Thực trạng quản lý phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động trả

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 61 - 65)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.3. Thực trạng quản lý phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động trả

Nhằm đánh giá việc quản lý phương thức tổ chức và loại hình hoạt động trải nghiệm cho HS các trường Tiểu học tại Duy Xuyên, tôi tiến hành lấy ý kiến của 470 CBQL, GV các trường. Kết quả thu được ở bảng 2.13 và 2.14 như sau:

Bảng 2.13. GBQL, GV đánh giá công tác quản lý phương thức tổ chức HĐTN

TT Nội dung quản lý

Đánh giá của CBQL, GV (N =470 )

Mức độ thực hiện (%) Kết quả thực hiện (%) RTX TX TT CTH Tốt Khá Trung

bình Yếu

1 Xây dựng kế hoạch, thực hiện lựa chọn linh hoạt, sáng tạo các phương pháp GD

0.00 23.83 44.47 31.70 0.00 19.37 68.72 11.91 2 Tổ chức quán triệt cho

GV rõ mục đích tổ chức HĐTN 4.68 18.94 64.47 11.93 0.00 16.17 77.02 6.81 3 Hướng dẫn GV sử dụng phối hợp các phương pháp và hình thức tổ chức HĐTN 0.00 13.83 65.11 21.06 0.00 26.38 46.17 27.45 4 Tổ chức bồi dưỡng cho

GV kĩ năng sử dụng phương tiện hiện đại, ứng dụng CNTT trong tổ chức HĐTN 2.13 19.79 76.80 11.91 0.00 17.87 67.45 14.68 5 Tổ chức thực hiện đổi mới phương thức tổ chức HĐTN 0.00 25.74 57.45 16.81 0.00 46.60 40.21 13.19 6 Giám sát, kiểm tra và

đánh giá việc thực hiện đổi mới phương thức tổ chức HĐTN

0.00 25.32 63.83 10.85 0.00 21.06 63.41 15.53

Về mức độ thực hiện: đa số các ý kiến cho rằng các biện pháp quản lý đã được Hiệu trưởng thực hiện nhưng chủ yếu chỉ ở mức “Thỉnh thoảng” (từ 44.47% đến 76.80%). Mức độ thực hiện “Thường xuyên” và “Rất thường xuyên” thấp, không quá 25%l. Ở nội dung Hướng dẫn GV sử dụng phối hợp các phương pháp và hình thức tổ chức HĐTN, không có mức “Rất thường xuyên”, mức “Thường xuyên” cũng chỉ đạt 13.83%. Trong 6 phương thức quản lý tổ chức HĐTN thì có đến 4 phương thức không có mức “Rất thường xuyên”.

Về kết quả thực hiện: nhìn chung các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng được CBQL và GV đánh giá ở mức độ “Trung bình”, “Khá”. Không có biện pháp nào được đánh giá “Tốt” nhưng cũng không có biện pháp nào đánh giá “Yếu”.

Qua kết quả trên cho thấy, lãnh đạo các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Duy Xuyên đã quan tâm đến việc đổi mới phương phức tổ chức HĐTN tuy nhiên mức độ và kết quả thực hiện các biện pháp quản lý chưa cao. Đa số Hiệu trưởng thỉnh thoảng

mới tổ chức thực hiện những biện pháp quản lý của mình. Do đó kết quả thực hiện HĐTN cho HS các trường chưa đạt hiệu quả. Từ thực trạng này, các nhà quản lý cần tìm các biện pháp để thúc đẩy GV thường xuyên đổi mới phương thức tổ chức HĐTN cho phù hợp với nội dung, hình thức, đặc diểm HS của nhà trường để đạt hiệu quả cao nhất.

