƣơng, cơ chế, chính sách còn bất ổn, nhiều khó khăn, thiết bị dạy học đã đƣợc tăng cƣờng nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục hiện nay. Nguồn lực tài chính từ ngân sách Nhà nƣớc dành cho GDMN còn thấp so với yêu cầu thực tế, việc huy động đóng góp từ phụ huynh, các cơ quan đoàn thể còn nhiều khó khăn dẫn đến tình trạng thiểu CSCV, thiết bị dạy học ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng HĐGDtrẻ trong trƣờng MNTH.

Nhận thức về vị trí vai trò của GDMN của một bộ phận nhân dân chƣa đúng mức. GDMN là mô hình GD tự nguyện nên việc phối hợp chăm lo toàn diện cho GDMN chƣa đƣợc quan tâm kịp thời.

Công tác đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ đội ngũ GV chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Đội ngũ GV tuy đã cơ bản đảm bảo đƣợc số lƣợng nhƣng chất lƣợng chƣa thật tốt. Một số GV tuổi cao chậm đổi mới trong PPDH nên cũng ảnh hƣởng đến hoạt động GD trẻ. Một số chế độ chính sách đãi ngộ của Nhà nƣớc chƣa khuyến khích đƣợc lao động đặc biệt là đối với GVMN.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Qua điều tra thực trạng quản lý HĐGD trẻ tại các trƣờng MN huyện Tây Giang, có thể đƣa ra một số kết quả:

Quản lý HĐGD trẻ nói chung và trẻ 5- 6 tuổi nói riêng có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng GDMN, tạo tiền đề vững chắc bƣớc tiến vào cuộc đời.

Thực trạng quản lý HĐGD trẻ tại các trƣờng MN đã đƣợc thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng và đạt đƣợc những hiệu quả nhất định. Bên cạnh mặt tích cực, quản lý HĐGD trẻ còn nhiều hạn chế về mức độ nhận thức; kế hoạch thiếu khả thi, nội dung, hình thức và phƣơng pháp tổ chức HĐGD trẻ còn nghèo nàn; năng lực quản lý yếu kém hơn nữa áp lực, chính sách dành cho đội ngũ giáo viên còn hạn chế...

Quản lý HĐGD trẻ tại tại các trƣờng MN huyện Tây Giang còn có nhiều khó khăn, hạn chế do nhiều nguyên nhân nhƣ: trình độ chuyên môn của GV không đồng đều; nguồn lực thiếu, không đồng bộ, nhận thức phiến diện...

Những thực trạng đƣợc phân tích, trình bày ở trên là cơ sở thực tiễn để tác giả đề xuất, hoàn thiện các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trƣờng mầm non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới sẽ đƣợc trình bày ở chƣơng 3.

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON HUYỆN TÂY GIANG,

TỈNH QUẢNG NAM 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

Để những giải pháp đề xuất có tính khả thi, hiệu quả, việc đề xuất giải pháp của chúng tôi tuân thủ các nguyên tắc chủ yếu sau đây:

3.1.1. Nguyên tắc mục tiêu

Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp đề xuất phải hƣớng vào việc nâng cao hiệu quả quản lý chất lƣợng giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi nhằm thực hiện tốt hơn mục tiêu của GDMN ở các trƣờng MN huyện Tây Giang. Các giải pháp này phải đảm bảo giúp trẻ phát triển về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm - xã hội và thẩm mỹ; hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách trẻ, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một theo chuẩn.

3.1.2. Nguyên tắc toàn diện và hệ thống

Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp đƣợc đề xuất phải tác động lên cả nhận thức lẫn hành vi của mọi thành viên cũng nhƣ tất cả các mặt hoạt động của trƣờng. Chúng không chỉ có tác động nâng cao về trình độ nhận thức về tinh thần trách nhiệm giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi của CB, GV, PHHS mà còn phải làm cho họ thực hiện hoạt động giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi bằng những hành động cụ thể của mình để hoạt động này đạt hiệu quả cao nhất. Các giải pháp cũng phải tác động để nhà trƣờng luôn đảm bảo các điều kiện của hoạt động chăm sóc trẻ.

