8. Kết cấu luận văn
1.4.5. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-
Hiệu trƣởng cần huy động các nguồn lực tài chính: Đây là yếu tố không thể thiếu trong quản lý nhà trƣờng, đặc biệt hiện nay ngân sách quản lý các các trƣờng MN còn hạn chế. Do vậy, Hiệu trƣởng cần huy động các nguồn lực xã hội từ phụ huynh học sinh, chính quyền địa phƣơng đến doanh nghiệp,...ủng hộ về vật chất, cơ sở vật chất và tài chính cho các trƣờng MN để cải thiện cơ sở vật chất, tăng nguồn lực tài chính, cải tạo, mua sắm đồ dùng đồ chơi.
1.4.5. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 6 tuổi
Kiểm tra, đánh giá là một trong những chức năng quản lý giáo dục, vì vậy quản lý hoạt động giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi ở trƣờng mầm non không thể thiếu nội dung kiểm tra, đánh giá hoạt động này. Để hoạt động giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi có hiệu quả, hiệu trƣởng trƣờng mầm non cần làm tốt một số khâu kiểm tra, đánh giá sau đây.
Một là, kiểm tra, đánh giá giáo viên thực hiện chƣơng trình, kế hoạch, lịch hoạt
động tại các lớp.
Trong khâu này, hiệu trƣởng cần kiểm tra, đánh giá việc lập các kế hoạch theo quy định của Chuẩn giáo viên mầm non; việc chuẩn bị về nội dung, phƣơng pháp giáo dục, về chuẩn bị đồ dùng dạy học; đồng thời theo dõi việc triển khai lịch hoạt động của lớp, cách thức tổ chức lớp học, thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn cho trẻ, phƣơng pháp khuyến khích trẻ tích cực tham gia các hoạt động vui chơi, học tập, lao động và lễ hội; kết quả đạt đƣợc của hoạt động giáo dục qua từng tuần, tháng, học kỳ, năm học. Thông qua kiểm tra, hiệu trƣởng đánh giá mức độ đáp ứng của từng giáo viên đối với các yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non từ đó có những quyết định về mặt nhân sự để nâng cao chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng, nhất là khối lớp mẫu giáo lớn.
Hai là, kiểm tra giáo viên tiến hành đánh giá, nhận xét và ghi sổ theo dõi định
Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5- 6 tuổi gồm 4 lĩnh vực, 28 chuẩn, 120 chỉ số. Bộ chuẩn này nhằm hỗ trợ thực hiện hoạt động giáo dục cho trẻ 5- 6 tuổi, nâng cao chất lƣợng hoạt động giáo dục cho trẻ 5- 6 tuổi chuẩn bị tâm thế cho trẻ em năm tuổi vào lớp 1. Đồng thời, bộ chuẩn cũng là căn cứ để xây dựng chƣơng trình, tài liệu tuyên truyền, hƣớng dẫn các bậc cha mẹ và cộng đồng trong thực hiện hoạt động giáo dục cho trẻ 5- 6 tuổi trẻ em năm tuổi nhằm nâng cao nhận thức về sự phát triển của trẻ em. Trên cơ sở đó, tạo sự thống nhất trong chăm sóc, giáo dục trẻ giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội.
Tuy nhiên sự phát triển của trẻ diễn ra từ từ, dƣới sự tác động hoạt động giáo dục cho trẻ 5- 6 tuổi và rèn luyện của nhà trƣờng, gia đình và xã hội. Để điều chỉnh những tác động này cho phù hợp với thực tế phát triển của trẻ, giáo viên mầm non phải theo dõi định kỳ sự phát triển của trẻ theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 - 6 tuổi. Vì vậy kiểm tra giáo viên tiến hành đánh giá, nhận xét và ghi sổ theo dõi định kỳ sự phát triển của trẻ đƣợc xem là nội dung quản lý hoạt động giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi.
Ba là, kiểm tra, đánh giá đảm bảo chất lƣợng giáo dục tại các lớp mẫu giáo lớn
và toàn trƣờng.
