Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động trải nghiệ mở trường Tiểu

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 39)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.6. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động trải nghiệ mở trường Tiểu

Tiểu học

1.4.6.1. Mục đích đánh giá

Sử dụng kết quả để khẳng định mức độ đạt được hay chưa đạt được của học sinh về mặt nhận thức, kĩ năng, thái độ và định hướng giá trị so với các yêu cầu đặt ra của mục tiêu hoạt động, để khẳng định mức độ năng lực, sự trưởng thành, tiến bộ của học sinh sau mỗi hoạt động.

Sử dụng kết quả đánh giá hoạt động phục vụ cho việc đưa ra các quyết định đánh giá cuối mỗi học kì và cuối năm học.

Sử dụng kết quả kiểm tra – đánh giá để kích thích tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh và sự nỗ lực vươn lên trong rèn luyện, trong học tập và hoạt động xã hội nhằm phát triển nhân cách.

1.4.6.2. Nội dung đánh giá

Bám theo kế hoạch, giáo viên kiểm tra đánh giá các nhiệm vụ đã giao cho học sinh thực hiện. Sử dụng các báo cáo tự đánh giá hoạt động của học sinh.

Đánh giá năng lực xã hội của học sinh thông qua các bài trắc nghiệm chuẩn hóa, các bài trắc nghiệm giáo viên tự xây dựng.

Đánh giá năng lực học sinh thông qua các tình huống giả định.

Đánh giá thông qua nhận xét của các giáo viên khác, của gia đình, của người xung quanh về những năng lực và phẩm chất cần hình thành.

Đánh giá thông qua hoạt động thực tế trong cuộc sống.

1.4.6.3. Kết quả đánh giá

Kết quả kiểm tra đánh giá có ý nghĩa không chỉ đối với công tác của người giáo viên và hoạt động của học sinh mà còn có ý nghĩa đối với công việc của người quản lý trường học, bậc cha mẹ và các lực lượng xã hội.

Kết quả hoạt động giúp học sinh tự đánh giá để nhận ra những ưu điểm, nhược điểm của mình, từ đó tìm ra các phương hướng, biện pháp tích hợp để tự điều chỉnh,

tự hoàn thiện.

Kết quả đánh giá cũng được sử dụng để động viên sự nỗ lực vươn lên của tập thể, khích lệ sự đoàn kết, hợp tác, phát huy tinh thần trách nhiệm, vai trò của tập thể.

Đánh giá thực hiện theo quy định của Chương trình giáo dục phổ thông ban hành theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 và Thông tư số 30/2014/TT- BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành quy định đánh giá học sinh Tiểu học; Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh Tiểu học. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người chủ trì và chịu trách nhiệm chính việc đánh giá kết quả học tập, hoạt động trải nghiệm đối với từng học sinh thông qua 3 mức:

+ Tốt: đáp ứng tốt yêu cầu của giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên. + Đạt: đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện nhưng chưa thường xuyên. + Cần cố gắng: chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu giáo dục, biểu hiện chưa rõ.

Kết quả đánh giá HĐTN được ghi vào hồ sơ học tập của học sinh (tương đương một môn học).

Tiểu kết chương 1

Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục, không phải môn học nên hoạt động này tập trung phát triển kĩ năng sống, thái độ sống, phát triển các năng lực tâm lý xã hội, phẩm chất nhân cách cho học sinh. Chính vì vậy hoạt động này mang tính trải nghiệm cao, học sinh phải tích cực tham gia các hoạt động khác nhau dưới sự hướng dẫn của giáo viên để phát triển nhân cách của chính mình.

Trong chương 1, các vấn đề cơ bản về HĐTN như mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, các điều kiện, phương tiện hoạt động cũng như công tác kiểm tra đánh giá đã được phân tích và làm sáng tỏ. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để đề xuất các biện pháp quản lý HĐTN cho học sinh các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Duy Xuyên. Tuy nhiên, muốn đề ra được các biện pháp mang tính khả thi và có hiệu quả thì đòi hỏi người CBQL phải nắm vững những vấn đề về mặt lý luận như đã trình bày. Đồng thời phải có sự đánh giá một cách khách quan, khoa học về thực trạng quản lý HĐTN cho học sinh các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Duy Xuyên.