Tính toàn diện luôn gắn liền với tính hệ thống. Theo đó, toàn bộ các giải pháp đề xuất phải nằm trong một chỉnh thể, tác động một cách hệ thống đến hoạt động chăm sóc trẻ, qua đó tác động một cách toàn diện và có hệ thống đến sự phát triển của trẻ.

Nguyên tắc này xuất phát từ đặc điểm của sự phát triển ở trẻ MN tuân theo qui luật toàn diện và hệ thống. Theo đó, sự phát triển từng mặt của trẻ luôn nằm trong sự phát triển tổng thể và ngƣợc lại. Sự phát triển từng mặt của trẻ chịu sự tác động của nhiều tác động chăm sóc khác nhau và mỗi tác động đến trẻ đều có tác dụng phát triển nhiều mặt của nó. Trẻ phát triển không phải bằng những tác động cụ thể mà để giáo dục trẻ 5 - 6 tuổithành công, các tác động giáo dục phải trở thành một hệ thống theo một định hƣớng nhất định. Do đó, trong quá trình quản lý hoạt động chăm sóc trẻ, phải làm cho các tác động trở thành một hệ thống, chỉ có nhƣ vậy mới tạo ra sự phát triển của trẻ một cách toàn diện trên các lĩnh vực nhƣ mục tiêu đã đề ra.

3.1.3. Nguyên tắc phát triển

của bản thân hoạt động chăm sóc trẻ, làm cho chất lƣợng của nó không ngừng đƣợc nâng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

Muốn vậy, các giải pháp phải xuất phát từ những vấn đề hiện tại của đội ngũ CBQL, GV trƣờng mầm non, của các điều kiện đảm bảo chất lƣợng hoạt động giáo dục trẻ 5 - 6 tuổiđể nâng cao chất lƣợng hoạt động này ở mức cao nhất có thể. Đồng thời chúng phải hƣớng tới đảm bảo sự phát triển chất lƣợng đội ngũ GV và cán bộ quản lý, CSVC, trang thiết bị,... để không ngừng nâng cao chất lƣợng chăm sóc trẻ. Nguyên tắc này xuất phát từ sự vận động và phát triển tất yếu - liên tục và ngày càng cao của nhu cầu xã hội về chất lƣợng giáo dục trong đó có giáo dục MN.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả và tính khả thi

Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp nâng cao chất lƣợng hoạt động giáo dục trẻ 5 - 6 tuổiđƣợc đề xuất phải dựa trên cơ sở lý luận khoa học, dựa trên sự phân tích thực tiễn, đáp ứng với các yêu cầu thực tế để đảm bảo cho hoạt động giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi đạt hiệu quả cao - đảm bảo chất lƣợng cao với chi phí, thời gian và công sức thấp nhất; đồng thời phải đảm bảo tính khả thi cao - có thể vận dụng đƣợc vào thực tiễn quản lý hoạt động giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi tại các trƣờng MN huyện Tây Giang.

3.1.5. Nguyên tắt đảm bảo tính đồng bộ

Nguyên tắc này xuất phát từ bản chất quản lý hoạt động giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi ở các trƣờng MN huyện Tây Giang. Việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ 5 - 6 tuổiở các trƣờng MN huyện Tây Giang phải là sự đồng bộ của các khâu trong quá trình quản lý: Mục tiêu, chƣơng trình đến nội dung, phƣơng pháp và kiểm tra, đánh giá. Sự đồng bộ trong các biện pháp quản lý cũng đòi hỏi sự chú ý toàn diện quản lý hoạt động giáo dục trẻ 5 - 6 tuổivà các yếu tố tham gia vào quản lý hoạt động giáo dục trẻ 5 - 6 tuổinhƣ: Đội ngũ CBQL, GV và PHHS, xây dựng chƣơng trình, chuẩn bị cơ sở vật chất, các nội dung thực hiện... Chỉ khi đề xuất và thực hiện đƣợc đồng bộ các biện pháp quản lý thì hiệu quả và chất lƣợng tổ chức hoạt động giáo dục trẻ 5 - 6 tuổiở các trƣờng MN huyện Tây Giang mới đạt kết quả.

