Thực trạng quản lý các lực lượng tham gia tổ chức hoạt động trải nghiệm

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 65 - 67)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.4. Thực trạng quản lý các lực lượng tham gia tổ chức hoạt động trải nghiệm

Kết quả tìm hiểu về công tác quản lý sự phối hợp các lực lượng giáo dục trong tổ chức HĐTN của 470 CBQL và GV được trình bày ở bảng 2.15 như sau:

Bảng 2.15. CBQL, GV đánh giá mức độ tham gia của các lực lượng tổ chức HĐTN

TT Nội dung quản lý

Đánh giá của CBQL, GV (N =470 )

Mức độ thực hiện (%) Kết quả thực hiện (%) RTX TX TT CTH Tốt Khá Trung

bình Yếu

1

Sự chủ động phối hợp giữa Ban giám hiệu - Ban HĐNGLL - GVCN - GV bộ môn 0.00 19.36 80.64 0.00 10.85 26.38 58.73 4.0. 2 Ban HĐNGLL chủ động phối hợp với GVCN, GV bộ môn 21.06 34.68 44.26 0.00 29.57 52.34 15.11 2.98 3 GVCN chủ động phối hợp với GV bộ môn, Ban HĐNGLL 12.98 40.21 46.81 0.00 23.62 36.60 39.78 0.00 4 GV bộ môn chủ động phối hợp với GVCN, Ban HĐNGLL 14.04 21.06 64.90 0.00 10.00 22.98 58.72 8.30 5 Nhà trường phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh và gia đình học sinh trong thực hiện HĐTN 0.00 12.98 70.21 16.81 0.00 21.06 63.19 15.75 6 Nhà trường phối hợp với các hội đoàn thể, ban ngành địa phương trong thực hiện HĐTN

0.00 7.66 59.57 32.77 0.00 17.45 60.64 21.91

7

Nhà trường phối hợp với chính quyền địa phương trong thực hiện HĐTN

Qua kết quả khảo sát cho thấy, việc quản lý sự phối hợp các lực lượng giáo dục trong tổ chức HĐTN của lãnh đạo các trường Tiểu học huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam chưa thực sự thường xuyên và hiệu quả. Việc quản lý sự phối hợp các lực lượng giáo dục trong nhà trường tốt hơn sự phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng giáo dục bên ngoài nhà trường. Sự phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh và gia đình “Rất thường xuyên” là 0.00%, “Thường xuyên” 12.98%. Tương tự như vậy, sự phối hợp giữa nhà trường với các hội đoàn thể, ban ngành, chính quyền địa phương “Rất thường xuyên” là 0.00%, “Thường xuyên” 7.66% và 20.64%. Trong khi đó, chưa phối hợp từ 16.81% đến 32.77%.

Kết quả thực hiện sự phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường cũng được đánh giá chưa tốt. Mức độ tham gia của các lực lượng này còn rất ít và có vai trò chưa quan trọng trong tổ chức các hoạt động. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả thực hiện HĐTN trong nhà trường. Do đó, lãnh đạo nhà trường cần nghiêm túc nhìn nhận những hạn chế trên và tìm ra những giải pháp hữu hiệu để quản lý và thúc đẩy sự phối hợp các lực lượng trong tổ chức HĐTN nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này.

2.4.5. Thực trạng quản lý điều kiện, phương tiện tổ chức hoạt động trải nghiệm ở các trường Tiểu học

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)