Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 93 - 99)

8. Cấu trúc luận văn

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm

Tổng số phiếu phát ra là 470 phiếu, số phiếu thu vào là 470 phiếu, tỉ lệ 100%. Nội dung khảo nghiệm nhận thức về tính cấp thiết và tính khả thi của biện pháp. Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.1. Đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của biện pháp đề xuất

TT Các biện pháp

Ý kiến đánh giá về mức độ cấp thiết và tính khả thi (N=470) Tính cấp thiết (%) Tính khả thi (%) Rất cấp thiết Cấp thiết Ít cấp thiết Không cấp thiết Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi 1 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của CBQL và các lực lượng tham gia tổ chức HĐTN 62.13 37.87 0.00 0.00 56.80 43.20 0.00 0.00 2 Biện pháp 2: Kế hoạch hóa công tác quản lý HĐTN

58.72 37.66 3.62 0.00 71.28 28.72 0.00 0.00

3

Biện pháp 3: Chỉ đạo thực hiện nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức HĐTN để phát triển năng lực, phẩm chất HS 74.68 25.32 0.00 0.00 68.09 30.00 1.91 0.00 4 Biện pháp 4: Xây dựng cơ chế phối hợp tổ chức hoạt động trải nghiệm 35.32 59.36 5.32 0.00 49.15 44.04 6.81 0.00 5 Biện pháp 5: Chỉ đạo sinh hoạt tổ/ nhóm chuyên môn ở trường Tiểu học 60.43 39.57 0.00 0.00 70.43 29.57 0.00 0.00 6 Biện pháp 6: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng môi trường HĐTN 65.74 31.92 2.34 0.00 46.60 48.94 4.46 0.00 7 Biện pháp 7: Chỉ đạo thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả HĐTN của HS

Sau khi thăm dò, khảo nghiệm nhận thức về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất, hầu hết các ý kiến cho rằng tất cả 7 biện pháp nêu trên đều được đánh giá cao về tính cấp thiết và tính khả thi.

Trong 7 biện pháp thì có đến 6 biện pháp được đánh giá ở mức độ “Rất cần thiết” từ 53% đến 74%, 1 biện pháp có số người đánh giá ở mức độ “Cấp thiết” là 59.36%. Trong đó, biện pháp nâng cao nhận thức của CBQL, các lực lượng tham gia tổ chức HĐTN; biện pháp bồi dưỡng cho GV về nội dung, phương thức tổ chức, loại hình HĐTN và biện pháp chỉ đạo sinh hoạt tổ/ nhóm chuyên môn ở trường Tiểu học có mức độ đánh giá “Rất cấp thiết” và “Cấp thiết” là 100%. Đây là một tỉ lệ rất cao, chứng tỏ 7 biện pháp nên ra đều sát với thực tiễn, có cơ sở khoa học để thực hiện mục đích của đề tài.

Số ý kiến đánh giá mức độ “Rất khả thi” ở 7 biện pháp cũng chiếm tỉ lệ cao, đều trên 42%, trong đó biện pháp 2 và biện pháp 5 được đánh giá trên 70%. Số ý kiến đánh giá ở mức độ “Khả thi” đạt tỉ lệ 39.95%. trong khi đó mức đánh giá “Ít khả thi” là 2.14% và không có đánh giá “Không khả thi”. Các biện pháp mang tính khả thi cao được đánh giá đạt 100% là biện pháp nâng cao nhận thức của CBQL, các lực lượng tham gia tổ chức HĐTN; biện pháp kế hoạch hóa công tác quản lý HĐTN và chỉ đạo sinh hoạt tổ/ nhóm chuyên môn ở trường Tiểu học.

Tất cả các biện pháp đều có mức độ đánh giá cấp thiết và khả thi từ 90% trở lên, các mức độ đánh giá ít cấp thiết, ít khả thi vẫn có nhưng số lượng không đáng kể đạt mức độ bình quân 2.14%. Tỉ lệ chung như vậy là một đánh giá khách quan bởi vì không có biện pháp nào là tối ưu. Mỗi biện pháp đều có những ưu thế và những hạn chế riêng. Tuy nhiên, trong thực tế, các biện pháp đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo thành một chỉnh thể thống nhất, luôn hỗ trợ bổ sung cho nhau. Vì vậy người quản lý tùy vào từng thời điểm nhất định, tùy vào điều kiện thực tế của mỗi trường mà sử dụng các biện pháp quản lý một cách linh hoạt, thích hợp để nâng cao hiệu quả HĐTN cho học sinh.

