Thực trạng về mục tiêu hoạt động trải nghiệ mở các trường Tiểu học

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 47 - 49)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.1. Thực trạng về mục tiêu hoạt động trải nghiệ mở các trường Tiểu học

Mục tiêu HĐTN của nhà trường vừa phải phù hợp với mục tiêu HĐTN do BGDĐT quy định, vừa đáp ứng mong muốn của cha mẹ học sinh, của xã hội nơi nhà trường đóng. Việc xác định mục tiêu HĐTN sẽ tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên và các lực lượng giáo dục khác ngay từ đầu định hướng đúng trong lập kế hoạch, thiết kế nội dung, chương trình giáo dục. Do đó, mục tiêu HĐTN cho học sinh cần được trình bày một cách rõ ràng, phổ biến một cách công khai, rộng rãi đến tất cả những đối tượng liên quan đến HĐTN trong nhà trường, nhất là đội ngũ CBQL, giáo viên - những người trực tiếp thực hiện mục tiêu đã nêu.

Để đánh giá mức độ nhận thức về sự cần thiết của việc xác định mục tiêu HĐTN, tôi tiến hành lấy ý kiến của 470 CBQL, GV. Kết quả thu được ở bảng 2.3:

Bảng 2.3. CBQL, GV đánh giá về mức độ cần thiết của việc xác định mục tiêu HĐTN

TT Mức độ nhận thức

Ý kiến đánh giá của CBQL, GV (N= 470) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Rất cần thiết 365 77,66% 2 Cần thiết 93 19,78% 3 Ít cần thiết 12 2,55% 4 Không cần thiết 0 0.00

Kết quả thu được tại bảng 2.3 cho thấy: Tất cả CBQL, GV đều ý thức được sự cần thiết của việc xác định mục tiêu HĐTN, mức rất cần thiết chiếm tỉ lệ 77,66%, mức cần thiết là 19,78%. Nhưng bên cạnh đó, cũng có một số rất ít 2,55% chưa nhận thức một cách đầy đủ về HĐTN, còn lưỡng lự không biết nó cần thiết cho học sinh không. Một số nhà quản lý quan niệm, nhà trường tổ chức dạy học tốt là nhà trường có chất lượng cao, các hoạt động cứ theo công văn, chỉ thị cấp trên mà làm. Tuy đây

chỉ là ý kiến của một số ít nhà quản lý, song chúng ta thấy rằng nó sẽ có tác động tiêu cực đến HĐTN ở nhiều góc độ khác nhau trong các trường Tiểu học trên địa bàn huyện. Từ kết quả trên, yêu cầu đặt ra cho các nhà quản lý là cần phải xác định và xác định đúng mục tiêu khi thực hiện HĐTN cho HS.

Biểu đồ 2.1. CBQL, GV đánh giá về mức độ cần thiết của việc xác định mục tiêu HĐTN

Để đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu HĐTN, tôi tiến hành lấy ý kiến của 470 CBQL, GV. Kết quả thu được ở bảng 2.4:

Bảng 2.4. CBQL, GV đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu HĐTN

TT Nội dung

Đánh giá của CBQL, GV (N= 470)

Mức độ thực hiện (%)

RTC TC BT CTC

1 Hình thành thói quen tích cực trong cuộc

sống 28.09 43.40 20.64 7087

2 Hình thành năng lực thiết kế và tổ chức

hoạt động 23.20 30.64 34.25 11.91

3 Hình thành thói quen chăm chỉ 61.49 25.32 13.19 0.00 4 Biết tự đánh giá và điều chỉnh bản thân 15.96 26.81 34.68 22.55 5 Hình thành hành vi giao tiếp, ứng xử có văn

hóa 27.87 34.47 33.83 3.83

6 Hình thành năng lực tự giải quyết vấn đề 20.85 26.17 40.43 12.55 7 Có ý thức hợp tác nhóm 46.38 29.15 16.81 7.66 Kết quả thu được tại bảng 2.4 cho thấy, theo đánh giá của CBQL và GV thì việc hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua việc tổ chức HĐTN

đã được nhà trường thực hiện. Đây là những phẩm chất mà học sinh thường xuyên có được qua việc tham gia các HĐTN. Tuy nhiên, ở các trường hiện nay, việc tổ chức HĐTN chỉ đơn thuần giúp các em đạt được mục tiêu hình thành thói quen chăm chỉ, tạo cho các em có ý thức hợp tác nhóm chứ chưa chú ý đến hình thành năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực biết tự đánh giá và điều chỉnh bản thân. Mục tiêu biết tự đánh giá và điều chỉnh bản thân mức độ thực hiện “Rất tích cực” chỉ đạt 15.96%; Mục tiêu hình thành năng lực tự giải quyết vấn đề đạt 20.85%. Tượng tự mục tiêu hình thành năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động “Rất thường xuyên” cũng chỉ đạt 23.20%.

Như vậy, đa số CBQL và GV có nhận thức đúng đắn về mục tiêu HĐTN nhưng đánh giá chưa được đầy đủ. Để hình thành, phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh, các nhà quản lý cần hình thành đầy đủ các năng lực như trong mục tiêu HĐTN đã đề ra, kể cả những mục tiêu khó đạt nhất như năng lực biết tự điều chỉnh và khám phá bản thân, năng lực tự giải quyết vấn đề.

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)