Chương 2

THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN DUY XUYÊN TỈNH QUẢNG NAM 2.1. Khái quát về quá trình khảo sát

2.1.1. Mục tiêu khảo sát

Nhằm đánh giá đúng thực trạng quản lý HĐTN, tình hình HĐTN, sự nhận thức về HĐTN và nhu cầu HĐTN của học sinh ở các trường Tiểu học huyện Duy Xuyên, nắm được đặc điểm chung về thực trạng, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức HĐTN, tìm ra những mặt mạnh, mặt yếu của các mặt hoạt động. Trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp tổ chức quản lý phù hợp nhằm nâng cao chất lượng HĐTN.

2.1.2. Đối tượng và địa bàn khảo sát

Để có cơ sở thực tế trong việc xác định thực trạng quản lý HĐTN và xây dựng hệ thống các biện pháp quản lý tại các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Duy Xuyên, tôi tiến hành khảo sát 4 nhóm đối tượng: cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh ở 18 trường Tiểu học huyện Duy Xuyên bằng phiếu hỏi. (Ttrường Tiểu học Duy Phú, trường Tiểu học Duy Thu, trường Tiểu học Duy Tân, trường Tiểu học Duy Hòa, trường Tiểu học Duy Châu, trường Tiểu học Duy Trinh, trường Tiểu học Duy Sơn, trường Tiểu học Duy Trung, trường Tiểu học Số 1 Nam Phước, trường Tiểu học Số 2 Nam Phước, trường Tiểu học Số 3 Nam Phước, trường Tiểu học Nam Phước 1, trường Tiểu học Nam Phước 2, trường Tiểu học Duy Thành, trường Tiểu học Duy Vinh, trường Tiểu học Duy Nghĩa 1, trường Tiểu học Duy Nghĩa 2, trường Tiểu học Duy Hải)

Đề tài khảo sát 110 CBQL là lãnh đạo PGD, chuyên viên phụ trách HĐGDNGLL, chuyên viên phụ trách Tiểu học của PGD&ĐT, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn (4 tổ).

Thực hiện khảo sát từ tháng 15/5/2020 đến tháng 10/6/2020

Bảng 2.1. Phân bố số lượng CBQL tham gia khảo sát

STT Thành phần CBQL Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Lãnh đạo Phòng giáo dục 1 0.91 2 Chuyên viên phụ trách HĐNGLL 1 0.91 3 Hiệu trưởng 18 16.36 4 Phó Hiệu trưởng 18 16.36

5 Tổ trưởng chuyên môn (4 tổ) 72 65.46

Bên cạnh đó, đề tài còn khảo sát 360 giáo viên (mỗi trường 20 phiếu); 630 học sinh (mỗi trường 35 phiếu).

Bảng 2.2. Phân bố số lượng GV, HS tham gia khảo sát

STT Thành phần Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Giáo viên 360 36.36

2 Học sinh khối lớp 5 630 63.64

Tổng số 990 100

2.1.3. Nội dung khảo sát

Khảo sát mức độ nhận thức của các đối tượng về mục tiêu của HĐTN, việc thực hiện nội dung, chương trình, các hình thức, phương pháp tổ chức HĐTN của giáo viên và công tác quản lý HĐTN của Hiệu trưởng các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Duy Xuyên.

2.1.4. Phương pháp khảo sát

Nhằm có được những thông tin chính xác nhất về thực trạng HĐTN, quản lý HĐTN ở các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Duy Xuyên, tôi sử dụng chủ yếu nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi để tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn, nguyện vọng, kinh nghiệm của giáo viên khi tổ chức HĐTN.

Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng phương pháp phỏng vấn để phỏng vấn một số cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ hoc sinh, tổng phụ trách đội, cán bộ đoàn xã về thực trạng quản lý hoạt trải nghiệm ở các trường trên địa bàn huyện.

Để phân tích về định lượng và định tính của kết quả nghiên cứu, tôi còn sử dụng bảng tính Excel để xử lý, tính toán số liệu thu được của đề tài. Cụ thể: Tiến hành xây dựng mẫu điều tra; gởi mẫu điều tra đến các đối tượng điều tra; thu mẫu điều tra và xử lý kết quả. Trực tiếp đến các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Duy Xuyên để quan sát HĐTN thông qua HĐNGLL.

Ngoài ra, để có được những thông tin cần thiết, đầy đủ về HĐTN, tôi xin ý kiến của chuyên gia để tính khả thi của phương pháp và các nhận định được khách quan, chính xác.

