8. Kết cấu luận văn
1.4.1. Quản lý mục tiêu hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổiở các trƣờng
trường mầm non
Quản lý mục tiêu hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo ở các trƣờng MN giúp cho việc thực hiện mục tiêu của bậc học mầm non là “Phát triển giáo dục mầm non phù hợp với điều kiện và yêu cầu của từng nơi”. Cũng nhƣ các bậc học khác trong hệ thống giáo dục quốc dân, GDMN cũng có mạng lƣới quản lý từ cấp Bộ xuống các trƣờng, lớp mầm non. Trong công tác quản lý trƣờng MN việc quản lý hoạt động giáo dục trẻ 5 – 6 tuổi trong trƣờng mầm non là công việc trọng tâm, cốt lõi mà việc quản lý các mặt hoạt động khác đều nhằm phục vụ cho hoạt động quan trọng này. Để thực hiện đƣợc mục tiêu bậc học, điều quan trọng là chủ thể quản lý phải hƣớng mọi tác động
của mình vào việc hiện thực hóa mục tiêu, làm cho quá trình hoạt động giáo dục trẻ 5 – 6 tuổi đạt đƣợc mục tiêu đã xác định. Quản lý mục tiêu hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non cần thực hiện. [29, tr.34]
Quản lý thực hiện mục tiêu hoạt động giáo dục trẻ 5 – 6 tuổi trong trƣờng mầm non cần tổ chức, hƣớng dẫn cũng nhƣ huy động các nguồn lực nhằm thực hiện tốt chƣơng trình giáo dục mầm non, nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 – 6 tuổi vào lớp 1.
Tổ chức thực hiện lựa chọn và điều chỉnh hoạt động giáo dục trẻ 5 – 6 tuổi trong trƣờng mầm non cho phù họp với trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi, trên cơ sở đó xây dựng bộ công cụ theo dõi đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi.
Tổ chức tuyên truyền cho các đối tƣợng tham gia vào hoạt động giáo dục trẻ 5 – 6 tuổi trong trƣờng mầm non trong trƣờng MN nhằm nâng cao nhận thức về sự phát triển của trẻ em. Trên cơ sở đó, tạo sự thống nhất trong hoạt động giáo dục trẻ 5 – 6 tuổi giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội.
Phải đảm bảo tính khoa học tính vừa sức và các nguyên tắc đồng tâm từ dễ đến khó; đảm bảo tính liên thông giữa các độ tuổi; thống nhất nội dung giáo dục với cuộc sống hiện thực, gắn cuộc sống và kinh nghiệm của trẻ, chuẩn bị cho trẻ hòa nhịp vào cuộc sống. Phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý trẻ hài hòa giữa các hoạt động giáo dục trẻ 5 – 6 tuổi trong trƣờng mầm non.
Để thực hiện các yêu cầu trên, lãnh đạo các trƣờng MN nâng cao nhận thức, tăng cƣờng tập huấn, bồi dƣỡng cho đội ngũ nhất là đội ngũ giáo viên, giúp giáo viên nắm vững mục tiêu của chƣơng trình giáo dục mầm non và từ đó chủ động đề ra biện pháp thực hiện, phƣơng pháp giảng dạy dựa trên chƣơng trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, dựa trên tình hình thực tiễn ở địa phƣơng để đạt đƣợc mục tiêu đó và đƣợc giáo viên mầm non thực hiện xuyên suốt trong quá trình thực hiện chƣơng trình giáo dục trẻ [29, tr.12]
Thiết kế và thực hiện chƣơng trình GDMN cần căn cứ vào đặc điểm nhà trƣờng, trình độ đội ngũ cũng nhƣ tổ chức hình thức, phƣơng pháp giáo dục tăng các hoạt động trải nghiệm giúp trẻ có nhận thức, có kỹ năng …hòa nhập thực tế, sẵn sáng chuẩn bị cho tâm lý bƣớc vào lớp 1.
Ngƣời Hiệu trƣởng quản lý thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non là: giúp giáo viên nắm vững mục tiêu của chƣơng trình giáo dục mầm non và từ đó chủ động đề ra biện pháp thực hiện, phƣơng pháp giảng dạy dựa trên chƣơng trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, dựa trên tình hình thực tiễn ở địa phƣơng để đạt đƣợc mục tiêu đó.
Quản lý mục tiêu hoạt động giáo dục trẻ 5 tuổi đƣợc thực hiện bằng hệ thống các tác động của hiệu trƣởng tới việc cụ thể hóa chƣơng trình giáo dục mẫu giáo và
vận dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi thành yêu cầu phải đạt đƣợc trong giáo dục trẻ 5 tuổi của nhà trƣờng.
Quản lý việc thực hiện mục tiêu hoạt động giáo dục trẻ 5 – 6 tuổi trong trƣờng mầm non là ngƣời Hiệu trƣởng phải có những tác động, những biện pháp phù hợp nhằm giúp đội ngũ giáo viên thực hiện tốt các yêu cầu về mục tiêu giáo dục mầm non tại nhóm lớp.