Chỉ đạo thực hiện nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 79 - 83)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.3. Chỉ đạo thực hiện nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động

động trải nghiệm để phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.

3.2.3.1. Mục đích của biện pháp

Bồi dưỡng giáo viên là một trong những bước quan trọng để thực hiện đổi mới căn bản giáo dục, giúp giáo viên hoàn thiện kiến thức, đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục. Giáo viên chính là người cụ thể hóa mục tiêu, nội dung HĐTN. Một đội ngũ GV giỏi, nhiệt tình, sáng tạo sẽ hiện thực hóa một cách hiệu quả mọi mục tiêu, kế hoạch công việc đã đề ra. Tuy nhiên, để hoạt động này đạt hiệu quả mong muốn, đòi hỏi cách tổ chức phải thực sự khoa học, hợp lý, linh hoạt ở từng địa phương cơ sở, đáp ứng nhu cầu người học.

Việc sử dụng hình thức bồi dưỡng qua mạng song song với bồi dưỡng trực tiếp là điểm mới quan trọng trong việc tổ chức thực hiện chương trình giáo dục năm 2020 nói chung và chương trình HĐTN nói riêng. Mục tiêu là nhằm để GV nghiên cứu và phân tích bài học, từ đó hình dung được phương pháp và cách thức tổ chức hoạt động theo hướng phát triển năng lực học sinh.

3.2.3.2. Nội dung và cách tiến hành

Hoạt động trải nghiệm mang tính tích hợp nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục, đòi hỏi khả năng phối hợp liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. HĐTN được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như trò chơi, hội thi,

cuộc thi, diễn đàn, giao lưu, tham quan học tập, sân khấu hóa (kịch, tiểu phẩm, múa, hát…), thể dục thể thao, câu lạc bộ, nghiên cứu khoa học kĩ thuật… Các hoạt động này tạo cơ hội cho học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân, huy động sự tham gia của HS vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động. Học sinh được trình bày và lựa chọn ý tưởng, tham gia chuẩn bị, thiết kế hoạt động, trải nghiệm, bày tỏ quan điểm, tự đánh giá, tự khẳng định.

Mỗi một hình thức hoạt động trên đều tiềm tàng trong nó những khả năng giáo dục nhất định. Nhờ các hình thức tổ chức đa dạng, phong phú mà việc giáo dục HS được thực hiện một cách tự nhiên, sinh động, nhẹ nhàng, hấp dẫn, không gò bó và khô cứng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý cũng như nhu cầu, nguyện vọng của các em.

Trong quá trình thiết kế, tổ chức thực hiện và đánh giá HĐTN, cả GV lẫn HS đều có cơ hội thể hiện sự sáng tạo, chủ động, linh hoạt của mình, làm tăng thêm tính hấp dẫn, độc đáo của các hình thức tổ chức hoạt động. Muốn vậy, mỗi GV cần tự bồi dưỡng cho mình bằng cách tự tìm hiểu chương trình GDPT 2018, chương trình HĐTN. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ HĐTN: Xây dựng và phát triển chương trình môn học của nhà trường; Sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học; Xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng thông qua trải nghiệm; Chọn lựa tốt hình thức tổ chức, cách thức tiến hành, đảm bảo được chất lượng hiệu quả của từng hoạt động.

Tăng cường bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, các kĩ năng thực hành. Sử dụng hình thức bồi dưỡng kết hợp (học qua mạng trước rồi đến giai đoạn bồi dưỡng trực tiếp). Hiệu trưởng, GV cốt cán sẽ là đối tượng học trước. Sau đó, các thầy cô giáo này sẽ có nhiệm vụ hỗ trợ GV trong quá trình tự bồi dưỡng của mình, đảm bảo được mô hình bồi dưỡng thường xuyên, liên tục và tại chỗ.

