Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Tiểu học

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 35 - 36)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.7. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Tiểu học

Trẻ em ở lứa tuổi Tiểu học là thực thể đang hình thành và phát triển cả về mặt sinh lý, tâm lý, xã hội các em đang từng bước gia nhập vào xã hội thế giới của mọi mối quan hệ. Do đó, học sinh Tiểu học chưa đủ ý thức, chưa đủ phẩm chất và năng lực như một công dân trong xã hội, mà các em luôn cần sự bảo trợ, giúp đỡ của người lớn, của gia đình, nhà trường và xã hội.

Học sinh Tiểu học dễ thích nghi và tiếp nhận cái mới và luôn hướng tới tương lai. Nhưng cũng thiếu sự tập trung cao độ, khả năng ghi nhớ và chú ý có chủ định chưa được phát triển mạnh, tính hiếu động, dễ xúc động còn bộc lộ rõ nét. Trẻ nhớ rất nhanh và quên cũng nhanh.

Đối với trẻ em ở lứa tuổi Tiểu học thì tri giác của học sinh Tiểu học mang tính chất đại thể, ít đi sâu vào chi tiết và mang tính không chủ động, do đó, các em phân biệt những đối tượng còn chưa chính xác, dễ mắc sai lầm, có khi còn lẫn lộn. Tri giác của trẻ em thường gắn với hành động, với hoạt động thực tiễn của trẻ. Tri giác giúp cho trẻ định hướng nhanh chóng và chính xác hơn trong thế giới. Tri giác còn giúp cho trẻ điều chỉnh hoạt động một cách hợp lý.

Tri giác không tự bản thân nó phát triển được. Trong quá trình học tập, khi tri giác trở thành hoạt động có mục đích đặc biệt, trở nên phức tạp và sâu sắc, trở thành hoạt động có phân tích, có phân hóa hơn thì tri giác sẽ mang tính chất của sự quan sát có tổ chức. Trong sự phát triển tri giác, vai trò giáo viên Tiểu học rất lớn. Giáo viên là người hằng ngày không chỉ dạy trẻ kỹ năng nhìn, mà còn hướng dẫn các em xem xét, không chỉ dạy nghe mà còn dạy trẻ biết lắng nghe, tổ chức một cách đặc biệt hoạt động của học sinh để tri giác một đối tượng nào đó, dạy trẻ biết phát hiện những dấu hiệu thuộc tính bản chất của sự vật, hiện tượng.

Bên cạnh sự phát triển của tri giác, chú ý có chủ định của HS Tiểu học còn yếu, khả năng điều chỉnh chú ý có ý chí chưa mạnh. Những gì mang tính chất mới mẻ, bất ngờ, rực rỡ, khác thường dễ dàng lôi cuốn sự chú ý của các em, không có sự nỗ lực của ý chí. Vì vậy, việc sử dụng đồ dùng dạy học là phương tiện quan trọng để tổ chức sự chú ý cho HS. Nhu cầu hứng thú có thể kích thích và duy trì chú ý không chủ định cho nên giáo viên cần tìm cách làm cho giờ học hấp dẫn để lôi cuốn sự chú ý của HS. Trí nhớ có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống và hoạt động của con người, nhờ có trí nhớ mà con người tích lũy vốn kinh nghiệm đó vận dụng vào cuộc sống. Đối với học sinh Tiểu học, trí nhớ trực quan – hình tượng phát triển chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ – logíc. Các em nhớ và giữ gìn chính xác những sự vật, hiện tượng cụ thể nhanh hơn và tốt hơn những định nghĩa, những lời giải thích dài dòng. Nhiệm vụ của giáo viên là giúp HS ghi nhớ, hướng dẫn các em thủ thuật ghi nhớ tài liệu học tập, chỉ cho các em đâu là điểm chính, điểm quan trọng của bài học để tránh

các em ghi nhớ máy móc, chỉ học vẹt.

Tưởng tượng là một trong những quá trình nhận thức quan trọng. Tưởng tượng của học sinh phát triển không đầy đủ thì nhất định sẽ gặp khó khăn trong hành động. Tưởng tượng của học sinh Tiểu học được hình thành và phát triển trong hoạt động học và các hoạt động khác của các em. Càng về những năm cuối bậc học, tưởng tượng của các em càng gần hiện thực hơn.

Tư duy của trẻ em mới đến trường là tư duy cụ thể, dựa vào những đặc điểm trực quan của đối tượng và hiện tượng cụ thể. Trong sự phát triển tư duy ở học sinh Tiểu học, tính trực quan cụ thể vẫn còn thể hiện ở các lớp đầu cấp và sau đó chuyển dần sang tính khái quát ở các lớp cuối cấp. Trong quá trình dạy học và giáo dục, giáo viên cần nắm chắc những đặc điểm này để tổ chức các HĐTN phù hợp với tâm lý lứa tuổi các em.

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)