Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phát trẻ mẫu giáo 5-6 tuổiở các trƣờng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi ở các trường mầm non huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 59 - 62)

8. Kết cấu luận văn

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phát trẻ mẫu giáo 5-6 tuổiở các trƣờng

trƣờng mầm non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

2.4.1. Thực trạng quản lý mục tiêu giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Tây Giang

Quá trình lãnh đạo, điều hành của ngƣời CBQL cần tập trung thực hiện tốt các chức năng quản lý. Hiệu trƣởng càng thực hiện tốt chức năng quản lý thì sẽ mang lại kết quả càng cao và ngƣợc lại. Đề tài khảo sát kiến đánh giá của 16 CBQL, 120 GV về chức năng lập kế hoạch tổ chức các HĐGD trẻ 5- 6 tuổi. Kết quả khảo sát đƣợc thu qua bảng 2.6 dƣới đây.

Bảng 2.6. Thực trạng quản lý mục tiêu giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non huyện Tây Giang

TT Nội dung Mức độ thực hiện X Thứ bậc Yếu Trung bình Khá Tốt SL % SL % SL % SL % 1 Phân tích, tổng hợp các căn cứ để xác lập mục tiêu giáo dục trẻ 53 39.0 32 23.5 25 18.4 26 19.1 2.18 4 2 Xác định mục tiêu tổng quát trong hoạt động giáo dục trẻ của nhà trƣờng

20 14.7 35 25.7 20 14.7 61 44.9 2.90 2

3

Phân tích, đánh giá những điều kiện, khả năng thực hiện các hoạt động giáo dục trẻ của giáo viên, nhân viên cũng nhƣ mức độ đã đạt đƣợc của trẻ

71 52.2 25 18.4 30 22.1 10 7.4 1.85 6

4

Dựa trên cơ sở tâm lý lứa tuổi và điều kiện nhà trƣờng để huy động các nguồn lực đạt mục tiêu

53 39.0 32 23.5 25 18.4 26 19.1 2.10 5

5

Xác định yêu cầu chung cho từng loại hình hoạt động theo độ tuổi của trẻ và mức độ đạt đƣợc

20 14.7 35 25.7 20 14.7 61 44.9 2.90 2

6

Trao đổi với giáo viên để xây dựng kế hoạch năm học: xác định mục tiêu của trƣờng; kết quả mong đợi phù hợp với tiềm năng phát triển của trẻ; dự kiến các chủ đề chính, nhánh.

Kết quả khảo sát cho thấy, quản lý mục tiêu tổ chức các HĐGD cho trẻ đƣợc đánh giá với trị trung bình từ 1.85 đến 3.14 ở mức độ trung bình, khá (Min=1. Max=4). Cụ thể nhƣ sau:

Kết quả khảo sát tác giả thấy nội dung đƣợc các trƣờng thực hiện có hiệu quả nhất là “Trao đổi với giáo viên để xây dựng kế hoạch năm học: xác định mục tiêu của trường; kết quả mong đợi phù hợp với tiềm năng phát triển của trẻ; dự kiến các chủ đề

chính, nhánh.” có điểm trung bình X = 3.14. Một trong những nội dung của mục tiêu

cần vạch ra đƣợc yêu cầu, mục tiêu, đích cần đạt. Đây là nội dung rất quan trọng trong công tác quản lý, trong đó phổ biến về mục tiêu, kế hoạch, thời gian, tiến độ đến toàn bộ CBQL, GV trong nhà trƣờng, từ đó mỗi đối tƣợng có kế hoạch thực hiện cho mục tiêu của HĐGD cho trẻ mẫu giáo. Xếp thứ 2 với điểm trung bình X = 2.90 là nội dung

“Xác định yêu cầu chung cho từng loại hình hoạt động theo độ tuổi của trẻ và mức độ

đạt được”. Bên cạnh đó, một số nội dung chƣa đƣợc chú trọng nhƣ: Phân tích, đánh

giá những điều kiện, khả năng thực hiện các hoạt động giáo dục trẻ của giáo viên, nhân viên cũng như mức độ đã đạt được của trẻ; Dựa trên cơ sở tâm lý lứa tuổi và điều kiện nhà trường để huy động các nguồn lực đạt mục tiêu.