Tóm lại, qua tìm hiểu tính cấp thiết, khả thi các biện pháp quản lý HĐTN nêu trong đề tài này, đa số CBQL, GV và HS cho rằng: rất cần thiết và hoàn toàn có thể thực hiện được. Việc thực hiện đồng bộ các biện pháp này chắc chắn sẽ nâng cao hiệu quả nhất định trong quản lý HĐTN cho học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường.

Tiểu kết chương 3

Qua nghiên cứu lý luận, đối chiếu thực tiễn và khảo sát CBQL, GV 18 trường trên địa bản huyện Duy Duyên, chúng tôi thấy việc xây dựng các biện pháp quản lý HĐTN của Hiệu trưởng trường Tiểu học là yêu cầu cần thiết. Các biện pháp được xây

dựng dựa trên các chức năng QLGD là phương thức tác động tích cực đến CB, GV, HS và các lực lượng xã hội, cá nhân tham gia quản lý, tổ chức HĐTN.

Tất cả các biện pháp đề xuất đều đảm bảo tính mục đích, đảm bảo tính kế thừa, đảm bảo tính hệ thống, đảm bảo tính thực tiễn và tính khả thi cao. Do đó, người Hiệu trưởng phải vận dụng thực hiện các biện pháp một cách khoa học, phù hợp với đối tượng, điều kiện và nội dung hoạt động chắc chắn sẽ thúc đẩy việc tổ chức HĐTN trong nhà trường phát triển, góp phần hình thành năng lực, phẩm chất tốt đẹp ở học sinh.

Tổ chức cho HS tham gia các HĐTN sẽ mở ra cơ hội để HS được khám phá, tự hình thành kiến thức bài học, rèn luyện các kĩ năng và hình thành thái độ, hành vi đúng đắn. Do đó, để sử dụng hiệu quả các biện pháp trên, đòi hỏi mỗi CBQL, GV phải nắm vững lý luận, phải có kiến thức chuyên môn, lòng yêu nghề, sự sáng tạo, linh hoạt trong vận dụng các phương pháp, biện pháp.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục, không phải là môn học nên hoạt động này tập trung phát triển các kĩ năng sống, thái độ sống, phát triển các năng lực tâm lý xã hội, phẩm chất, nhân cách cho học sinh. Chính vì vậy, hoạt động này mang tính trải nghiệm cao, học sinh phải tích cực tham gia các hoạt động khác nhau dưới sự hướng dẫn của giáo viên để phát triển nhân cách của chính mình. Hoạt động trải nghiệm đưa các em thoát khỏi mô hình lớp học truyền thống với lối truyền thụ kiến thức một chiều, để tiếp xúc một cách sinh động, chân thực từ những hoạt động mà bản thân được trải nghiệm. Các em đã trực tiếp giải quyết các tình huống đặt ra từ thực tế, từ việc vận dụng những tri thức trong sách vở và qua quá trình tìm hiểu từ đời sống hiện thực xung quanh … Hoạt động trải nghiệm là mảng hoạt động giáo dục song hành cùng hoạt động dạy học các môn học để tạo ra sư phát triển toàn diện và hài hòa cho học sinh.

Luận văn đã tiến hành nghiên cứu, hệ thống hóa, làm sáng tỏ về mặt lý luận các khái niệm QL, QLGD, QL nhà trường, HĐTN, QL HĐTN. Từ đó, làm rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp quản lý cũng như các yếu tố chi phối đến công tác quản lý HĐTN cho học sinh. Qua việc nghiên cứu này, đề tài đã xác định được cơ sở lý luận quản lý HĐTN, giúp tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả HĐTN cho học sinh. Việc nghiên cứu lý luận đã định hướng và xác lập cơ sở vững chắc cho việc khảo sát thực trạng và đề ra biện pháp quản lý HĐTN của Hiệu trưởng ở các trường Tiểu học huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.

