8. Kết cấu luận văn
1.4.2. Quản lý nội dung hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Việc thực hiện đúng và đủ nội dung chƣơng trình là yêu cầu bắt buộc của mỗi giáo viên vì thế Hiệu trƣởng phải thƣờng xuyên chỉ đạo tốt công tác này. Đảm bảo nội dung chƣơng trình là đảm bảo nội dung kiến thức của lớp học, cấp học, đảm bảo chất lƣợng giảng dạy, đồng thời giúp ngƣời quản lý đánh giá chính xác kết quả và chất lƣợng dạy học của trƣờng. Quản lý nội dung hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi cần thực hiện [23, tr.12]
Tổ chức bồi dƣỡng và triển khai nghiêm túc cho giáo viên về cách soạn kế hoạch giáo dục ngày, tháng, năm; giáo án, giúp giáo viên nắm vững chƣơng trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Khi giáo viên nắm vững nội dung chƣơng trình giáo dục thì việc triển khai thực hiện mới đúng trọng tâm và đạt kết quả. Quan tâm đến các ý tƣởng, ý kiến sáng tạo, phát huy quyền chủ động, tính tích cực của giáo viên trong quá trình thực hiện chƣơng trình giáo dục. Tạo điều kiện cho giáo viên đƣợc thƣờng xuyên cập nhật kiến thức mới về nội dung chƣơng trình, có điều kiện học tập kinh nghiệm bạn đồng nghiệp, đảm bảo tốt điều kiện để giáo viên thực hiện chƣơng trình giáo dục. Lắng nghe cũng nhƣ có sự quan tâm sâu sát quá trình giáo viên thực hiện chƣơng trình để có sự chỉ đạo, uốn nắn, góp ý giúp cho giáo viên thực hiện tốt nội dung chƣơng trình giáo dục. Quan sát quá trình giáo viên thực hiện chƣơng trình để đảm bảo sự đầy đủ, không bỏ sót, tránh tình trạng giáo viên cho trẻ ngồi chơi, không tổ chức giảng dạy, giáo dục trẻ theo quy định. Kết quả hoạt động học tập theo chƣơng trình giáo dục ở lứa tuổi mầm non không thể hiện bằng điểm số, kết quả thể hiện ở trẻ còn tùy thuộc vào sự phát triển tâm sinh lý của từng trẻ, không áp đặt, không áp lực, trẻ chƣa biết phản ánh về việc học tập ở trƣờng, lớp nên dễ dẫn đến tình trạng giáo viên không tổ chức đúng và đầy đủ nội dung chƣơng trình giáo dục.
Để quản lý nội dung hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, hiệu trƣởng trƣờng mầm non, trƣớc hết phải phân tích, tổng hợp các căn cứ để xác lập mục tiêu giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi. Theo đó, hiệu trƣởng phải nắm vững Chƣơng trình giáo dục mầm non và Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 - 6 tuổi. Đây là những căn cứ pháp lý quan trọng của việc xác lập mục tiêu giáo dục của các lớp mẫu giáo lớn. Trên cơ sở đó, hiệu trƣởng phân tích, đánh giá những điều kiện, khả năng thực hiện chƣơng trình của giáo
viên, cũng nhƣ mức độ đã đạt đƣợc của trẻ em sẽ bƣớc vào các lớp mẫu giáo lớn so với Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi. Đồng thời, hiệu trƣởng cần tính đến các điều kiện về cơ sở vật chất – kỹ thuật của nhà trƣờng. Từ đó, xác định mục tiêu tổng quát trong giáo dục trẻ 5 – 6 tuổi của nhà trƣờng.
Từ mục tiêu tổng quát trong hoạt động giáo dục trẻ 5- 6 tuổi, hiệu trƣởng tận dụng vai trò tƣ vấn của Hội đồng Giáo dục để xác định yêu cầu chung cho từng loại hình hoạt động giáo dục theo chƣơng trình dành cho mẫu giáo lớn.
Hƣớng dẫn GV thực hiện các hoạt động giáo dục trẻ 5 – 6 tuổi thực hiện các yêu cầu chung về phát triển thể chất, tình cảm, quan hệ xã hội, ngôn ngữ, giao tiếp và nhận thức của trẻ 5- 6 tuổi thông qua từng loại hình hoạt động vui chơi, học tập, lao động và lễ hội phải đƣợc quán triết đến giáo viên ngay từ đầu năm học.