Thực trạng quản lý việc sử dụng các loại hình HĐTN được thể hiện trong bảng 2.14 dưới đây:

Bảng 2.14. CBQL, GV đánh giá công tác quản lý việc sử dụng các loại hình HĐTN

TT Biện pháp quản lý

Đánh giá của CBQL, GV (N =470)

Mức độ thực hiện (%) Kết quả thực hiện (%) RTX TX TT CTH Tốt Khá Trung bình Yếu 1 Tổ chức xác định các hình thức tổ chức HĐTN phù hợp với HS của nhà trường 20.43 24.89 51.92 2.76 17.45 26.81 49.57 6.17 2 Tổ chức tập huấn đến các lực lượng thực hiện HĐTN 0.00 12.98 67.23 19.79 0.00 20.64 63.62 15.74 3 Chỉ đạo GV sử dụng hình thức HĐTN đảm bảo yêu cầu, phù hợp với nội dung, phương pháp GD 0.00 29.79 67.66 2.55 10.85 23.40 57.45 8.30 4 Tổ chức trưng cầu ý kiến về hình thức tổ chức HĐTN 0.00 17.23 62.34 20.43 0.00 25.32 58.72 15.96 5 Chỉ đạo tổ chức nhiều hoạt động khác nhau để nâng cao hiệu quả hoạt động

28.72 32.13 37.23 1.92 15.75 25.32 55.74 3.19

6

Giám sát, kiểm tra và đánh giá việc sử dụng các hình thức HĐTN

0.00 21.28 68.94 9.79 8.30 14.47 77.23 0.00 Kết quả thu được qua khảo sát 6 biện pháp quản lý việc sử dụng các loại hình HĐTN ở bảng 2.14 như sau:

Về mức độ thực hiện: mức độ thực hiện các biện pháp quản lý này được đánh giá thấp. Chỉ có biện pháp tổ chức xác định các hình thức tổ chức HĐTN phù hợp với HS của nhà trường và biện pháp chỉ đạo tổ chức nhiều hoạt động khác nhau để nâng cao hiệu quả hoạt động được đánh giá “Rất thường xuyên” là 20.43% và 28.72%. Các mức đánh giá còn lại đều nằm ở mức “Thường xuyên” và “Thỉnh thoảng”, trong đó 5/6 biện pháp đánh giá mức “Thỉnh thoảng” trên 50%, cao hơn nhiều so với mức đánh giá “Thường xuyên”. Đồng thời, cả 6 biện pháp đều có ý kiến đánh giá là Hiệu trưởng vẫn “Chưa thực hiện” nhất là ở hai biện pháp tổ chức tập huấn đến các lực lượng thực hiện HĐTN, “Chưa thực hiện” là 19.79%, biện pháp tổ chức trưng cầu ý kiến về hình thức tổ chức HĐTN, “Chưa thực hiện” đến 20.43%.

Biểu đồ 2.5. CBQL, GV đánh giá công tác quản lý việc sử dụng các loại hình HĐTN về mức độ thực hiện

Về kết quả thực hiện: nhìn chung các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng thực hiện được CBQL, GV đánh giá đạt kết quả ở mức độ “Trung bình” là chủ yếu (từ 49.57% đến 77.23%). Mức độ “Tốt” và “Khá” được đánh giá thấp dưới 26.81%. Trong đó, biện pháp quản lý tổ chức tập huấn đến các lực lượng thực hiện HĐTN và tổ chức trưng cầu ý kiến về hình thức tổ chức HĐTN không được đánh giá “Tốt”.

Biểu đồ 2.6. CBQL, GV đánh giá công tác quản lý việc sử dụng các loại hình HĐTN về kết quả thực hiện

Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.14 cho thấy, lãnh đạo tất cả các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam đều đã quan tâm đến công tác quản lý việc sử dụng các loại hình tổ chức HĐTN cho HS. Tuy nhiên, mức độ và kết quả thực hiện các biện pháp chưa cao, chưa đồng đều. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thực hiện HĐTN vì có một số loại hình hoạt động chưa phù hợp với nội dung, còn mới mẻ và đòi hỏi cao. Vì vậy, các nhà quản lý cần tìm các biện pháp để thúc đẩy GV thường xuyên cập nhật thông tin, lựa chọn các loại hình hoạt động phù hợp với nội dung, đặc điểm HS của mình, phù hợp với chương trình thay sách 2018 để việc tổ chức HĐTN mang lại hiệu quả tốt nhất.

2.4.4. Thực trạng quản lý các lực lượng tham gia tổ chức hoạt động trải nghiệm ở các trường Tiểu học

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)