Trên cơ sở khái quát tình hình kinh tế - xã hội, tình hình phát triển GDĐT, hệ thống các trường Tiểu học huyện Duy Xuyên, luận văn đã tập trung phân tích, đánh giá thực trạng HĐTN, thực trạng quản lý HĐTN ở các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Duy Xuyên. Bên cạnh những điểm mạnh về tổ chức và quản lý HĐTN, vẫn còn bộc lộ những hạn chế, thiếu sót và bất cập như: nhận thức về HĐTN của một số CBQL, GV, HS chưa đầy đủ, chưa thấy hết vị trí, vai trò, tầm quan trọng trong việc giáo dục HS. Các cấp lãnh đạo chưa quan tâm nhiều đến quản lý nội dung HĐTN, công tác quản lý chủ yếu chú trọng vệ tổ chức thực hiện các nội dung đã được các cấp quy định. Việc tổ chức triển khai, chỉ đạo thực hiện chưa cụ thể, chưa hợp lý, còn sơ sài. Chưa tổ chức được các khóa tập huấn cho đội ngũ thực hiện HĐTN. Hình thức tổ chức HĐTN hiện nay ở các trường tiểu học vẫn còn đi theo lối mòn, chỉ tổ chức các hoạt động trong lớp, trong trường, trong một không gian nhỏ để dễ tổ chức, dễ quản lý học sinh. Sự huy động sức lực, trí tuệ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài xã hội tham gia vào HĐTN còn hạn chế.

Luận văn đã đề xuất 7 biện pháp quản lý HĐTN với mong muốn nâng cao chất lượng tổ chức HĐTN cho học sinh các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam. Các biện pháp quản lý HĐTN đều khẳng định tính cấp thiết và khả thi. Điều này được thể hiện qua kết quả thăm dò ý kiến của các nhóm đối tượng CBQL, GV chủ nhiệm, GV bộ môn, những người có kinh nghiệm trong công tác quản lý và giảng dạy. Thiết nghĩ, các biện pháp mà tôi đã đề xuất trong luận văn sẽ góp phần khắc phục những điểm yếu kém, từng bước giúp công tác tổ chức HĐTN cho học sinh các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam ngày càng có chất lượng và hiệu quả, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của giáo dục hiện nay. Các biện pháp đề xuất đã tập trung vào 7 nội dung cốt lõi:

- Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và các lực lượng tham gia tổ chức hoạt động trải nghiệm.

- Kế hoạch hóa công tác quản lý hoạt động trải nghiệm.

- Chỉ đạo thực hiện nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức HĐTN để phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.

- Xây dựng cơ chế phối hợp tổ chức hoạt động trải nghiệm. - Chỉ đạo sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn ở trường Tiểu học.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng môi trường hoạt động trải nghiệm an toàn hiệu quả cho học sinh.

- Chỉ đạo thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả HĐTN của học sinh.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam

Hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn đại trà cho CBQL, GV về chương trình GDPT 2018 đặc biệt là chương trình HĐTN, HĐTN hướng nghiệp.

Chỉ đạo các phòng GDĐT tổ chức Hội nghị, hội thảo, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm việc triển khai thực hiện việc tổ chức HĐTN theo chương trình GDPT mới.

Cần tăng cường công tác kiểm tra quản lý và tổ chức HĐTN trong nhà trường song song với kiểm tra hoạt động dạy học. Cần kiểm tra chéo việc tổ chức các hoạt động giữa các trường nhằm hỗ trợ, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động này.

Xây dựng kế hoạch sắp xếp, bố trí, sử dụng hiệu quả đội ngũ hiện có, tuyển dụng và thực hiện tinh giản biên chế phù hợp với đặc thù của đơn vị, đảm bảo số lượng và chất lượng để thực hiện kế hoạch bồi dưỡng giáo viên đạt hiệu quả để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông.

Rà soát đội ngũ, bố trí sắp xếp để đảm bảo về số lượng, chất lượng, cân đối về cơ cấu để đào tạo giáo viên có đủ năng lực trong việc tổ chức các hoạt động cho học sinh.

Trang bị, bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo cho các trường nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới.

Thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến việc thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa giáo dục phổ thông 2018 theo quy định.

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 93 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)