Ngoài ra, chương trình bồi dưỡng thường xuyên ngay tại chỗ bằng nguồn học liệu mở trên nền tảng CNTT cũng là biện pháp hữu hiệu để bồi dưỡng GV. Mọi CBQL, GV có thể vào học, có bài tập kiểm tra, đánh giá, có bài báo cáo những kiến thức mình đã lĩnh hội rất tiện để GV trao đổi rút kinh nghiệm. Bên cạnh đó, còn nhiều dữ liệu khác nhau cũng được đưa lên hệ thống để tập huấn cho GV như tài liệu chi tiết về các nội dung bồi dưỡng, video các hoạt động, các bài điện tử tương tác buộc GV phải tương tác với bài học và tương tác với các GV khác trên mạng trực tuyến.

Tổ chức các buổi hội thảo tại trường, mời chuyên gia về báo cáo để cung cấp những kiến thức cập nhật và giải quyết những băn khoăn, thắc mắc của GV khi tổ chức HĐTN. Hiệu trưởng giao cho Tổng phụ trách Đội, tổ trưởng chuyên môn, những người có năng lực chuẩn bị nội dung theo chủ đề hội thảo, khi đã thống nhất thì phải quyết tâm biến nó thành hiện thực sâu rộng trong toàn trường.

Nhà trường phối hợp với thành Đoàn tổ chức các buổi tập huấn có qui mô lớn cho GV về các kĩ năng cơ bản tổ chức hoạt động, tạo môi trường cho họ được thực hành, được bày tỏ, được học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

Động viên GV tham khảo các tài liệu trên web chính thống hoặc tự nghiên cứu sách báo về cách thức tổ chức HĐTN để nâng cao kiến thức, kĩ năng tổ chức hoạt động. Tự bồi dưỡng về thao tác sư phạm, bồi dưỡng năng lực thực hành, về các kĩ năng sử dụng thiết bị phục vụ cho HĐTN.

Phát triển hạ tầng CNTT, trang bị thiết bị dạy học theo danh mục thiết bị tối thiểu đối với từng lớp học trong cấp Tiểu học và có qui định cụ thể về việc yêu cầu GV khai thác, sử dụng trong thực hiện kế hoạch GD; Tổ chức bồi dưỡng cho GV năng lực sử dụng CNTT, ứng dụng các công nghệ mới vào quá trình dạy học, giáo dục học sinh.

3.2.4. Xây dựng cơ chế phối hợp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam

3.2.4.1. Mục đích của biện pháp

Để việc tổ chức HĐTN cho học sinh ở các trường có chất lượng và hiệu quả, ngoài việc giáo dục của thầy cô giáo thì vai trò của gia đình, xã hội là rất quan trọng. Nhà trường, gia đình và xã hội có liên quan mật thiết với nhau trong quá trình giáo dục HS. Nếu biết kết hợp giữa ba lực lượng này sẽ góp phần thúc đẩy việc thực hiện nội dung và nhiệm vụ của các biện pháp được thuận lợi hơn. Việc xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc tổ chức HĐTN là một trong những chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước ta, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp các nguồn lực cho sự nghiệp giáo dục nói chung và HĐTN nói riêng.

3.2.4.2. Nội dung và cách tiến hành

- Đối với các lực lượng giáo dục trong nhà trường gồm: Chi bộ đảng, Công đoàn, Ban hoạt động ngoài giờ lên lớp, Tổ trưởng chuyên môn, GVCN, GV bộ môn, nhân viên, … mỗi thành viên đều có chức năng, nhiệm vụ riêng. Đây là lực lượng có khả năng sư phạm, kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động. Các lực lượng này sẽ tham gia hướng dẫn, tổ chức HĐTN cho học sinh. Hiệu trưởng tùy theo khả năng, năng lực của từng thành viên mà bố trí công việc phù hợp như phụ trách câu lạc bộ, ngoại khóa, tham quan. Trên cơ sở thành lập Ban chỉ đạo HĐTN, Hiệu trưởng lên kế hoạch, phân công công việc, định ra chế độ sinh hoạt, cơ chế phối hợp hoạt động, để mọi hoạt động được bàn bạc thống nhất và phát huy được tiềm năng của mọi thành viên trong tổ chức, hướng dẫn, quản lý hoạt động giáo dục.

