Thứ hai về tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Dang_Sau_Nhung_Ban_An (Trang 27 - 29)

kinh tế xã hội

Tôi thấy rằng không đủ cơ sở để buộc bị cáo Nguyễn Văn Mười Hai về tội này. Vì các lý do sau đây:

1. Trước hết dấu hiệu bắt buộc của tội này là phải có ý thức nhằm chống chính quyền nhân dân. Qua nghiên cứu hồ thức nhằm chống chính quyền nhân dân. Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án tôi hoàn toàn không tìm thấy một chứng cứ nào về dấu hiệu này. Thậm chí Cơ quan điều tra cũng không hỏi bị cáo một câu nào về tội này. Tôi nhớ không nhầm thì tại phiên tòa trong mấy ngày qua đại diện Viện Kiểm Sát cũng không thẩm vấn bị cáo về tội này.

Đặc biệt bản kết luận điều tra của cơ quan Công an cũng không xác định bị cáo phạm tội này.

Trong khi đó nếu chúng ta nghiên cứu về nhân thân, cuộc đời của bị cáo Nguyễn Văn Mười Hai thì chúng ta càng không thể nào cho rằng bị cáo đã có ý thức nhằm chống lại chính quyền nhân dân.

Trước khi thành lập tổ hợp Thanh Hương, ông Nguyễn Văn Vạn, cha ruột của bị cáo làm nghề đạp xe ba gác. Bản thân Nguyễn Văn Mười Hai lúc chưa lập gia đình cũng phụ đạp xe ba gác với cha mình để kiếm sống.

Đó là chưa kể theo lời khai của bị cáo Nguyễn Văn Mười Hai thì cha bị cáo là ông Nguyễn Văn Vạn trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp có tham gia hoạt động Việt Minh, chú và cậu của bị cáo là liệt sĩ. Đặc biệt anh ruột của bị cáo Nguyễn

Văn Mười Hai trước khi phạm tội là Đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Nguyễn Văn Mười Hai sinh năm 1960, lúc miền Nam hoàn toàn giải phóng (30/4/1975), khi đó bị cáo mới 15 tuổi, đang học lớp 9, sau đó học tiếp lớp 10, 11, 12 và từ đó ra đời làm ăn sinh sống đến nay. Nghĩa là cả nửa cuộc đời của bị cáo đã được giáo dục, trưởng thành trong chế độ của chúng ta. Bị cáo cũng không có tiền án, tiền sự về các tội an ninh quốc gia.

Khi bị cáo lập gia đình, cha bị cáo là ông Nguyễn Văn Vạn đã bán nhà ở dưới quê cho tiền bị cáo thuê một sạp nhỏ bán quần jean ở chợ Tân Định.

Cho nên về mặt giai cấp mà xét gia đình bị cáo thuộc thành phần lao động nghèo, không có quan hệ “cơm nặng áo dày” với chế độ Sài Gòn trước ngày Giải phóng, do đó không thể nói rằng bị cáo đã có hận thù gì để mà có ý thức chống lại chính quyền nhân dân của chúng ta.

2. Còn nói rằng vụ án Thanh Hương xảy ra đã làm cho hệ thống hợp tác xã tín dụng ở thành phố Hồ Chí Minh cũng như thống hợp tác xã tín dụng ở thành phố Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh mất khả năng chi trả, bị sụp đổ.

Tôi khẳng định không phải như vậy. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng trên là ở chỗ cơ chế thị trường ở nước ta chưa thâm nhập được vào lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, giá cả của tiền vốn từ lãi suất vẫn chưa do người kinh doanh tiền tệ, tín dụng quyết định, cho nên lãi suất lên xuống bất thường: Tháng 3 năm 1989 lãi suất 4% nhưng đến tháng 9 năm 1989 lãi suất lên đến 12,2%. Có nhà kinh tế đã cho rằng với lãi suất thay đổi như vậy ngay các ngân hàng sừng sỏ ở Tokyo, Hong Kong hay New

York cũng phải phá sản chứ nói chi hệ thống hợp tác xã tín dụng ở thành phố và các tỉnh.

Sự thật nếu chúng ta nhìn vào hiện tượng bên ngoài thì đúng như thế. Sau khi Phạm Công Tước bỏ trốn, sau khi vụ án Thanh Hương xảy ra thì nhiều hợp tác xã tín dụng mất khả năng chi trả và sụp đổ, điều đó có. Tôi còn nhớ rõ, sau đó toàn bộ hệ thống tín dụng của tỉnh Tiền Giang đã mất khả năng chi trả, báo Sài Gòn Giải Phóng có đăng. Và gần 200 hợp tác xã tín dụng của thành phố Hồ Chí Minh cũng mất khả năng chi trả, cũng sụp đổ. Điều đó có thật, sự thật đó không ai chối cãi được.

Nhưng mà muốn xem xét là phải đi sâu vào bản chất và tìm nguyên nhân chính của nó. Có phải vụ án Nguyễn Văn Mười Hai là nguyên nhân chính không. Theo tôi không phải. Khách quan mà nói thì khi vụ án Thanh Hương xảy ra có làm cho quá trình sụp đổ của hợp tác xã tín dụng nhanh hơn, đẩy nhanh tốc độ sụp đổ của nó và có tính chất dây chuyền do tác động về tâm lý. Nhưng nguyên nhân chính của nó là như thế nào? Nguyên nhân chính của nó là do trong một bối cảnh kinh tế hết sức khó khăn mà tôi đã trình bày với Quý Tòa, cho nên các đơn vị quốc doanh, kể cả tư doanh, tất cả các đơn vị kinh doanh vay vốn của hợp tác xã tín dụng, vay vốn của ngân hàng nữa, làm ăn thua lỗ, không trả gì cả. Trong tình hình đó vấn đề sụp đổ, mất khả năng chi trả của hệ thống hợp tác xã tín dụng là vấn đề sớm hay muộn mà thôi, chứ không thể từ đó mà nói rằng vụ án Thanh Hương là nguyên nhân chính gây ra tình hình đó. Tôi đề nghị Quý Tòa hết sức quan tâm xem xét điều này.

58 Luật sư NGUYỄN ĐĂNG TRỪNG ĐẰNG SAU NHỮNG BẢN ÁN 59

Do những điều mà tôi trình bày ở trên, tôi cho rằng không có một cơ sở nào để xác định được là Nguyễn Văn Mười Hai đã phạm tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu Dang_Sau_Nhung_Ban_An (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)