8. Cấu trúc luận văn
3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và các lực lượng tham gia tổ
chức hoạt động trải ở trường Tiểu học trên địa bàn huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam.
3.2.1.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp
Như chúng ta đã biết, nhận thức là yếu tố tiền đề rất quan trọng, là cơ sở hoạt động tâm lí của con người, chỉ có nhận thức đúng mới có thái độ và hành vi đúng.
Do đó, mục tiêu của biện pháp này là làm cho CBQL, cán bộ phụ trách Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh, GV, HS, cha mẹ HS và các lực lượng xã hội khác nhận thức đúng về tầm quan trọng, tính cấp thiết của việc tổ chức HĐTN trong nhà trường. Để chỉ đạo việc tổ chức HĐTN đạt mục tiêu đề ra, trước hết, phải nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của HĐTN và vai trò của CB, GV trong quản lý HĐTN. Đồng thời, bằng nhiều hình thức khác nhau làm cho cha mẹ học sinh, các tổ chức, cá nhân, các lực lượng xã hội khác nhận thức đầy đủ hoạt động này và HS ý thức được trách nhiệm của mình khi tham gia hoạt động.
3.2.1.2. Nội dung và các tiến hành * Nội dung thực hiện
Xác định HĐTN là nội dung quan trọng không thể thiếu trong các nội dung GD của nhà trường. Chương trình HĐTN cho học sinh còn rất mới, vì vậy Hiệu trưởng cần phải có biện pháp chỉ đạo bảo đảm sự nhất trí cao, tạo sự đồng thuận, khơi dậy trong đội ngũ CBQL, GV tinh thần trách nhiệm của người thầy, khuyến khích lực lượng này tích cực tham gia vào HĐTN.
* Cách tổ chức thực hiện
Để nâng cao nhận thức của CBQL, GV, HS và các lực lượng giáo dục về tầm quan trọng và trách nhiệm của mình trong HĐTN, Hiệu trưởng nhà trường cần có kế hoạch, chỉ đạo, phối hợp tổ chức thực hiện các nội dung sau:
- Đối với đội ngũ CBQL
Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, cũng như các văn bản chỉ đạo cấp trên về công tác giáo dục; đặc biệt là nắm vững Chương trình giáo dục phổ thông Chương trình tổng thể; Chương trình giáo dục phổ thông Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo); các kế hoạch Bồi dưỡng GV như công văn số 1993/SGDĐT-GDTH ngày 19 tháng 11 năm 2019 về hướng dẫn tập huấn Chương trình giáo dục phổ thông 2018 qua mạng; công văn số 1997/KH-SGDĐT ngày 19 tháng 11 năm 2019 về tập huấn Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho CBQL, GV cốt cán.
Nhà trường tổ chức học tập, nghiên cứu một cách nghiêm túc Chương trình giáo dục phổ thông, Chương trình tổng thể, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hướng nghiệp cho tập thể giáo viên, nhân viên của nhà trường. Xác định cho mọi thành viên trong hội đồng giáo dục thấy được vị trí, chức năng, nhiệm vụ của mình trong quản lý, tổ chức HĐTN là rất quan trọng trong giáo dục toàn diện cho HS. GVCN, Tổng phụ trách Đội là người quản lý trực tiếp, GV bộ môn hỗ trợ, bộ phận hành chính quản lý chung, Ban giám hiệu chịu trách nhiệm cao nhất.
hội nhằm giúp họ hiểu được mục đích của HĐTN, nắm được nội dung và hình thức tổ chức trong chương trình giáo dục phổ thông 2018. Từ đó, có trách nhiệm chăm lo giáo dục, xây dựng phong trào và môi trường học tập, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục.
- Đối với giáo viên Tổng phụ trách Đội, GVCN, GV bộ môn, các thành viên Ban HĐNGLL
Tổ chức tập huấn để mỗi GV nắm chắc mục đích, ý nghĩa, yêu cầu và hình thức tổ chức HĐTN là rất cần thiết. Trong HĐTN, người GV chỉ định hướng còn HS là chủ thể của tất cả các khâu, do đó, các em phải hiểu về HĐTN thì mới có thể tham gia thực hiện được.
Để làm được điều này, GV sau khi được tập huấn cần giới thiệu, hướng dẫn cho HS hiểu về mục đích, hình thức, cách tổ chức để HS biết lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp với nội dung, nắm được các bước cơ bản cần thực hiện, trách nhiệm của từng cá nhân khi tham gia hoạt động…
Ban HĐNGLL cần tổ chức các buổi ngoại khóa, chuyên đề về văn hóa giáo dục; tổ chức cho cán bộ giáo viên giao lưu với các trường khác giúp GV học hỏi và trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau …
Giáo viên Tổng phụ trách Đội, GVCN, GV bộ môn cần nắm vững nội qui, qui chế nhà trường, các nguyên tắc tổ chức HĐTN, phải có sự chuẩn bị kĩ càng về mặt nội dung, kiến thức bởi GV là người gần gũi và nắm rõ tâm tư, nguyện vọng của học sinh nhất. Phải làm cho các em chủ động, tích cực và nâng cao tính tự rèn luyện, tự giáo dục trong quá trình tham gia HĐTN.
- Đối với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường
Đối với chính quyền và các ban ngành, đoàn thể địa phương, Hiệu trưởng cần thường xuyên tham mưu, trao đổi, đề ra các quy chế phối hợp trong thực hiện HĐTN nhằm đánh thức chính quyền và các ban ngành đoàn thể về trách nhiệm của họ đối với công tác giáo dục HS.
Phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường để tổ chức có hiệu quả các HĐTN, tạo được sự đồng thuận thông qua cơ chế phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa các lực lượng giáo dục.
Nhà trường cần trao đổi với Ban đại diện CMHS các lớp, nêu rõ thực trạng HS của nhà trường về năng lực, kiến thức, kỹ năng tham gia hoạt động. Sau đó trình bày ý tưởng tổ chức các HĐTN để xin ý kiến xây dựng kế hoạch thực hiện.