2.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và giáo dục đào tạo của huyện Duy Xuyên của huyện Duy Xuyên

2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Duy Xuyên

Duy Xuyên nằm bên bờ Nam hạ lưu sông Thu Bồn, được giới hạn bởi tọa độ từ 150 43’ đến 150 49’ vĩ độ Bắc và từ 1080 02’ đến 1080 22’ kinh độ Đông; nằm trên quốc lộ 1A và trải dài từ vùng biển lên miền núi, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30

km về phía Đông Nam, cách thành phố Tam Kỳ khoảng 50 km về phía Đông Bắc. Phần đất liền của huyện có phía Đông giáp thành phố Hội An với ranh giới chung là sông Thu Bồn, phía Tây và phía Bắc giáp huyện Nông Sơn, phía Nam giáp huyện Quế Sơn. Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 299ha.

Duy Xuyên là vùng cửa sông - ven biển và là nơi hội tụ của các con sông lớn của xứ Quảng: sông Thu Bồn - Vu Gia theo trục Đông – Tây (đoạn sông Thu Bồn chảy qua Duy Xuyên được gọi là sông Cái, với chiều dài qua địa phận huyện là 36,5 km), sông Trường Giang theo trục Nam - Bắc, sông Cổ Cò (tên chữ là Lộ Cảnh Giang) theo trục ngang Bắc – Nam (đoạn sông Cổ Cò chảy qua Duy Xuyên và Hội An gọi là sông Đế Võng, chiều dài 7km).

Các nguồn sông Thu Bồn, Vu Gia, Trường Giang, Đế Võng hợp lưu với nhau trước khi đổ ra biển Đông qua Cửa Đại (Đại Chiêm Hải Khẩu). Nhờ những dòng sông này, từ Duy Xuyên có thể dễ dàng ngược nguồn Thu Bồn lên các huyện Đại Lộc, Nam Giang, hay xuôi dòng Trường Giang vào Thăng Bình, Tam Kỳ, Chu Lai…Ngoài ra, từ Cửa Đại - Cù Lao Chàm bằng đường biển có thể vươn đến mọi miền đất nước và cả thế giới. Trục lộ ven biển từ Sơn Trà vào Cẩm An, qua Cẩm Thanh vượt cầu Cửa Đại vào các huyện phía Nam, cùng với tỉnh lộ 607 đi Non Nước- Đà Nẵng và tỉnh lộ 608 đi Vĩnh Điện - Quốc lộ 1A là các tuyến giao thông đường bộ chủ yếu nối Duy Xuyên với các vùng trong và ngoài tỉnh.

Đặc điểm về vị trí địa lý, cấu trúc địa chất và lịch sử làm cho khí tượng- thủy văn, địa hình, địa mạo của Duy Xuyên khá phong phú và đa dạng. Duy Xuyên có Di sản văn hoá thế giới Mỹ Sơn; vừa có đồng bằng; vừa có biển, có núi tạo nên nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào về lâm, thủy, hải sản...Phần lớn diện tích tự nhiên của Duy Xuyên được bao bọc bởi hệ thống sông lớn nhỏ, mương lạch chằng chịt và bị chia cắt bởi những bãi, nổng, trảng, dốc, cồn cát; những bàu, đầm, hói, vũng, ao…và những rừng dừa nước.

Địa hình Duy Xuyên nhìn chung thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, độ dốc thoải trung bình 0,0150. Địa hình các vùng đồng bằng của Duy Xuyên chia thành ba vùng:

- Vùng cồn cát tập trung ở phía Tây Bắc, trải dài từ địa bàn xã Duy Phước, sang xã Duy Vinh, qua Duy Nghĩa, chạy dọc biển xuống xã Duy Hải, kết nối với vùng cát phía Đông thành phố Hội An (giáp các xã Cẩm Kim);

- Vùng núi cao gồm các xã Duy Sơn, Duy Phú;

- Vùng đồng bằng gồm phần lớn diện tích 3 xã Duy Trung, Duy Trinh và thị trấn Nam Phước.

Do phía Bắc được ngăn bởi dải Hoành Sơn, phía Tây được che bởi khối núi Bắc tỉnh Kon Tum nên cũng như các địa phương khác của Quảng Nam và các tỉnh, thành

phố lân cận. Nhiệt độ không khí ở Duy Xuyên lệ thuộc nhiều vào khí hậu nhiệt đới gió mùa: gió mùa đông bắc, gió mùa tây nam, gió mùa đông – đông nam và chế độ mưa. Nhiệt độ trung bình trong năm là 25,0c cao nhất là 39,0c, thấp nhất là 22,80c. Chế độ gió cũng có hai mùa rõ rệt: gió mùa đông từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau, gió mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9. Bão ở Duy Xuyên thường xuất hiện vào các tháng 9,10,11 hàng năm; các cơn bão thường kéo theo những trận mưa lớn gây lũ lụt toàn khu vực.

