Thực trạng quản lý nội dung chương trình hoạt động trải nghiệ mở các

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 59 - 61)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.2. Thực trạng quản lý nội dung chương trình hoạt động trải nghiệ mở các

có quan tâm đến việc quản lý mục tiêu HĐTN tuy nhiên chưa được thường xuyên và tích cực. Các nội dung: Rà soát, cập nhật văn bản của các cấp quản lý về HĐTN; hướng dẫn các bộ phận và GV xây dựng kế hoạch; tổ chức quán triệt cho GV rõ mục tiêu HĐTN; xây dựng các tiêu chí đánh giá HĐTN vừa mới lại vừa khó, CBQL và GV chưa được tiếp cận, bồi dưỡng nhiều. Do đó, các nhà quản lý cần phải nỗ lực để tìm ra các biện pháp khắc phục những hạn chế nêu trên.

2.4.2. Thực trạng quản lý nội dung chương trình hoạt động trải nghiệm ở các trường Tiểu học trường Tiểu học

Để tìm hiểu thực trạng quản lý nội dung chương trình HĐTN của Hiệu trưởng các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Duy Xuyên, tôi đã khảo sát ý kiến của 470 CBQL, GV. Kết quả thu được ở bảng 2.11 như sau:

Bảng 2.12. GBQL, GV đánh giá công tác quản lý nội dung HĐTN

TT Nội dung quản lý

Đánh giá của CBQL, GV (N =470 )

Mức độ thực hiện (%) Kết quả thực hiện (%) RTX TX TT CTH Tốt Khá Trung bình Yếu 1 Tổ chức xác định nội dung chương trình HĐTN cho HS 12.55 26.17 43.40 17.88 14.68 22.34 49.58 13.40 2 Tổ chức quán triệt đến các lực lượng thực hiện HĐTN trong các HĐNGLL 0.00 14.26 52.34 33.40 0.00 17.45 56.17 26.38 3 Chỉ đạo GV tổ chức HĐTN đảm bảo yêu cầu, nội dung GD

14.68 26.81 58.51 0.00 18.09 31.91 43.40 6.60 4 Tổ chức trưng cầu ý

kiến về nội dung HĐTN 1.70 20.42 33.83 44.05 0.00 14.68 31.06 54.26 5 Rà soát, khai thác CSVC, thiết bị, đồ dùng và tư liệu để tổ chức HĐTN 7.23 21.70 38.94 32.13 2.34 13.40 39.36 44.89

Về mức độ thực hiện: Qua bảng khảo sát cho thấy, tất cả các trường đều tiếp cận và thực hiện đầy đủ các nội dung quản lý HĐTN tuy nhiên mức độ thực hiện lại chưa được thường xuyên. Mức đánh giá “Thỉnh thoảng” và “Chưa thực hiện” cao hơn mức “Rất thường xuyên” và “Thường xuyên”. Đơn cử như nội dung Tổ chức trưng cầu ý kiến về nội dung HĐTN, “Rất thường xuyên” 1.70%, “Thường xuyên” 20.42% trong khi đó mức đánh giá “Thỉnh thoảng” lại 33.83% và “Chưa thực hiện” tới 44.05%. Mức đánh giá “Chưa thực hiện” ở nội dung Tổ chức quán triệt đến các lực lượng thực hiện HĐTN trong các HĐNGLL là 33.40%, Rà soát, khai thác CSVC, thiết bị, đồ dùng và tư liệu để tổ chức HĐTN là 32.13%.

Biểu đồ 2.3. GBQL, GV đánh giá công tác quản lý nội dung HĐTN Mức độ thực hiện

Về kết quả thực hiện: hoạt động quản lý nội dung HĐTN được CBQL và GV đánh giá ở mức độ “Tốt”, “Khá” chưa cao dưới 30%. Các hoạt động quản lý nội dung HĐTN chủ yếu được CBQL, GV đánh giá ở mức “Trung bình” từ 40% đến 50%. Đặc biệt ở 02 nội dung Tổ chức trưng cầu ý kiến về nội dung HĐTN và Rà soát, khai thác CSVC, thiết bị, đồ dùng và tư liệu để tổ chức HĐTN (54.26% và 44.89%).

Biểu đồ 2.4. GBQL, GV đánh giá công tác quản lý nội dung HĐTN kết quả thực hiện

Qua kết quả khảo sát thực trạng công tác quản lý nội dung HĐTN ở các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Duy Xuyên cho thấy, các cấp lãnh đạo chưa quan tâm nhiều đến quản lý nội dung HĐTN, công tác quản lý chủ yếu chú trọng việc tổ chức thực hiện các nội dung đã được các cấp quy định. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả tổ chức HĐTN cho học sinh và cho việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. Do đó, các nhà quản lý cần tìm các biện pháp để trưng cầu ý kiến của các lực lượng tham gia HĐTN, chọn những nội dung phù hợp với đặc điểm của HS mình để tổ chức đạt hiệu quả cao.

2.4.3. Thực trạng quản lý phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm ở các trường Tiểu học

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)