Mục tiêu chủ yếu của quản lý hoạt động giáo dục cho trẻ 5- 6 tuổi là đảm bảo và nâng cao chất lƣợng giáo dục. Bởi vậy, kiểm ra, đánh giá đảm bảo chất lƣợng giáo dục tại các lớp mẫu giáo lớn đƣơng nhiên là một trong những nội dung của quản lý hoạt động giáo dục cho trẻ 5- 6 tuổi. Kiểm tra, đánh giá đảm bảo chất lƣợng giáo dục tại các lớp mẫu giáo lớn và toàn trƣờng đƣợc tiến hành định kỳ và đột xuất. Hiệu trƣởng là ngƣời chịu trách nhiệm chính tổ chức, chỉ đạo, điều hành nội dung và phƣơng pháp kiểm tra. Trong các mặt đảm bảo chất lƣợng hoạt động giáo dục cho trẻ 5- 6 tuổi cần chú trọng kiểm tra tinh thần, thái độ, kỷ luật công tác của giáo viên, việc đảm bảo số lƣợng trẻ đến lớp, những đổi mới nội dung, phƣơng pháp dạy học, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giáo dục, quan hệ phối hợp, cộng tác giữa giáo viên và gia đình của trẻ em. Việc kiểm tra, đánh giá để chỉ ra mạnh yếu trong đảm bảo chất lƣợng hoạt động giáo dục cho trẻ 5- 6 tuổi sẽ góp phần quản lý chặt chẽ hoạt động giáo dục.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Hoạt động giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi ở trƣờng mầm non đƣợc thực hiện thông qua tổ chức, hƣớng dẫn trẻ em từ 60 tháng đến 72 tháng tuổi tiến hành các hoạt động vui chơi, học tập, lao động và lễ hội nhằm phát triển thể chất, tình cảm, quan hệ xã hội, ngôn ngữ, giao tiếp và nhận thức của các em. Quản lý hoạt động giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi ở trƣờng mầm non là là quá trình hiệu trƣởng tác động tới các tổ chức và cá nhân cán bộ, giáo viên thuộc quyền nhằm điều khiển và phối hợp việc tổ chức các hoạt động vui chơi, học tập, lao động và lễ hội của trẻ em từ 60 đến 72 tháng tuổi, thông qua đó phát triển thể chất, tình cảm, quan hệ xã hội, ngôn ngữ, giao tiếp và nhận thức của các em, đáp ứng yêu cầu chuẩn bị mọi mặt cho trẻ bƣớc vào lớp 1.
Đặc biệt đề tài phân tích các nội dung cốt lõi của quá trình quản lý hoạt động giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi ở trƣờng mầm non. Quản lý hoạt động giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi ở trƣờng mầm non có nội dung rất phong phú, bao gồm: 1) Quản lý mục tiêu hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non; 2) Quản lý nội dung hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi; 3) Quản lý phƣơng pháp, hình thức hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi; 4). Quản lý các điều kiện giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi; 5). Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
Các nội dung trình bày trên là cơ sở quan trọng, định hƣớng để tác giả tiến hành khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phát trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam ở chƣơng tiếp theo.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON
HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG NAM 2.1. Khái quát quá trình điều tra khảo sát thực trạng
Để khảo sát thực trạng quản lý HĐGD phát trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, chúng tôi tiến hành nghiên cứu khảo sát cụ thể nhƣ sau:
2.2.1. Mục tiêu khảo sát
Nhằm khảo sát làm rõ thực trạng quản lý HĐGD phát trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng đề xuất các biện pháp quản lý HĐGD phát trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đạt hiệu quả.
2.2.2. Đối tượng và địa bàn khảo sát
- Địa bàn khảo sát: các trƣờng mầm non của huyện, phòng Giáo dục & đào tạo huyện Tây Giang.
+ Mầm non Liên xã Axan-Tr'hy + Mầm non xã Lăng
+ Mầm non Atiêng
+ Mầm non Liên xã Bhalêê-Anông + Mầm non Avƣơng
+ Trƣờng MN xã Dang
+ Trƣờng Mẫu giáo Liên xã Ch’ơm- Gari - Khách thể khảo sát:
Số lƣợng khảo sát : 120 ngƣời trong đó :
Cán bộ quản lý (CBQL): Hiệu trƣởng, phó hiệu trƣởng: 16 đ/c Giáo viên trƣờng (GV): 120 đ/c
Số liệu đƣợc thể hiện trong bảng sau:
STT Trƣờng mầm non Cán bộ quản lý Giáo viên
1 Trƣờng MN Bhalee- Anông 3 16
2 Trƣờng MN Xã Lăng 2 16
3 Trƣờng MN Avƣơng 2 16
4 Trƣờng MN Atiêng 3 16
STT Trƣờng mầm non Cán bộ quản lý Giáo viên
6 Trƣờng MN xã Dang 2 16
7 Trƣờng Mẫu giáo Liên xã Ch’ơm- Gari 2 16
TỔNG 16 120
2.2.3. Nội dung khảo sát
Đề tài tập trung khảo sát những nội dung cụ thể sau:
- Khảo sát thực trạng HĐGD phát trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
- Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục HĐGD cho TRẻ 5 - 6 Tuổi MN huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam
2.2.4. Phương pháp khảo sát.
* Phương pháp điều tra bằng Anket: Để khảo sát thực trạng quản lý HĐGD
phát trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, tác giả đề tài tiến hành xây dựng mẫu phiếu trƣng cầu ý kiến dành cho CBQL, GV trƣờng MN huyện Tây Giang (Mẫu phiếu tại Phụ lục).
Cách quy ƣớc điểm số cho bảng hỏi: Mỗi item đều có các lựa chọn và đƣợc quy ƣớc bằng các mức điểm khác nhau:
Chuẩn cho điểm:
1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm
Yếu TB Khá Tốt
Không ảnh hƣởng Ít ảnh hƣởng Ảnh hƣởng Rất ảnh hƣởng
Cách đánh giá:
Việc xử lý kết quả các phiếu trƣng cầu dựa vào phƣơng pháp khảo sát thống kê định lƣợng kết quả nghiên cứu. Đề tài sử dụng hai phƣơng pháp đánh giá là: định lƣợng theo tỷ lệ % và phƣơng pháp cho điểm. Cụ thể:
Chuẩn đánh giá (theo điểm):
Câu hỏi 5 mức độ trả lời, đánh giá theo các mức sau:
Mức Khoảng điểm Ý nghĩa
4 3.26 – 3.99 Tốt/ Rất ảnh hƣởng 3 2.52 – 3.26 Khá/ Ảnh hƣởng 2 1.76 - 2.51 TB/ Ít ảnh hƣởng 1 1.00 - 1.75 Yếu/ Không ảnh hƣởng
Ý nghĩa sử dụng X:
Điểm trung bình trong thống kê biểu hiện mức độ đại biểu theo một tiêu thức số lƣợng nào đó của tổng thể đồng chất bao gồm nhiều đơn vị cùng loại. Điểm trung bình phản ánh mức độ trung bình của hiện tƣợng, đồng thời so sánh hai (hay nhiều) tổng thể hiện tƣợng nghiên cứu cùng loại, không có cùng quy mô.
Sử dụng công thức tính điểm trung bình: k i i i n X K X n . X: Điểm trung bình. Xi: Điểm ở mức độ i.
Ki: Số ngƣời tham gia đánh giá ở mức độ Xi. n: Số ngƣời tham gia đánh giá.
2.2. Khái quát tình hình kinh tế chính trị - văn hóa xã hội và giáo dục của huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
2.2.1. Tình hình kinh tế - chính trị của huyện Tây Giang
Tây Giang là huyện miền núi, biên giới của tỉnh Quảng Nam, cách trung tâm tỉnh lỵ Tam Kỳ khoảng 180km, đƣợc tái lập theo Nghị định số 72/2003/NĐ-CP ngày 20/6/2003 của Chính phủ. Diện tích tự nhiên là 91.368,31 ha, có 10 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó, có 08 xã biên giới giáp với nƣớc bạn Lào, với tổng chiều dài đƣờng biên giới hơn 76 km. Dân số hơn 20.000 ngƣời, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 21,78%; có 14 thành phần dân tộc, trong đó: Đồng bào dân tộc Cơ Tu chiếm hơn 91%, dân tộc kinh chiếm 7,74%, còn lại là các dân tộc khác; đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân còn gặp nhiều khó khăn, chiếm tỷ lệ hộ nghèo cao, chiếm 38,07% (năm
2019 theo tiêu chi tiếp cận đa chiều).