Điều đó cho thấy, lãnh đạo các trƣờng mới chỉ quan tâm đến xác định mục tiêu, chỉ đạo thực hiện mục tiêu đó mà chƣa sát sao, kiểm soát thực hiện mục tiêu đó nhƣ thế nào, hiệu quả ra sao, và chƣa xác định tính khả thi của kế hoạch. Thực tế qua khảo sát cho thấy:

- Đa số nhà trƣờng chƣa có kế hoạch cụ thể cho từng tháng, tuần và cho từng điểm trƣờng, chỉ có kế hoạch chung theo năm theo sự chỉ đạo của Phòng và đã đƣợc ký duyệt.

- Kế hoạch phối hợp đƣợc nhà trƣờng thực hiện ngay từ đầu năm học với nhiệm vụ chính là huy động, vận động học sinh ra lớp và duy trì sĩ số, nhiều trƣờng chƣa xây dựng thành chƣơng trình cụ thể và có qui chế phối hợp nên hiệu quả còn thấp, nguyên nhân do công tác tham mƣu, công tác dân vận còn hạn chế ở nhiều trƣờng.

- Công tác hoàn thiện CSVC, không gian trƣờng lớp nhiều trƣờng không chủ động đƣợc (do nguồn kinh phí cấp cho xây dựng thấp, chủ yếu chỉ sửa chữa nhỏ), nên kế hoạch và lộ trình không thực hiện đƣợc. Công tác bồi dƣỡng giáo viên chƣa có chiều sâu, trƣờng không phân loại đối tƣợng giáo viên, không có cốt cán để làm nhân tố bồi dƣỡng, còn thiếu tính khoa học về diễn biến tâm lý lứa tuổi, đa phần GV chƣa đầu tƣ, nghiên cứu cho hoạt động này.

- Công tác thi đua chậm đổi mới, chƣa đáp ứng với những yêu cầu hiện nay về các nội dung mới, đánh giá còn theo cảm tính, kinh nghiệm, chung chung. Các hoạt

động phong trào còn nhiều hạn chế, tổ chức khuôn mẫu, máy móc thiếu tính sáng tạo, nhiều giáo viên chỉ biết đơn thuần giảng dạy, thiếu quan tâm thực tế (do hồ sơ sổ sách phải làm nhiều, không có điều kiện tiếp cận các thông tin nhất cũng nhƣ học hỏi nâng cao), ...

Một nội dung quan trọng trong việc xác định tính hiệu quả, tính khả thi của việc lập kế hoạch đó chính là chú ý tìm hiểu nhu cầu của GV, NV. Thực tế là khi xây dựng kế hoạch HĐND cho trẻ Nhà trƣờng chủ yếu dựa vào kế hoạch của cấp trên (Phòng GD&ĐT) và cơ quan chủ quản và cơ bản dựa vào kế hoạch của nhà trƣờng ở các năm trƣớc, mà chƣa chú ý tìm hiểu nhu cầu, mong đợi của các đối tƣợng liên quan đến việc thực hiện HĐND cho trẻ. Trao đổi với các thầy cô giáo ở trƣờng thì đa số các thầy cô không thấy nhà trƣờng thực hiện vấn đề này. Điều này cho thấy công việc này không đƣợc phổ biến công khai, do vậy tác động không tốt đến chất lƣợng đến việc lập kế hoạch.

Kết quả khảo sát cho thấy, mặc dù phần lớn CB, GV nắm vững kiến thức về HĐND nhƣng trong quá trình thiết kế hay tổ chức thực hiện các hoạt động hay xác định nguồn lực còn còn tỏ ra lúng túng…Đặc biệt là xây dựng tiêu chí, thang bậc kiểm tra đánh giá mục tiêu, tích cực chủ động của mỗi đối tƣợng tham gia giáo dục có phần hạn chế hơn đồng thời các công việc quyết định hiệu quả của mục tiêu quản lý nhƣ xác định hệ thống công việc với quỹ thời gian cụ thể thực hiện; xác định các nguồn lực cần huy động; kiểm tra tính hợp lý và khả thi của kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp chỉ thực hiện mức độ trung bình yếu.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi ở các trường mầm non huyện tây giang tỉnh quảng nam (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)