Đến lƣợt mình, tổ chuyên môn và giáo viên các lớp mẫu giáo lớn phải cụ thể hóa mục tiêu tổng quát và yêu cầu chung đó vào việc chuẩn bị và tổ chức hoạt động cho trẻ em theo hƣớng nâng dần khả năng đáp ứng của các em so với yêu cầu đƣợc nêu ra trong Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5- 6 tuổi, đồng thời dành sự quan tâm cao cho mục tiêu chuẩn bị mọi mặt cho các em bƣớc vào lớp 1, thúc đẩy sự chuyển đổi từ hoạt động vui chơi là chính sang hoạt động học tập là chính [23, tr.18]
Tổ chức bồi dƣỡng giáo viên trong thực hiện hoạt động giáo dục trẻ 5 – 6 tuổi trong trƣờng MN: Trong giáo dục mầm non, giáo viên là nhân tố quyết định chất lƣợng các hoạt động giáo dục trẻ em, vì vậy nắm chắc thực lực, sử dụng hợp lý và bồi dƣỡng giáo viên có hiệu quả là nhiệm vụ hết sức quan trọng của ngƣời quản lý. Từ đó suy ra rằng, quản lý và bồi dƣỡng giáo viên là một nội dung trọng yếu của quản lý hoạt động giáo dục trẻ 5 – 6 tuổi ở trƣờng mầm non. Nội dung này cần đƣợc triển khai trên các mặt chủ yếu sau đây.
Tổ chức bố trí, phân công giáo viên có phẩm chất, năng lực phù hợp với nhiệm vụ giáo dục trẻ ở các lớp mẫu giáo lớn: Để làm đƣợc điều đó, hiệu trƣởng trƣờng mầm non cần nắm vững nhu cầu sử dụng giáo viên trong thực hiện hoạt động giáo dục trẻ 5 – 6 tuổi tuổi; hiểu rõ mạnh, yếu của đội ngũ và từng giáo viên trong giảng dạy để bố trí, sử dụng đúng sở trƣờng và hạn chế sở đoản của mỗi ngƣời. Vì vậy, Ban giám hiệu trƣờng mầm non thƣờng bố trí xen kẽ giáo viên có kinh nghiệm với các giáo viên khác ở tất cả các lớp, không đƣợc ƣu tiên bố trí giáo viên giỏi cho riêng khối lớp nào. Hàng năm nhà trƣờng thực hiện việc luân chuyển giáo viên giữa các khối lớp tạo điều kiện cho giáo viên tích lũy kinh nghiệm giáo dục tất cả các lứa tuổi trẻ em mầm non. Tuy nhiên, do yêu cầu chuẩn bị tốt cho trẻ bƣớc vào lớp 1, thực hiện thúc đẩy sự phát triển ở trẻ các hoạt động học tập nên hiệu trƣởng phải chú ý phân công những giáo viên nòng cốt tại từng lớp mẫu giáo lớn là ngƣời nắm vững các hoạt động giáo dục trẻ 5 - 6
tuổi, hiểu rõ đặc điểm tâm lý của lứa tuổi này, đồng thời bảo đảm sự đoàn kết, bù trừ, hỗ trợ lẫn nhau của các giáo viên trong từng lớp.
Xây dựng và triển khai chƣơng trình giáo dục mầm non mới theo hƣớng tích hợp các nội dung hoạt động giáo dục theo chủ điểm, tổ chức các hoạt động cho trẻ, đặc biệt là hoạt động vui chơi phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý lứa tuổi và yêu cầu giáo dục trẻ.
- Cải tiến cách theo dõi, đánh giá chất lƣợng phát triển của trẻ.
- Tăng cƣờng cung cấp thiết bị, đồ chơi phục vụ đổi mới nội dung, phƣơng pháp giáo dục mầm non.
- Xây dựng thực hiện mục tiêu giáo dục
- Chủ động quản lý việc đổi mới phƣơng pháp giáo dục
- Thực hiện xây dựng các điều kiện thực hiện chƣơng trình giáo dục - Hƣớng dẫn thực hiện về công tác kiểm tra đánh giá giáo viên.
1.4.3. Quản lý phương pháp, hình thức hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Để đổi mới phƣơng pháp GDMN, đáp ứng yêu cầu thực hiện hoạt động giáo dục trẻ MN thành công, cần xây dựng đƣợc quan niệm đúng làm cơ sở định hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học, tạo ra phong trào thực hiện đổi mới phƣơng pháp trong toàn ngành, đó là:
+ Về mục đích: Đổi mới phƣơng pháp tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ,
chuyển từ phƣơng pháp giáo dục coi “ngƣời giáo viên là trung tâm”, thành phƣơng pháp GD coi “trẻ là trung tâm”, vận dụng phƣơng pháp dạy học tính cực chính là chìa khoá giúp đạt đƣợc mục đích đổi mới trong giáo dục trẻ MN.
+ Về nội dung: phƣơng pháp mới phù hợp với trẻ, giáo viên, với nội dung kiến
thức khoa học và điều kiện giảng dạy của giáo viên; đƣợc ngƣời giáo viên dày công suy nghĩ để thiết kế bằng khả năng và tâm huyết của mình.
