Tình hình phát triển giáo dục của huyện Duy Xuyên

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 44 - 46)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Tình hình phát triển giáo dục của huyện Duy Xuyên

Duy Xuyên là vùng đất học, nhân dân Duy Xuyên kiên trì, nhẫn nại đấu tranh với những khắc nghiệt của thiên nhiên; khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh để phát triển vươn lên. Nhiều người con của quê hương Duy Xuyên vượt qua gian lao thử thách theo học và đỗ đạt, đã đóng góp tài năng, trí tuệ cho sự nghiệp dựng xây quê hương, đất nước. Từ sau ngày quê hương được hoàn toàn giải phóng, nhân dân Duy Xuyên được sống trong cảnh thanh bình, cùng nhau xây dựng cuộc sống mới, phát huy truyền thống anh hùng và hiếu học. Hai mươi năm là chặn đường dài của sự phát triển, đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo Duy Xuyên được đặc biệt đánh dấu 10 năm qua với sự phát triển không ngừng và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Đây chính là tiền đề quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

15 trường THCS và 04 trường THPT. Đặc biệt, huyện đã quan tâm phát huy xã hội hóa giáo dục nên đã có 05 trường mầm non tư thục ra đời, đủ điều kiện hoạt động tốt và tháo gỡ được gánh nặng quá tải ở một số địa bàn dân cư nhất là vùng có khu công nghiệp. Các xã, thị trấn đều có Trung tâm học tập cộng đồng, Hội khuyến học các cấp từ xã đến thôn xóm, tộc họ. Phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập phát triển mạnh mẽ và sâu rộng; có nhiều hoạt động phong phú, nhiều mô hình hoạt động sáng tạo, xây dựng xã hội học tập sâu rộng trong nhân dân. Đặc biệt Hội khuyến học các cấp đã đồng hành với ngành để huy động, duy trì số lượng học sinh ra lớp, động viên học sinh học giỏi, học tốt nâng cao chất lượng toàn diện. Sự phát triển của các Quỹ “Khuyến học khuyến tài” đã chia sẻ bớt khó khăn, động viên các cháu vượt khó, học giỏi, góp phần mang lại sự công bằng trong học tập, tạo điều kiện cho các cháu học sinh nghèo cũng như các cháu có hoàn cảnh đặc biệt có cơ hội đi học, thúc đẩy phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc ta.

Cơ sở vật chất phục vụ cho ngành giáo dục được quan tâm đầu tư từng bước theo hướng kiên cố hóa. Ở mẫu giáo, mầm non có đủ phòng học riêng cho trẻ 5 tuổi. Ở Tiểu học có 100% lớp có đủ phòng học 9 buổi trên tuần. Có 40% học sinh THCS được học 2 buổi/ngày.

Chất lượng giáo dục ở các cấp học có nhiều chuyển biến đáng kể. Tỷ lệ huy động học sinh ra lớp đạt tỉ lệ cao (nhà trẻ 23,55%, mẫu giáo 95,20%, , tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học hàng năm đạt 100%; tốt nghiệp THCS trên 98%. Huyện Duy Xuyên tổ chức và tham gia hầu hết các hội thi theo qui định: giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi, học sinh năng khiếu, các cuộc thi Olympic, sáng tạo, khoa học kĩ thuật dành cho lứa tuổi thiếu nhi... Chất lượng giải có nhiều tiến bộ. Các cấp học đều có giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, cấp Quốc gia. Học sinh cũng đạt được nhiều giải tỉnh và Quốc gia.

Thực hiện đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; các trường Tiểu học và trung học cơ sở đang tích cực đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá, thi cử theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, chuyển hướng tích cực từ dạy học kiểu truyền đạt kiến thức sang dạy học nhằm phát huy năng lực của học sinh.

Các xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục. Có 45/52 trường công lập đạt chuẩn Quốc gia với tỷ lệ 92.7%. Trong đó, bậc mầm non 13/15 trường; bậc Tiểu học 15/18 trường; bậc trung học cơ sở 15/15 trường, THPT 2/4 trường. Số lượng Đảng viên trong nhà trường đạt tỉ lệ 40%. Ngân sách đầu tư giáo dục tăng đáng kể, đảm bảo 80% chi cho con người và 20% chi cho hoạt động, thực hiện tốt quyền tự chủ cho cơ sở.

Ngành Giáo dục tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý chỉ đạo tổ chức thực hiện các hoạt động trong nhà trường; chấn chỉnh nề nếp, kỷ cương; thực hiện

nghiêm túc công tác cán bộ, công tác dự nguồn, điều động, luân chuyển cán bộ giáo viên hợp lý. Hầu hết cán bộ quản lý đều hoàn thành các lớp quản lí giáo dục, trung cấp lí luận chính trị.

Quy mô giáo dục phát triển, cân đối hài hòa giữa các vùng miền; đội ngũ giáo viên tiếp tục được chuẩn hoá nâng cao về chất lượng, đủ về số lượng và cơ cấu. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được tăng cường củng cố theo hướng kiên cố, hiện đại. Công tác Phổ cập giáo dục và chống mù chữ hoàn thành ở các cấp, hiệu quả giáo dục tăng lên, tạo sự cân đối chất lượng giữa các vùng trong huyện. Công tác xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia vượt chỉ tiêu.

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)