Chế độ sóng và dòng chảy cũng biến đổi theo chế độ gió mùa. Chế độ mực nước sông Thu Bồn, Trường Giang phụ thuộc vào chế độ thủy triều lên xuống ngày hai lần (bán nhật triều); giữa kỳ nước cường và nước kém biên độ triều chênh lệch không đáng kể (triều max= 1,4m, triều min= 0,00m). Về mùa khô, do nước sông xuống thấp, nước biển thâm nhập sâu vào lục địa gây nên độ nhiễm mặn (trung bình 12%).

Năm 2019, kinh tế huyện Duy Xuyên tiếp tục ổn định và phát triển. Giá trị sản xuất toàn ngành ước đạt 4.115 tỷ đồng, tăng 15 % so với cùng kỳ. May mặc xuất khẩu, valy, túi xách đạt giá trị sản xuất 1.053 tỷ đồng, tăng 46,44 %, công nghiệp phi kim loại đạt 953,7 tỷ đồng, tăng 9,7 %. Công tác xúc tiến đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp có nhiều cố gắng. Tiếp tục hướng dẫn chủ đầu tư hoàn chỉnh thủ tục triển khai 10 dự án đã được thông qua và tiếp nhận 4 hồ sơ dự án mới. Hoạt động thương mại-dịch vụ ổn định, giá cả không biến động lớn, chất lượng, mẫu mã sản phẩm đa dạng, phong phú. Về du lịch, đã thu hút trên 421.450 lượt khách đến tham quan du lịch, tăng 6,05 % so với cùng kỳ, trong đó khách đến Mỹ Sơn chiếm 416.600 lượt người, doanh thu ước đạt trên 65 tỷ đồng, tăng 8,33 % so với cùng kỳ. Tổng giá trị sản xuất ngành dịch vụ ước đạt 5.078 tỷ đồng, tăng 18,5 % so cùng kỳ. Sản xuất đạt 97,4 % diện tích gieo trồng cây hằng năm, thực hiện tốt mục tiêu tái cơ cấu ngành trồng trọt, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích, đạt sản lượng lương thực xấp xỉ năm trước.

2.2.2. Tình hình phát triển giáo dục của huyện Duy Xuyên

Duy Xuyên là vùng đất học, nhân dân Duy Xuyên kiên trì, nhẫn nại đấu tranh với những khắc nghiệt của thiên nhiên; khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh để phát triển vươn lên. Nhiều người con của quê hương Duy Xuyên vượt qua gian lao thử thách theo học và đỗ đạt, đã đóng góp tài năng, trí tuệ cho sự nghiệp dựng xây quê hương, đất nước. Từ sau ngày quê hương được hoàn toàn giải phóng, nhân dân Duy Xuyên được sống trong cảnh thanh bình, cùng nhau xây dựng cuộc sống mới, phát huy truyền thống anh hùng và hiếu học. Hai mươi năm là chặn đường dài của sự phát triển, đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo Duy Xuyên được đặc biệt đánh dấu 10 năm qua với sự phát triển không ngừng và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Đây chính là tiền đề quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

15 trường THCS và 04 trường THPT. Đặc biệt, huyện đã quan tâm phát huy xã hội hóa giáo dục nên đã có 05 trường mầm non tư thục ra đời, đủ điều kiện hoạt động tốt và tháo gỡ được gánh nặng quá tải ở một số địa bàn dân cư nhất là vùng có khu công nghiệp. Các xã, thị trấn đều có Trung tâm học tập cộng đồng, Hội khuyến học các cấp từ xã đến thôn xóm, tộc họ. Phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập phát triển mạnh mẽ và sâu rộng; có nhiều hoạt động phong phú, nhiều mô hình hoạt động sáng tạo, xây dựng xã hội học tập sâu rộng trong nhân dân. Đặc biệt Hội khuyến học các cấp đã đồng hành với ngành để huy động, duy trì số lượng học sinh ra lớp, động viên học sinh học giỏi, học tốt nâng cao chất lượng toàn diện. Sự phát triển

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)