8. Kết cấu luận văn
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp
T T Tính cần thiết Mức độ cần thiết % X TB Không cần thiết Ít cần thiết Cần thiết Rất cần thiết 1
Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh về tầm quan trọng của quản lý hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi
/ 16.7 16.7 66.7 3.50 1
2
Phát triển chƣơng trình giáo dục mầm non phù hợp với đặc thù huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
/ 23.3 10.0 66.7 3.43 2
3
Bồi dƣỡng giáo viên về nội dung, hình thức, phƣơng pháp giáo dục phát triển trí tuệ cho trẻ 5-6 tuổi
/ 26.7 6.7 66.7 3.40 3
4
Xây dựng và thực hiện tốt các chế độ, chính sách giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
/ 20.0 40.0 40.0 3.20 6
5 Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong
giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi / 30.0 16.7 53.3 3.23 5 6
Tăng cƣờng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi / 31.0 18.0 51.0 3.39 4 3.5 3.43 3.4 3.2 3.23 3.39 3 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 3.6 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP6 ĐTB ĐTB
Qua kết quả khảo sát cho thấy, cả 6 biện pháp đều đƣợc đánh giá ở mức độ cần thiết cao, không có biện pháp nào đƣợc đánh giá là không cần thiết. Điểm đánh giá trung bình của cả 6 biện pháp đƣợc đánh giá từ 3.20 đến 3.50 (Min 1; max =4).
Bảng 3.2. Đánh giá của CBQL, GV về tính khả thi của các biện pháp quản lý
TT Tính khả thi Mức độ khả thi % X TB Không khả thi Ít khả thi Khả thi Rất khả thi 1
Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh về tầm quan trọng của quản lý hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi
33.3 10.0 56.7 3.23 1
2
Phát triển chƣơng trình giáo dục mầm non phù hợp với đặc thù huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
20.0 33.3 46.7 3.27 2
3
Bồi dƣỡng giáo viên về nội dung, hình thức, phƣơng pháp giáo dục phát triển trí tuệ cho trẻ 5-6 tuổi
26.7 23.3 50.0 3.23 3
4
Xây dựng và thực hiện tốt các chế độ, chính sách giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
26.7 40.0 10.0 3.07 4
5
Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
50.0 16.7 33.3 2.83 6
6
Tăng cƣờng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
3.23 3.27 3.23 3.07 2.83 2.93 2.6 2.7 2.8 2.9 3 3.1 3.2 3.3 3.4 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP6 ĐTB ĐTB
Biểu đồ 3.2. Đánh giá của CBQL, GV về tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo theo hướng phát triển năng lực học sinh
Qua kết quả khảo sát cho thấy, cả 06 biện pháp đều đƣợc đánh giá ở mức độ khả thi, không có biện pháp nào đƣợc đánh giá là không khả thi. Điểm đánh giá trung bình của cả 6 biện pháp từ 2.83 đến 3.27
Số liệu trong các bảng trên cho thấy, về cơ bản các biện pháp nêu trên đều đƣợc các nhà quản lý, cán bộ nguồn CBQL, GV tán thành và đánh giá có khả thi. Trong những biện pháp trên có biện pháp đều rất cần thiết, nhƣng để tổ chức thực hiện tức là mức độ khả thi lại đòi hỏi, yêu cầu ở những góc độ khác, và cần sự nỗ lực không chỉ yếu tố nội lực mà ngoại lực ngành giáo dục.
Điều đó chứng tỏ 06 biện pháp chúng tôi đƣa ra là cần thiết và có khả năng vận dụng vào thực tế quản lý hoạt động giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi tại các trƣờng MN huyện Tây Giang.