- Đối với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường gồm: Hội cha mẹ học sinh, Hội đồng đội huyện, Đoàn thanh niên xã, các trung tâm y tế, các tổ chức quần

chúng, nhà văn hóa, nhà hảo tâm, hội phụ nữ, hội chữ thập đỏ, ... mỗi tổ chức, cá nhân cũng có một vị trí chức năng, chuyên môn, tài chính riêng, phát huy năng lực của họ kể cả về vật chất và tinh thần góp phần thực hiện tốt các hoạt động giáo dục trong nhà trường.

- Triển khai cơ chế phối hợp:

+ Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường với gia đình: Giữa nhà trường và gia đình có thể phối hợp thông qua Ban đại diện CMHS hoặc thông qua GVCN, GV bộ môn, có thể gặp gỡ trực tiếp, qua điện thoại, sổ liên lạc truyền thống hoặc hộp thư điện tử, các buổi họp PHHS … bảo đảm sự trao đổi, nắm bắt thông tin hai chiều giữa nhà trường với gia đình trong việc giáo dục học sinh. Trong cơ chế phối hợp phải thể hiện rõ trách nhiệm của các bên tham gia: Trách nhiệm của nhà trường trong công tác dạy học, giáo dục, trong việc tổ chức hoạt động cho học sinh; trách nhiệm của CMHS trong việc nuôi dưỡng, giáo dục, quản lý con em trong thời gian trẻ ở nhà. Cần định rõ thời gian định kì báo cáo kết quả công tác phối hợp trong cơ chế. Báo cáo phải thể hiện rõ những ưu điểm cũng như những tồn tại trong công tác phối hợp, trách nhiệm của những tồn tại thuộc về ai?. Cách thức xử lý trách nhiệm như thế nào? …

+ Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình với xã hội: Muốn làm được điều này, Hiệu trưởng nhà trường phải lập kế hoạch huy động, phối hợp quản lý hành động. Trên cơ sở đặc điểm và điều kiện của từng địa phương, nhà trường chủ động lập kế hoạch, thương thảo với các tổ chức, cá nhân ngoài nhà trường về nhân lực, vật lực, tài lực cho các nội dung hoạt động cụ thể. Từ đó, nhà trường chủ động chỉ đạo, hướng dẫn các hoạt động, nắm bắt tình hình kết quả hoạt động, những hành vi, nội dung cần điều chỉnh để có biện pháp điều chỉnh kịp thời, thích hợp.

Nhà trường phối hợp với các lực lượng cá nhân ngoài nhà trường để giáo dục HS thông qua việc tổ chức các phong trào, các hoạt động hay sân chơi lành mạnh để thu hút các em vào các hoạt động bổ ích, giúp cho các em có kĩ năng tránh khỏi bị các phần tử xấu trong xã hội lôi kéo. Gia đình phải tích cực kết hợp với các lực lượng xã hội ở địa phương để giáo dục con em mình, bằng việc khuyến khích, tạo điều kiện cho các em tích cực tham gia vào các hoạt động do các lực lượng xã hội đứng ra tổ chức như hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, sinh hoạt tập thể, lao động công ích, sân khấu hóa, thể dục thể thao, tổ chức các ngày hội,… Để giúp các em tổ chức tốt HĐTN thì sự tham gia của cộng đồng đặc biệt là cha mẹ học sinh là vô cùng quan trọng. Nhà trường cũng như mỗi giáo viên cần chủ động đề xuất, phối hợp với cấp ủy, chính quyền, các ban ngành đoàn thể địa phương; các các cơ quan, tổ chức,

doanh nghiệp ở địa phương, các nhà hoạt động xã hội, những nghệ nhân, những người lao động... cùng tham gia. Các cơ sở như khu di tích lịch sử, khu văn hóa, cơ quan, công trường, nhà vườn, khu chăn nuôi, đồng ruộng… hoặc ở mỗi gia đình đều có thể là địa điểm lý tưởng để học sinh được thực hành, trải nghiệm.

Nói chung, Hiệu trưởng phải xây dựng cấu trúc và cơ chế phối hợp mềm dẻo, linh hoạt, đa dạng với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nhà trường trong việc tổ chức các HĐTN cho học sinh.

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)