Trong mỗi biện pháp đều có thế mạnh riêng cho nên cần đƣợc phối hợp vận dụng một cách linh hoạt, trong quá trình quản lý hoạt động giáo dục trẻ 5 - 6 tuổiđể đạt đƣợc hiệu quả.

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trƣờng mầm non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam trƣờng mầm non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh về tầm quan trọng của quản lý hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi tầm quan trọng của quản lý hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi

3.2.1.1 Mục tiêu, ý nghĩa của biệp pháp

động của một tổ chức, cá nhân. CB, GV và PHHS là đội ngũ quan trọng trong nhà trƣờng vì họ là những ngƣời lao động chủ yếu, trực tiếp tạo ra sản phẩm giáo dục. Trong quá trình phát triển của nhà trƣờng nói riêng, nâng cao chất lƣợng giáo dục nói chung, việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ CB, GV, PHHS là một khâu quan trọng và cần đặt lên hàng đầu, từ việc nâng cao nhận thức sẽ làm nền tảng dẫn đến việc nâng cao năng lực, nâng cao niềm tin sƣ phạm, phát triển tình cảm yêu nghề, yêu trẻ cho đội ngũ GV. Tạo sự nhất trí, đồng thuận ngay trong lãnh đạo ngành, nhà trƣờng: Chi bộ, Ban giám hiệu, Công đoàn trƣờng, tổ chuyên môn, trên cơ sở đó tạo thành quyết tâm chung của tập thể GV, PHHS trong toàn trƣờng. Giúp cho CB, GV và PHHS nhận thức rõ tính cấp thiết và nhận thức đúng đắn, đây là yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục, là điều kiện trực tiếp để nâng cao chất lƣợng giáo dục; mặt khác, đây cũng là thách thức cho đội ngũ QL và GV cần phải đáp ứng, và cũng là cơ hội phát triển của mỗi GV, PHHS và của mỗi nhà trƣờng trong thời kỳ hội nhập, khoa học kỹ thuật phát triển.

Việc nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, PHHS về ý nghĩa, tầm quan trong của hoạt động giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi là tiền đề, cơ sở quan trọng để CBQL, GV và PHHS lập kế hoạch tổ chức, và kiểm tra đánh giá.

Nhằm nâng cao nhận thức của CBQL, GV và PHHS về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi làm cho các thành viên thấy đƣợc quản lý tốt hoạt động giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng chăm sóc giáo dục trẻ ở trƣờng mầm non. Đất nƣớc đang bƣớc vào giai đoạn phát triển và hội nhập, điều đó đặt ra những thách thức mới cho sự nghiệp giáo dục, những yêu cầu mới đối với đội ngũ GVMN. Vì vậy đổi mới hoạt động giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi là một yêu cầu cấp bách trong thời kì đổi mới.

Biện pháp nâng cao nhận thức đóng vai trò mở đƣờng cho các biện pháp khác, bởi vì nó là cơ sở làm cho đối tƣợng hiểu và tự nguyện hành động vì mục tiêu chung. Chính vì vậy, ngƣời CBQL phải luôn tìm cách nâng cao nhận thức cho mỗi cá nhân về vị trí, vai trò, nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi trong trƣờng mầm non.

Bằng các biện pháp của mình, Hiệu trƣởng tạo ra động lực để mọi ngƣời cùng nhau tích cực thực hiện đổi mới nội dung, phƣơng pháp, hình thức tổ chức hoạt động CS, ND trẻ, hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giáo, góp phần thực hiện mục tiêu của nhà trƣờng.

3.2.1.2. Nội dung thực hiện biện pháp

Nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của hoạt động giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi cho

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi ở các trường mầm non huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 77)