Sau 17 năm tái lập, tổng giá trị sản xuất năm sau cao hơn năm trƣớc, tốc độ phát triển bình quân hằng năm tăng 18,25%. So với khi mới tái lập, giá trị sản xuất tăng gấp 8 lần. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hƣớng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Đáng kể nhất là lần đầu tiên trên địa bàn miền núi Tây Giang từ những nông dân chỉ quen phát rừng làm rẫy nay trở thành công nhân lâm nghiệp trồng cây cao su tạo thu nhập cao hơn gấp bội lần so với trƣớc. Diện tích cây Cao su đƣa vào khai thác mủ: 397,82 ha, sản lƣợng mủ khô thu hoạch đƣợc là 182 tấn; tổng diện tích trồng mới dƣợc liệu là 179,26 ha/190 ha, đạt 94,37% chỉ tiêu Nghị quyết HĐND năm 2019.Cây ăn quả có múi: 37,5 ha (từ các mô hình trồng mới, nhân rộng trong năm 2019). Ngoài ra, nhiều nơi còn khoanh nuôi làm
trang trại, di thực sâm Ngọc Linh thành công; nhiều làng trồng đẳng sâm, ba kích, tr'đin, thảo quả, táo mèo, bắp; chăn nuôi tập trung bò, heo, cá nƣớc ngọt, cá tầm xứ lạnh..., bƣớc đầu đem lại kết quả khả quan, triển vọng không xa sẽ trở thành hàng hóa có giá trị; chắc chắn sẽ góp phần không nhỏ trong công cuộc xây dựng Tây Giang thành một huyện biên giới giàu đẹp.
Công tác bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân đƣợc quan tâm đúng mức, điều kiện khám chữa bệnh của ngƣời dân đƣợc cải thiện đáng kể. Thực hiện có hiệu quả các Chƣơng trình mục tiêu Y tế quốc gia, hoàn thành chiến dịch “Tăng cƣờng tuyên truyền, vận động, lồng ghép dịch vụ chăm sóc Sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình” tại các xã. 10/10 xã có trạm xá xã (trong đó 10/10 xã có bác sĩ). Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh công tác khôi phục, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể đƣợc huyện không ngừng đầu tƣ nhƣ: Làng truyền thống, nhà mồ C’tu, thôn văn hoá Pơr’ning, Tà vàng, sƣu tầm văn hoá làng, chữ viết C’tu, làn điệu dân ca, dân vũ. Mới đây huyện nhà đã tổ chức Lễ khánh thành Đền thờ liệt sỹ Asoò, xã Anông. Tình hình an ninh biên giới và trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững An ninh kinh tế, an ninh nông thôn và tình hình dân tộc không xảy ra vấn đề gì phức tạp làm ảnh hƣởng đến an ninh chính trị của địa phƣơng.
2.2.2. Tình hình văn hóa - xã hội của huyện Tây Giang
Kinh tế phát triển là động lực thúc đẩy phát triển đời sống văn hoá – xã hội. Hệ thống trƣờng học đƣợc đầu tƣ từ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học từng bƣớc đƣợc hoàn thiện; chất lƣợng giáo dục có tiến bộ. Mạng lƣới trƣờng lớp đƣợc mở rộng, 100% xã đã có lớp mẫu giáo, toàn huyện có 23 đơn vị trƣờng học; đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và THCS; tỷ lệ trẻ em 06 tuổi vào lớp 1 hằng năm đạt 100 %.
Công tác bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân đƣợc quan tâm đúng mức, điều kiện khám chữa bệnh của ngƣời dân đƣợc cải thiện đáng kể. Thực hiện có hiệu quả các Chƣơng trình mục tiêu Y tế quốc gia, hoàn thành chiến dịch “Tăng cƣờng tuyên truyền, vận động, lồng ghép dịch vụ chăm sóc Sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình” .
Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh công tác khôi phục, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể đƣợc huyện không ngừng đầu tƣ nhƣ: Làng truyền thống, nhà mồ Cơtu, thôn văn hoá Pơr’ning, Tà vàng, sƣu tầm văn hoá làng, chữ viết Cơtu, làn điệu dân ca, dân vũ…
Tình hình an ninh biên giới và trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững An ninh kinh tế, an ninh nông thôn và tình hình dân tộc không xảy ra vấn đề gì phức tạp làm ảnh hƣởng đến an ninh chính trị của địa phƣơng. Các ngành chức năng triển khai thực
hiện tốt các Chỉ thị của Huyện ủy về nhiệm vụ quốc phòng và an ninh trật tự năm 2017, phát huy vai trò của ngƣời có uy tín, già làng trƣởng bản tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Nhìn chung, tình hình kinh tế xã hội của huyện trong năm 2017 đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể. Nhƣng để đạt đƣợc kết quả cao hơn, năm 2018 này huyện tiếp tục đề ra những nhiệm vụ quan trọng nhằm đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế