Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng môi trường hoạt động trả

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 89 - 91)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.6. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng môi trường hoạt động trả

trải nghiệm an toàn hiệu quả cho học sinh

3.2.6.1. Mục đích của biện pháp

Bên cạnh yếu tố về đội ngũ giáo viên thì cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học là một trong những điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục của nhà trường. Muốn tiến hành một hoạt động giáo dục nào đó có hiệu quả thì nhất thiết phải có cơ sở vật chất và môi trường giáo dục tương ứng.

Việc chăm lo, xây dựng cơ sở vật chất, môi trường sư phạm và sử dụng hiệu quả là nhiệm vụ của Hiệu trưởng, GV và HS. Trong đó, Hiệu trưởng có vai trò quyết định. Đây là một quá trình lâu dài có sự đóng góp từ nhiều nguồn: Nhà nước, CBGV, PHHS, đặc biệt có sự đóng góp từ các tổ chức chính trị, xã hội và các nhà hảo tâm ngoài nhà trường.

Chuẩn bị tốt nguồn lực (CSVC, phương tiện, tài chính, môi trường) để HĐTN được tổ chức thuận lợi nhằm đảm bảo cân bằng giữa hoạt động dạy học - giáo dục trong nhà trường.

3.2.6.2. Nội dung và cách tiến hành

Để tăng cường CSVC, tạo môi trường hoạt động thuận lợi, Hiệu trưởng cần phải:

Hằng năm, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch cân đối nguồn ngân sách, xác định nguồn tài chính, từ đó lập kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn về xây dựng CSVC, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho việc tổ chức HĐTN theo hướng đồng bộ, trọng điểm, chất lượng, hiện đại và hợp lý. Chú trọng phân bổ nguồn ngân sách đầu tư mua sắm trang thiết bị và xây dựng môi trường giáo dục an toàn phục vụ cho hoạt động như: bê tông sân trường, xây dựng khu sân chơi bãi tập đảm bảo an toàn, sạch đẹp. Đầu tư mua âm thanh di động, máy tính, máy chiếu, lều, bạt …

Lập kế hoạch quản lý, bảo quản, tu bổ, sử dụng có hiệu quả, hết công suất cơ sở vật chất hiện có. Tranh thủ nguồn kinh phí của nhà nước mua sắm, sửa chữa những cơ sở vật chất cần thiết cho hoạt động và những cơ sở vật chất không thể tự làm được. Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục. Huy động nhiều nguồn đầu tư khác nhau từ các lực lượng xã hội, hội CMHS, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, các cá nhân để sửa chữa, mua sắm, bổ sung, tăng cường CSVC phục vụ công tác phát triển giáo dục nói chung và phục vụ HĐTN nói riêng.

Tăng cường công tác tự chế tạo, làm mới các CSVC phục vụ trong nhà trường. Tích cực trồng, chăm sóc, bảo vệ hệ thống cây xanh, cây bóng mát trong sân trường tạo môi trường rộng, thoáng mát cho việc tổ chức hoạt động. Chú ý khi tiến hành mua sắm CSVC phải có kế hoạch, nên mua sắm những CSVC thật cần thiết. Các thiết bị mua sắm phải bền, đẹp đảm bảo tính hiện đại, tính sư phạm để sử dụng được lâu và hiệu quả.

Hiệu trưởng nhà trường phải chỉ đạo công tác bảo dưỡng, bảo quản, người chịu trách nhiệm bảo quản phải có chuyên môn kỹ thuật nhất định về các thiết bị mình gìn giữ. Thống nhất các quy định về mượn trả, sử dụng, trách nhiệm của người sử dụng và xử lí nghiêm túc những trường hợp vi phạm. Hằng tháng, học kì, năm học phải tổ chức kiểm kê, đánh giá lại tài sản.

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)