Quản lý mục tiêu của hoạt động trải nghiệm cấp Tiểu học

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 36 - 37)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.1. Quản lý mục tiêu của hoạt động trải nghiệm cấp Tiểu học

Mục tiêu quản lý HĐTN là đảm bảo việc xây dựng và tổ chức thực hiện một cách đầy đủ, toàn diện và cân đối về các mặt phẩm chất và năng lực cho học sinh trên cơ sở quán triệt nguyên lí giáo dục, đổi mới phương pháp, hình thức giáo dục, bảo đảm các yêu cầu giáo dục toàn diện nhưng thiết thực và có trọng tâm, nâng cao chất lượng giáo dục. Mục tiêu quản lý HĐTN phải được thực hiện thông qua các hoạt động thực tiễn, tránh lí thuyết suông và chung chung. Mục tiêu phải được đưa vào kế hoạch hoạt động của nhà trường và được tổ chức thực hiện vì vậy người Hiệu trưởng cần nắm bắt được các năng lực cần phát triển ở học sinh như năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp; các thói quen tích cực trong cuộc sống, hành vi ứng xử, giao tiếp, ý thức tinh thần trách nhiệm để phát triển các phẩm chất chủ yếu cho học sinh

Việc xác định mục tiêu HĐTN sẽ tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên và các lực lượng giáo dục khác ngay từ đầu định hướng đúng trong chuẩn bị nội dung chương trình, lập kế hoạch giảng dạy, giáo dục. Do đó, mục tiêu HĐTN cần được trình bày một cách rõ ràng, phổ biến một cách công khai, rộng rãi đến tất cả những đối tượng liên quan đến HĐTN trong nhà trường, nhất là đội ngũ CBQL, GV - những người trực tiếp thực hiện mục tiêu đã nêu.

1.4.2. Quản lý nội dung, chương trình hoạt động trải nghiệm ở trường Tiểu học

Quản lý chương trình HĐTN là các tác động quản lý của Hiệu trưởng đến chương trình, nội dung HĐTN nhằm đưa nội dung chương trình vào thực tiễn phù hợp với các yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

dục của từng độ tuổi học sinh trong chương trình giáo dục, chỉ đạo để đảm bảo chương trình được thực hiện đầy đủ, toàn diện, không cắt xén nội dung. Việc chỉ đạo chương trình và nội dung giáo dục phải đảm bảo tính nguyên tắc, tính hệ thống nhưng cũng phải linh hoạt, sáng tạo, tránh máy móc, cứng nhắc. Các HĐTN được tổ chức và thực hiện trong thể thống nhất của chương trình giáo dục.

Hiệu trưởng chỉ đạo GV khi thực hiện chương trình, bên cạnh việc tuân thủ nội dung chương trình của BGDĐT quy định, cần “mềm hóa” chương trình bằng các chương trình phụ, các chuyên đề gắn với đặc điểm đối tượng học sinh, tính chuyên biệt, đặc thù của nhà trường, tình hình thực tế của địa phương.

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)