8. Cấu trúc luận văn
1.3.5. Các điều kiện, phương tiện tổ chức hoạt động trải nghiệ mở cấp Tiểu học
lứa tuổi. Đặc biệt, để bắt kịp với những yêu cầu cao của giáo dục trong chương trình GDPT mới, đội ngũ Tổng phụ trách Đội cần phải được đào tạo lại một cách bài bản. Các chương trình đào tạo sẽ theo các cấp độ khác nhau từ tập huấn, bồi dưỡng cho đến đào tạo chuyên sâu, để làm sao Tổng phụ trách Đội hiểu đúng về chương trình GDPT mới, hiểu đúng về bản chất mục tiêu của các chương trình TN để triển khai có chiều sâu, hiệu quả.
Các lực lượng giáo dục khác: Để tạo nên sức mạnh tổng thể trong việc tổ chức hoạt động, nhà trường cần huy động các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia vào quá trình giáo dục như: cán bộ tư vấn tâm lý học đường, cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, cán bộ Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam, chính quyền địa phương, cha mẹ học sinh, các tổ chức, cá nhân trong xã hội… Mỗi lực lượng giáo dục có tiềm năng, thế mạnh riêng. Tùy nội dung, tính chất từng hoạt động mà sự tham gia của các lực lượng có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp; có thể là chủ trì, đầu mối hoặc phối hợp; có thể về những mặt khác nhau (có thể hỗ trợ về kinh phí, phương tiện, địa điểm tổ chức hoạt động hoặc đóng góp về chuyên môn, trí tuệ, chất xám hay sự ủng hộ về tinh thần). Do vậy, hoạt động trải nghiệm tạo điều kiện cho học sinh được học tập, giao tiếp rộng rãi với nhiều lực lượng giáo dục; được lĩnh hội các nội dung giáo dục qua nhiều kênh khác nhau, với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Điều đó làm tăng tính đa dạng, hấp dẫn và chất lượng, hiệu quả của hoạt động trải nghiệm.
1.3.5. Các điều kiện, phương tiện tổ chức hoạt động trải nghiệm ở cấp Tiểu học học
1.3.5.1. Kết quả giáo dục trong HĐTN phải được xem là một tiêu chí xếp loại học sinh, giáo viên và nhà trường như kết quả giáo dục trong các môn học
1.3.5.2. Hoạt động trải nghiệm được tổ chức tại nhiều thời điểm, địa điểm khác nhau với nhiều nội dung và quy mô khác nhau, bởi vậy, tùy theo cách tổ chức để huy động sự tham gia, phối hợp của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Các điều kiện đó bao gồm: Tài lực (tài chính: ngân sách Nhà nước cấp, kinh phí huy động từ xã hội); vật lực (CSVC: phòng học, phòng chức năng, thư viện, sân chơi bãi tập, hệ thống thông tin liên lạc, thiết bị dạy học – giáo dục, giáo trình tài liệu, các cơ sở bên ngoài khác mà nhà trường có thể mượn, thuê để thực hiện HĐTN …); tin lực (thông tin: thu thập và xử lý thông tin, các chủ trương chính sách, quyết định).
1.3.5.3. Để thực hiện chương trình Hoạt động trải nghiệm, các trường cần có những đồ dùng cơ bản sau:
- Đồ dùng để trình diễn, hướng dẫn: video clip về các nội dung giáo dục, phần mềm về hướng nghiệp, dụng cụ lao động phù hợp với hoạt động lao động.
- Đồ dùng để thực hành: bộ tranh ảnh về quần áo, giày dép,... theo mùa, theo giới tính, theo lứa tuổi của học sinh; bộ tranh ảnh về trang phục các dân tộc Việt Nam; bộ tranh ảnh về trang phục các dân tộc trên thế giới; bộ tranh về các nghề, làng nghề truyền thống; bộ tranh về các lễ hội; bảng trắc nghiệm nhân cách; dụng cụ lao động phù hợp với hoạt động lao động;
- Đồ dùng khác phù hợp với chủ đề hoạt động cụ thể.