Quản lý các điều kiện, phương tiện tổ chức trong hoạt động trải nghiệ mở

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 38 - 39)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.5. Quản lý các điều kiện, phương tiện tổ chức trong hoạt động trải nghiệ mở

Cũng như trong dạy học, HĐTN cũng cần có kinh phí, CSVC, phương tiện, tài liệu để hoạt động đạt hiệu quả như mong muốn.

Quản lý các điều kiện, phương tiện tổ chức HĐTN là tác động của Hiệu trưởng đến việc sử dụng các nguồn lực (kinh phí, CSVC, phương tiện) nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục.

Hiệu trưởng khảo sát, đánh giá thực trạng nguồn lực hiện có của nhà trường, lên kế hoạch mua sắm, bảo quản, sử dụng các phương tiện phục vụ tổ chức HĐTN (dàn âm thanh, máy vi tính, ti vi, bàn ghế …) theo đúng hướng, đúng mục đích. Tạo điều kiện tốt nhất cho việc tổ chức hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh.

Cần bám sát mục tiêu, yêu cầu của từng hoạt động khi lên kế hoạch mua sắm các trang thiết bị phục vụ HĐTN. Chú trọng các phương tiện giáo dục mang cả giá trị

vật chất và tinh thần như sách, vở, báo chí, tranh ảnh, các tác phẩm nghệ thuật… Việc mua sắm trang thiết bị phải thực hiện bằng nhiều nguồn: nhà nước, phụ huynh, địa phương, các nhà hảo tâm …

Phương tiện tổ chức HĐTN phải đảm bảo các yêu cầu về thẩm mĩ, độ bền, an toàn và được sử dụng một cách tối đa, thường xuyên. Để đảm bảo độ bền của các phương tiện giáo dục, hiệu trưởng cần mua sắm các đồ dùng có chất lượng, có sổ sách theo dõi, ghi chép tình trạng sử dụng, giao trách nhiệm tự quản các trang thiết bị này cho GV và HS. Việc bố trí các khu vui chơi, sân bãi luyện tập phải hợp lí, thuận tiện.

Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng giáo viên trong việc sử dụng phương tiện giáo dục để tổ chức HĐTN cho học sinh một cách có hiệu quả.

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)