Phương thức tổ chức và loại hình hoạt động trải nghiệ mở cấp Tiểu học

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 29 - 32)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.3. Phương thức tổ chức và loại hình hoạt động trải nghiệ mở cấp Tiểu học

học

1.3.3.1. Phương thức tổ chức

Phương thức chung là: Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; làm cho mỗi học sinh đều sẵn sàng tham gia trải nghiệm tích cực; tạo điều kiện cho

học sinh trải nghiệm, sáng tạo thông qua các hoạt động tìm tòi, vận dụng kiến thức và kinh nghiệm đã có vào đời sống; hình thành, phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định dựa trên những tri thức và ý tưởng mới thu được từ trải nghiệm; tạo cơ hội cho học sinh suy nghĩ, phân tích, khái quát hoá những trải nghiệm để kiến tạo kinh nghiệm, kiến thức và kĩ năng mới; lựa chọn linh hoạt, sáng tạo các phương pháp giáo dục phù hợp: phương pháp nêu gương, phương pháp giáo dục bằng tập thể, phương pháp thuyết phục, phương pháp tranh luận, phương pháp luyện tập, phương pháp khích lệ, động viên, phương pháp tạo sản phẩm và các phương pháp giáo dục khác.

[5, tr 43]

Các phương thức tổ chức chủ yếu:

- Phương thức Khám phá: là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm thế giới tự nhiên, thực tế cuộc sống và công việc, giúp học sinh khám phá những điều mới lạ, tìm hiểu, phát hiện vấn đề từ môi trường xung quanh, bồi dưỡng những cảm xúc tích cực và tình yêu quê hương đất nước. Nhóm phương thức tổ chức này bao gồm các hoạt động tham quan, cắm trại, thực địa và các phương thức tương tự khác.

- Phương thức Thể nghiệm, tương tác: là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho học sinh giao lưu, tác nghiệp và thể nghiệm ý tưởng như diễn đàn, đóng kịch, hội thảo, hội thi, trò chơi và các phương thức tương tự khác.

- Phương thức Cống hiến: là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho học sinh mang lại những giá trị xã hội bằng những đóng góp và cống hiến thực tế của mình thông qua các hoạt động tình nguyện nhân đạo, lao động công ích, tuyên truyền và các phương thức tương tự khác.

- Phương thức Nghiên cứu: là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho học sinh tham gia các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học nhờ cảm hứng từ những trải nghiệm thực tế, qua đó đề xuất những biện pháp giải quyết vấn đề một cách khoa học. Nhóm hình thức tổ chức này bao gồm các hoạt động khảo sát, điều tra, làm dự án nghiên cứu, sáng tạo công nghệ, nghệ thuật và các phương thức tương tự khác.[5, tr 43, 44]

1.3.3.2. Loại hình hoạt động trải nghiệm

Hoạt động trải nghiệm được tổ chức trong và ngoài lớp học, trong và ngoài trường học; theo quy mô nhóm, lớp học, khối lớp hoặc quy mô trường; với bốn loại hình hoạt động chủ yếu là: Sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục theo chủ đề và hoạt động câu lạc bộ. [5, tr 44]

1.3.4. Các lực lượng tham gia tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở cấp Tiểu học

Để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh đạt hiệu quả, nhà trường cần xây dựng phương hướng chỉ đạo theo một kế hoạch thống nhất, nhằm động viên và phát

huy tối đa khả năng của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để tạo nên sức mạnh tổng thể trong quá trình tổ chức hoạt động. Nhà trường cần quản lý chỉ đạo phối hợp tốt các lực lượng sau:

Giáo viên chủ nhiệm lớp: Giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi nhất với các em học sinh, GVCN chính là người bạn tâm tình chia sẻ tâm tư tình cảm với các em học sinh, là người hướng dẫn, tổ chức cho các em trong học tập và vui chơi. GVCN phát huy các phương pháp giáo dục, chủ động, tích cực, tiếp thu cái mới và chủ động kết hợp các phương pháp với nhau.

Trong nhà trường, GVCN chính là vị thủ lĩnh tinh thần làm điểm tựa để tạo ra một tập thể lớp năng dộng, sáng tạo. Với vai trò đó, GVCN sẽ tạo được động lực thi đua, tạo môi trường thân thiện giữa thầy, cô và trò, giữa các thành viên trong tập thể, giữa các tập thể lớp với tổ chức Đoàn, với hội CMHS. Để đội ngũ GVCN lớp thực thi tốt nhiệm vụ của mình, nhà quản lý cần chỉ đạo GVCN căn cứ vào nội dung Chương trình Giáo dục phổ thông, Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với từng khối lớp, triển khai kế hoạch và tổ chức hoạt động cho học sinh, quản lý phát huy hiệu quả việc tổ chức hoạt động trải nghiệm, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá kết quả của học sinh bằng các tiêu chí cụ thể.

Giáo viên bộ môn: Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đòi hỏi giáo viên phải có khả năng tổ chức hoạt động dạy học trải nghiệm. Do đó, người giáo viên giảng dạy bộ môn phải chủ động tiếp cận những yêu cầu đổi mới trong đào tạo nói chung và yêu cầu dạy học trải nghiệm nói riêng, phải linh hoạt khéo léo điều khiển giờ dạy, thầy trò tích cực làm việc để có thể truyền tải và lĩnh hội đầy đủ nội dung kiến thức của bài học một cách nhẹ nhàng, vừa thông qua kiến thức của bài học để học sinh nhận thức được giá trị của cuộc sống, hình thành giá trị của bản thân, biết lắng nghe, chia sẻ với người khác, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thích ứng xã hội … Như vậy, vai trò của giáo viên bộ môn là hết sức quan trọng, vì vậy nhà quản lý ngoài việc lập kế hoạch chi tiết, cụ thể cho hoạt động còn phải tổ chức tập huấn, hội thảo, tọa đàm để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ giáo viên. Theo dõi sát việc tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá giờ dạy của giáo viên cũng như kết quả rèn luyện của học sinh.

Cán bộ phụ trách Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh: Vai trò của Tổng phụ trách Đội trong mỗi cơ sở giáo dục là tham mưu cho ban lãnh đạo nhà trường, xây dựng và triển khai các hoạt động giáo dục trải nghiệm phù hợp với thực tế của đơn vị để mang lại cho học sinh các trải nghiệm sống. Đặt trong những thay đổi của chương trình GDPT mới khi các HĐTN được đẩy mạnh, trở thành hoạt động giáo dục bắt buộc, đòi hỏi cao cả về mục tiêu, nội dung, cách thức tổ chức đến việc đánh giá kết quả, Tổng phụ trách Đội cần phải nâng cao các nội dung về thực hành xã hội

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)