Từ căn cứ này, có thể thấy nếu các biện pháp trên đƣợc áp dụng trong những điều kiện thuận lợi nhƣ đã nói, chắc chắn việc tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi trong các trƣờng MN sẽ đạt đƣợc hiệu quả cao.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trƣờng mầm non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam là rất cần thiết cho việc nâng cao chất lƣợng các HĐGD cho trẻ nói riêng và chất lƣợng giáo dục nói chung ở trƣờng Mầm non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Các biện pháp nêu trên đều đƣợc các chuyên gia quản lý giáo dục, các nhà quản lý có kinh nghiệm khẳng định tính cần thiết và tính khả thi cao.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Công tác quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nói chung và tại các trƣờng mầm non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam nói riêng có vai trò ý nghĩa quan trọng. Hoạt động giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi là một bộ phận quan trọng chủ yếu trong toàn bộ quá trình tổ chức giáo dục trong các trƣờng mầm non. Nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi tại các trường MN huyện Tây Giang”, tác giả thu đƣợc kết quả sau:
1.1. Trên cơ sở kế thừa các thành quả nghiên cứu, luận văn đã xây dựng đƣợc cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu về các khái niệm, làm sáng tỏ hệ thống lý luận về hoạt động nuôi dƣỡng, chăm sóc cho trẻ ở trƣờng mầm non. Đặc biệt, Hoạt động giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi ở trƣờng mầm non đƣợc thực hiện thông qua tổ chức, hƣớng dẫn trẻ em từ 60 tháng đến 72 tháng tuổi tiến hành các hoạt động vui chơi, học tập, lao động và lễ hội nhằm phát triển thể chất, tình cảm, quan hệ xã hội, ngôn ngữ, giao tiếp và nhận thức của các em. Quản lý hoạt động giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi ở trƣờng mầm non là là quá trình hiệu trƣởng tác động tới các tổ chức và cá nhân cán bộ, giáo viên thuộc quyền nhằm điều khiển và phối hợp việc tổ chức các hoạt động vui chơi, học tập, lao động và lễ hội của trẻ em từ 60 đến 72 tháng tuổi, thông qua đó phát triển thể chất, tình cảm, quan hệ xã hội, ngôn ngữ, giao tiếp và nhận thức của các em, đáp ứng yêu cầu chuẩn bị mọi mặt cho trẻ bƣớc vào lớp 1.
Đặc biệt đề tài phân tích các nội dung cốt lõi của quá trình quản lý hoạt động giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi ở trƣờng mầm non. Quản lý hoạt động giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi ở trƣờng mầm non có nội dung rất phong phú, bao gồm: 1) Quản lý mục tiêu hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non; 2) Quản lý nội dung hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi; 3) Quản lý phƣơng pháp, hình thức hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi; 4). Quản lý các điều kiện giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi; 5). Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
1.2. Qua điều tra thực trạng quản lý HĐGD trẻ tại các trƣờng MN huyện Tây Giang, có thể đƣa ra một số kết quả:
Quản lý HĐGD trẻ nói chung và trẻ 5- 6 tuổi nói riêng có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng GDMN, tạo tiền đề vững chắc bƣớc tiến vào cuộc đời.
Thực trạng quản lý HĐGD trẻ tại các trƣờng MN đã đƣợc thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng và đạt đƣợc những hiệu quả nhất định. Bên cạnh mặt tích cực, quản lý HĐGD trẻ còn nhiều hạn chế về mức độ nhận thức; kế hoạch thiếu khả thi, nội dung, hình thức và phƣơng pháp tổ chức HĐGD trẻ còn nghèo nàn; năng
lực quản lý yếu kém hơn nữa áp lực, chính sách dành cho đội ngũ giáo viên còn hạn chế...
Quản lý HĐGD trẻ tại tại các trƣờng MN huyện Tây Giang còn có nhiều khó khăn, hạn chế do nhiều nguyên nhân nhƣ: trình độ chuyên môn của GV không đồng đều; nguồn lực thiếu, không đồng bộ, nhận thức phiến diện...
Những thực trạng đƣợc phân tích, trình bày ở trên là cơ sở thực tiễn để tác giả đề xuất, hoàn thiện các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trƣờng mầm non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới sẽ đƣợc trình bày ở chƣơng 3.
1.3. Dựa trên cơ sở lý luận và những hạn chế về mặt thực trạng, đề tài đề xuất 06 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi tại các trƣờng MN huyện Tây Giang.
Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất đều rất cần thiết với trị TB từ 3.20 đến 3,50 và khả thi với Trị TB từ 2.83 đến 3.23.
Tính khả thi đƣợc đánh giá thấp hơn tính thực tiễn. Với các giải pháp đƣợc đánh giá có tính khả thi cao chủ yếu là phát huy nội lực trong ngành giáo dục trong đó chủ đạo là cán bộ và giáo viên MN về nhận thức, từ bồi dƣỡng chuyên môn về đổi mới nội dung, phƣơng pháp và hình thức chăm sóc trẻ. Với biện pháp Xây dựng và hoàn chỉnh chế độ, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ giáo viên, nhân viên trong các
trường mầm non thực hành có tính cần thiết cao nhƣng khả thi thấp, điều này cho thấy
để thực hiện công tác giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi có hiệu quả không chỉ dựa vào các yếu tố nội lực của ngành giáo dục mà còn phụ thuộc vào các chủ trƣơng chính sách của các cấp chính quyền, thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục, mối quan hệ giữa nhà trƣờng gia đình và xã hội do đó cần có sự nỗ lực rất lớn, tích cực tham mƣu đắc lực và thực hiện xã hội hóa giáo dục của các cấp quản lý giáo dục.
Để có thể hạn chế, khắc phục các điểm yếu nói trên, phát huy những điểm mạnh của nhà trƣờng trong hoạt động chăm sóc trẻ, luận văn đề xuất 06 biện pháp cụ thể. Các biện pháp đề xuất có sự cần thiết, tính khả thi cao, cần đƣợc thực hiện đồng bộ để quản lí hoạt động chăm sóc đạt hiệu quả, nâng cao chất lƣợng GDMN.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với UBND huyện, Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Nam
Thƣờng xuyên mở các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý, tổ chức các chuyên đề, hội thảo về công tác quản lý hoạt động giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi cho cán bộ quản lý trƣờng mầm non đƣợc trao đổi học tập kinh nghiệm lẫn nhau.
Cần có các văn bản bổ sung và cụ thể hóa các quyết định quản lý của ngành về công tác chăm sóc-giáo trẻ trong các trƣờng mầm non.
Cần hoàn thiện các hƣớng dẫn triển khai hoạt động hoạt động giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi hiện có, đồng thời tiếp tục chỉ đạo các Phòng GD&ĐT và các lãnh đạo các trƣờng thực hiện. Tiếp tục tham mƣu cho UBND tỉnh có các chính sách động viên, khuyến khích đội ngũ GV trong các trƣờng mầm non đặc biệt các trƣờng MN thuộc các xã khó khăn hiện nay.
2.2. Đối với UBND huyện Tây Giang
Các cấp chính quyền coi công tác GDMN, trong đó thực hiện các HĐGD cho trẻ 5 – 6 tuổi là trách nhiệm mình (giống nhƣ công tác phổ cập GD).
Vận động các tổ chức chính trị, các đoàn thể xã hội địa phƣơng thực hiện trách nhiệm của các tổ chức đó đối với trong đó thực hiện các HĐGD cho trẻ 5 – 6 tuổi (trên cơ sở chính sách xã hội hóa GD).
2.3. Đối với Phòng GD&ĐT huyện Tây Giang
Tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn, bồi dƣỡng; tổ chức chuyên đề, thao giảng cho cán bộ quản lý và giáo viên nắm bắt kịp thời những thay đổi của việc thực hiện chƣơng trình giáo dục do cấp Bộ, Sở triển khai.
Tham mƣu với Ủy ban nhân dân huyện Tây Giang có kế hoạch xây dựng mới những trƣờng gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, đã xuống cấp trầm trọng. Tăng cƣờng kinh phí cho việc cải tạo, sữa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất của một số trƣờng khó khăn. Tăng cƣờng kinh phí để nhà trƣờng có điều kiện chăm lo cải thiện đời sống giáo viên.
Tăng cƣờng công tác kiểm tra đánh giá việc thực hiện chƣơng trình Giáo dục mầm non tại các trƣờng, có ý kiến chỉ đạo giúp các trƣờng thực hiện tốt chƣơng trình giáo dục.
Quan tâm và có biện pháp tháo gỡ cùng nhà trƣờng về việc thuê bảo mẫu, cải tổ giờ giấc làm việc của giáo viên mầm non, giúp cho họ có thời gian làm sổ sách, nghiên cứu tài liệu và đầu tƣ cho hoạt động giáo dục trẻ.
2.4. Đối với Hiệu trưởng các trường mầm non
- Xây dựng kế hoạch tổ chức HĐGD cho trẻ cụ thể theo năm, tháng, tuần. Tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra có báo trƣớc, đột xuất nhằm nâng cao chất lƣợng HĐGD cho trẻ.
- Tích cực tham gia các hoạt động có tác dụng nâng cao trình độ nghiệp vụ quản lý nhà trƣờng đặc bịêt là quản lý công tác và chăm sóc trẻ.
- Chăm lo đời sống cho giáo viên, nhân viên động viên kịp thời.
- Vận dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý HĐGD cho trẻ để quản lý nhà trƣờng ngày càng tốt hơn.
2.5. Với giáo viên, nhân viên mầm non
- Đối với giáo viên đứng lớp cần trau dồi kiến thức về chƣơng trình Giáo dục Mầm non trong đó có HĐGD cho trẻ. Tham gia đẩy đủ các buổi tập huấn, chuyên đề các cấp tổ chức. Có ý thức tổ chức kỷ luật, không vi phạm đạo đức nhà giáo. Giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi mọi lúc mọi nơi. Tận tụy với nghề.
- Tuyên truyền với các bậc phụ huynh và phối hợp chặt chẽ trong HĐGD cho trẻ.
- Sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi hiệu quả và có trách nhiệm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Vũ Quốc Anh (2006), Giáo dục mầm non thực trạng và vấn đề cần giải quyết,
NXB Giáo dục. Hà Nội.
[2] Hồ Nguyệt Ánh (2020), Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non ở trường bồi dưỡng cán bộ giáo dục Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ của - Trƣờng CBQLGD TW1.
[3] Ban khoa giáo Trung ƣơng (2002), Giáo dục và Đào tạo trong thời kì đổi mới, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[4] Ban chấp hành Trung ƣơng (2004), Chỉ thị số 40/CT-TW về việc xây dựng, nâng
cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD.
[5] Daniel Tanner và Lauren N. Tanner (1995), Phát triển chương trình: Lý thuyết
trong Thực hành, New York.
[6] Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hƣng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương
lai - Vấn đề và giải pháp, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[7] Đặng Quốc Bảo, Đặng Thị Thanh Huyền (2005), Chỉ số phát triển Giáo dục
trong HDI - Cách tiếp cận và một số kết quả nghiên cứu, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
[8] Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về QLGD, Trƣờng CBQL Giáo dục – Đào tạo, Hà Nội.
[9] Bộ GD&ĐT (2006), Chiến lược phát triển giáo dục 2006 – 2015, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[10] Bộ GD&ĐT (2015), Điều lệ trƣờng mầm non (Ban hành theo Quyết định 04/VBHN-BGDĐT ngày 24/12/2015 của BGD&ĐT) về việc sửa đổi bổ sung một số điều lệ Trƣờng MN.
[11] Bộ GD&ĐT (2011), Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Mầm non năm học
2011 – 2012 (Công văn số 5454/BGDĐT- GDMN ngày 17/8/2011), Hà Nội.
[12] Bộ Bộ GD&ĐT (2010), Quy định về bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi, ban
hành kèm theo Thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT 22/7/2010, Hà Nội.
[13] Bộ GD&ĐT (2010), Thông tư 23/2010/TT-BGDĐT ngày 22/7/2010 hướng dẫn
[14] Bộ GD&ĐT (2013), Chương trình hành động của Ngành Giáo dục & Đào tạo thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011 – 2020 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, ban
hành kèm theo Quyết định số 1215/QĐ-BGDĐT 04/04/2013, Hà Nội.
[15] Bộ GD&ĐT (2013), Chỉ thị về nhiệm vụ trọng tâm của GDMN, GDPT, GDTX,
GDCN năm học 2014 - 2015, số 3008/CT-BGDĐT 18/08/2014, Hà Nội.
[16] Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Quyết định số 149/2006/QĐ-TTg ngày 23/6/2006 về việc phê duyệt Đề án phát triển