Chỉ đạo thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm của

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 91 - 92)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.7. Chỉ đạo thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm của

của học sinh

3.2.7.1. Mục đích của biện pháp

Mục đích của kiểm tra, đánh giá là chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ để thực hiện tốt công việc, tránh tình trạng GV, HS có những việc làm để đối phó với kiểm tra, đánh giá của nhà trường. Do đó, việc tiến hành sơ, tổng kết sau kiểm tra, đánh giá là để giáo viên thấy được ưu, nhược điểm, từ đó điều chỉnh kịp thời. Việc kiểm tra, đánh giá cần tập trung vào việc phát hiện những khó khăn để có cách hỗ trợ cần thiết.

Muốn thực hiện được các hoạt động trên, trước hết, cần có sự tiên phong đổi mới tư duy của CBQL. Đồng thời, cán bộ và GV cần hiểu đúng mục đích, ý nghĩa của việc kiểm tra, đánh giá là nhằm hỗ trợ, chia sẻ, giúp đỡ để cùng thực hiện tốt hơn công việc, góp phần nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động, đạt mục tiêu đề ra. Hơn nữa, kiểm tra thực chất, cụ thể, có hiệu quả, tránh tư tưởng đối phó với việc kiểm tra, đánh giá. Mặt khác, cũng không nên gây căng thẳng, tạo áp lực giữa người kiểm tra và người được kiểm tra.

Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá giúp cho việc thúc đấy công tác quản lý HĐTN trong nhà trường ngày càng hiệu quả hơn.

3.2.7.2. Nội dung và cách tiến hành

Chỉ đạo GV tiếp tục thực hiện nghiêm túc các quy định đánh giá HS Tiểu học hiện hành. Nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS phù hợp với kế hoạch giáo dục từng môn học, hoạt động giáo dục của nhà trường theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của HS. Hướng dẫn GV thiết kế các công cụ đánh giá phẩm chất năng lực HS, chú ý đánh giá theo quá trình, kết hợp tự đánh giá của trò, trò đánh giá lẫn nhau, thầy đánh giá trò để đánh giá đúng mức độ phát triển phẩm chất năng lực của HS theo các giai đoạn của quá trình dạy học, giáo dục.

Thực hiện đánh giá thường xuyên đối với tất cả HS bằng các hình thức khác nhau: đánh giá qua việc quan sát các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở hoặc sản phẩm học tập. Sử dụng kết quả đánh giá để điều chỉnh việc dạy học, giáo dục của cả GV, HS và điều chỉnh hoạt động quản lý nếu cần.

Kiểm tra, đánh giá kết quả HS phải theo một quy trình từ thu thập thông tin, xử lý thông tin về các mặt kiến thức - kỹ năng - hành vi, về những tác động và nguyên nhân dẫn đến kết quả của hoạt động giáo dục. Mục đích đánh giá kết quả là xác định kết quả tiếp thu, vận dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ cần có theo mục tiêu đề ra của hoạt động. Qua đó, thúc đẩy quá trình hoạt động của HS, khắc phục thiếu sót, yếu kém, phát huy năng lực, đồng thời làm cơ sở cho GV điều chỉnh, cải tiến phương pháp, có kế hoạch tổ chức hoạt động có hiệu quả.

Có nhiều hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá và mỗi hình thức có tác dụng khác nhau. Do đó, Hiệu trưởng cần phối hợp các hình thức kiểm tra một cách hợp lí để có kết quả chính xác, thuyết phục, làm động lực cho sự phát triển của đơn vị.

Khi kiểm tra, cần tôn trọng các nguyên tắc sau:

+ Tính chính xác: đánh giá đúng, trung thực, khách quan.

+ Tính hiệu quả: chủ yếu là thúc đẩy, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trong công việc được giao, mọi sự đối phó của việc kiểm tra đều gây tác động xấu đến tư tưởng HS và đi ngược lại mục tiêu quản lí GD.

+ Tính kịp thời: kiểm tra thường xuyên và có hệ thống để tránh những sai sót không đáng có.

Tổ chức đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm là hoạt động quan trọng trong các bước kiểm tra. Để đánh giá đúng kết quả, người làm công tác quản lý phải nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích vấn đề được kiểm tra dưới nhiều hình thức và đưa ra kết luận chính xác, khách quan, có tính thuyết phục. Trên cơ sở tổng kết đánh giá, người quản lý phải tìm ra nguyên nhân, từ nguyên nhân khách quan, chủ quan của những thành tựu đến nguyên nhân thất bại. Từ đó, rút kinh nghiệm trong việc tổ chức, quản lý HĐTN trong thời gian đến, làm cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả quản lý, thúc đẩy chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.

Hệ quả tất yếu của hoạt động kiểm tra, đánh giá là hoạt động thi đua, khen thưởng. Làm tốt công tác thi đua, khen thưởng sẽ duy trì và đẩy mạnh được phong trào thi đua, không khí thi đua sôi nổi sẽ tạo động lực kích thích các hoạt động trong nhà trường và thu được kết quả cao hơn. Việc khen thưởng kịp thời, chính xác sẽ là nguồn động viên to lớn cho sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của giáo viên và học sinh.

Đối với công tác đổi mới khen thưởng, nhà trường cần:

+ Xây dựng các tiêu chí thi đua, khen thưởng. Tiêu chí này xuất phát từ nội dung chương trình, từ yêu cầu cụ thể của việc tổ chức HĐTN.

+ Xây dựng cơ chế khen thưởng động viên những cá nhân, tập thể có thành tích trong hoạt động.

Thường xuyên tiến hành khen thưởng cho các cá nhân, tập thể có thành tích tốt trong phong trào thi đua bằng nhiều hình thức và đảm bảo công bằng, khách quan, đúng đối tượng, công khai, kịp thời. Đồng thời, giáo dục uốn nắn, xử lý kịp thời, nghiêm khắc với cá nhân, tập thể sai phạm. Có như vậy, việc tổ chức các hoạt động trong nhà trường mới đem lại hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)