+ Yêu cầu: đổi mới phƣơng pháp dạy học GDMN, đáp ứng yêu cầu thực hiện hoạt
động giáo dục trẻ MN đƣợc tuyên truyền sâu rộng trong xã hội. Đối với cán bộ, giáo viên có ý thức, thái độ, động cơ, lập trƣờng tƣ tƣởng kiên định. Biến động cơ thành hành động thƣờng xuyên, ngƣời ngƣời thực hiện, gây dựng phong trào trong toàn ngành.
Đổi mới phƣơng pháp GDMN, đáp ứng yêu cầu thực hiện hoạt động giáo dục trẻ MN là quá trình kiên trì, bền bỉ đòi hỏi ngƣời giáo viên phải có tâm huyết cao để thay đổi cách làm việc, cách dạy cũ không còn phù hợp bằng cách làm mới, cách dạy mà ở đó dạy cho trẻ cách học, cách làm việc, cách học làm chủ nhận thức, tƣ duy sáng tạo.
Tăng cƣơng đổi mới phƣơng pháp dạy, phƣơng pháp học vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật, là sự kết hợp hài hoà, phù hợp thực tiễn các yếu tố của
quá trình dạy học. Đổi mới phƣơng pháp hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trƣờng mầm non cần đáp ứng yêu cầu thực hiện chƣơng trình GDMN cho trẻ 5 - 6 tuổi trẻ là quá trình kiên trì, bền bỉ đòi hỏi ngƣời giáo viên phải có tâm huyết cao để thay đổi cách làm việc, cách dạy cũ không còn phù hợp bằng cách làm mới, cách dạy mà ở đó dạy cho trẻ cách học, cách làm việc, cách học làm chủ nhận thức, tƣ duy sáng tạo. Để quản lý đổi mới phƣơng pháp, hình thức GDMN đáp ứng yêu câu thực hiện chƣơng trình GDMN cho trẻ 5 - 6 tuổi trẻ, ngƣời hiệu trƣởng cần:
Bồi dƣỡng đội ngũ CBQL về đổi mới phƣơng pháp, hình thức và thống nhất trong chỉ đạo.
Bồi dƣỡng giáo viên thƣờng xuyên, giúp họ nắm vững lý luận phƣơng pháp, hình thức dạy học tích cực, tổ chức các hoạt động nhận thức tích cực cho trẻ.
Hƣớng dẫn giáo viên sử dụng đa dạng các phƣơng pháp và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ trong trƣờng MN.
Gắn việc đổi mới phƣơng pháp hoạt động giáo dục trẻ 5 -6 tuổi, đáp ứng yêu cầu thực hiện hoạt động giáo dục trẻ 5 -6 tuổi vào các tiêu chuẩn thi đua của cá nhân, đơn vị.
Chỉ đạo xây dựng và tạo điều kiện tốt nhất trong điều kiện cho phép phục vụ cho đổi mới phƣơng pháp hoạt động giáo dục trẻ 5 -6 tuổi, đáp ứng yêu cầu thực hiện hoạt động giáo dục trẻ 5 -6 tuổi.
Tổ chức Hội nghị, Hội thảo chuyên đề về đổi mới phƣơng pháp hoạt động giáo dục trẻ 5 -6 tuổi, đáp ứng yêu cầu thực hiện hoạt động giáo dục trẻ 5 -6 tuổi.
Hiệu trƣởng và tổ trƣởng chuyên môn chỉ đạo giáo dục theo hƣớng tích hợp, phát huy tính tích cực của trẻ: Hoạt động giáo dục trẻ 5 – 6 tuổi trong trƣờng mầm non đã xác định có các loại hình giáo dục trẻ là: tổ chức hoạt động vui chơi, hoạt động học tập, hoạt động lao động và hoạt động lễ hội. Ở lứa tuổi càng nhỏ thì các hoạt động đƣợc tích hợp trong các sinh hoạt ở mức độ vừa phải, phù hợp với đặc điểm tâm lý của các em; nhƣng ở lứa tuổi mẫu giáo lớn (trẻ 5 - 6 tuổi) mức độ tích hợp sẽ phải tăng dần và có hƣớng đích tập trung vào hoạt động học tâp: “chơi mà học”, “lao động mà học”, “tham gia lễ hội mà học”. Vì vậy, các chủ thể quản lý phải thƣờng xuyên nhắc nhở giáo viên các lớp trẻ 5 - 6 tuổi quan tâm định hƣớng nhận thức, tình cảm, ý chí cho trẻ trong tổ chức bất kỳ loại hình hoạt động nào, đồng thời thông qua các loại hình hoạt động đó đánh giá chính xác sự phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, kĩ năng sống, nhận thức tự nhiên, xã hội và trình độ ngôn ngữ của các em...[39, tr.18]