Việc sử dụng Trần Tỷ trong công tác xuất nhập khẩu, Nguyễn Đắc Phú có công hay có tộ

Một phần của tài liệu Dang_Sau_Nhung_Ban_An (Trang 133 - 136)

khẩu, Nguyễn Đắc Phú có công hay có tội

Ở đây cần làm rõ có phải Công ty Nông sản sử dụng Trần Tỷ đã tạo ra tình trạng tranh mua tranh bán, đặc biệt là tranh mua hàng nông hải sản xuất khẩu không? Không phải như vậy.

Vậy nguồn gốc thực sự của sự tranh mua hàng nông hải sản xuất khẩu là ở đâu? Đó là sức mạnh thanh toán nhập khẩu với nước ngoài rất lớn của hàng nông hải sản. Nên nhiều đơn vị,

nhiều địa phương tranh nhau mua hàng nông hải sản để xuất khẩu thu ngoại tệ cho mình. Trong lúc đó điều kiện sản xuất của thành phố và các tỉnh chưa phát triển, nguồn hàng còn phân tán, chưa có đầu tư chiều sâu, do đó chưa có chân hàng lớn nên lúc đó cũng như hiện nay chưa tổ chức được những đơn vị xuất khẩu chuyên ngành mà chúng ta có nhiều công ty xuất nhập khẩu tổng hợp cùng kinh doanh xuất khẩu những mặt hàng giống nhau nên không tránh khỏi sự tranh mua.

Chính vì thế mà Trần Tỷ đã bị bắt 5, 6 năm rồi, Công ty Nông sản không còn sử dụng Trần Tỷ nữa nhưng tình trạng tranh mua tranh bán hàng nông hải sản xuất khẩu đâu có chấm dứt, thậm chí có mặt hàng sự tranh mua diễn ra rất gay gắt như con tôm, hạt tiêu, hạt điều.

Vậy Công ty Nông sản thực hiện phương thức mới xuất nhập khẩu trực tiếp tự cân đối đúng hay sai. Tôi khẳng định là đúng, đặc biệt là trong tình hình kinh tế của thành phố thời điểm 1981 - 1982 và cả bây giờ.

Nhưng đó là một phương thức tối ưu chứ không phải một phương thức tuyệt hảo. Mà đã là một phương thức tối ưu thì khi thực hiện sẽ có những cái lợi và những cái không lợi. Nhưng nếu đem đối chiếu những cái lợi và những cái không lợi thì bao giờ những cái lợi cũng nhiều hơn. Tôi nghĩ rằng tình hình tranh mua, tranh bán là một hạn chế tất yếu của phương thức này. Nhưng trong hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của thành phố và của nước ta lúc đó cũng như hiện nay không cho phép chúng ta lựa chọn được một phương thức hoặc một giải pháp tuyệt hảo.

Đặc điểm thị trường thành phố trong thời điểm cuối 1981 đầu 1982, thời kỳ sử dụng Trần Tỷ là thị trường thả nổi, hàng nông sản trôi nổi, chủ yếu là hàng từ Campuchia về, hàng của các tỉnh cũng có nhưng ít thôi. Chính các tỉnh cũng đã đặt nhiều trạm thu mua hàng nông sản trôi nổi này để xuất khẩu.

Vậy hàng nông sản trôi nổi trên thị trường thành phố này là của ai? Có phải của thành phố không? Chắc là không. Chúng ta không nên quan niệm theo kiểu Hội đồng Dư trong vở tuồng cải lương Tiếng Hò Sông Hậu “Chim đậu trên đất ta là của ta”. Trong thực tế chỉ khi nào Hội đồng Dư bẫy được những con chim đó bỏ vào lồng thì chúng mới thực sự là của ông ta. Nếu không thì những con chim ấy mãi mãi là của trời cao biển rộng mà thôi.

Cũng như thế hàng nông sản trôi nổi trên thị trường thành phố chỉ trở thành hàng xuất khẩu của thành phố để thu ngoại tệ khi nào chúng ta thu mua được những mặt hàng đó.

Hàng nông sản trôi nổi trên thị trường này cũng giống như của đổ ra, Nguyễn Đắc Phú sử dụng Trần Tỷ để hốt lại cho thành phố. Từ đó đã đưa kim ngạch xuất khẩu trực tiếp của thành phố từ 0.5 triệu USD của cả năm 1980 lên 21,5 triệu USD trong năm 1981 và 99 triệu USD trong năm 1982 phần lớn do Công ty Nông sản đem lại.

Cũng trong thời kỳ 1981 - 1982 Công ty Nông sản đã đầu tư cho các nhà máy bia, sữa, thuốc lá của Trung ương tại thành phố 3,5 triệu USD để nhập phụ tùng thiết bị mới, giúp cho gần 7.000 công nhân có công ăn việc làm với mức lương cao hơn mức lương của các xí nghiệp Trung ương khác 1,5 lần.

Những việc làm trên đây Nguyễn Đắc Phú có công hay có tội. Chắc là có công chứ không phải là có tội. Chẳng những có công mà còn có tài. Tôi nghĩ rằng Nguyễn Đắc Phú là một nhân tài trong lĩnh vực xuất nhập khẩu của thành phố.

Tất nhiên Nguyễn Đắc Phú không tránh khỏi những vấp váp, thiếu sót trong công tác quản lý mà tại phiên tòa ngày hôm qua bị cáo đã khai nhận đầy đủ.

Bây giờ cho phép tôi được nêu một vài dòng về cuộc đời của Nguyễn Đắc Phú. Bị cáo đã tham gia cách mạng từ lúc mới 14 tuổi. Sau này Nguyễn Đắc Phú được đào tạo có hệ thống, tốt nghiệp Đại học Kinh tế Ngoại thương năm 1966, từ đó liên tục làm công tác ở bộ Ngoại thương. Sau ngày giải phóng, bị cáo tiếp tục tham gia hoạt động xuất nhập khẩu của thành phố cho đến ngày bị ngưng chức.

Hiện nay Nguyễn Đắc Phú đã 50 tuổi, có gồm 30 năm tuổi Đảng, về năng lực đã đến lúc chín muồi, nguyện vọng của bị cáo thiết tha mong muốn được cống hiến cho thành phố và cho đất nước, nhưng không được cống hiến nữa.

Thân phận của Nguyễn Đắc Phú cũng giống như một dây khoai lang được chăm bón mới bắt đầu ra củ đã bị nhổ lên. Liệu sau này còn thu hoạch được gì nữa không?

Việc ngưng chức Nguyễn Đắc Phú đã gây ra những thiệt hại cụ thể cho thành phố có thể tính ra bằng vật chất. Khi còn làm Phó tổng Giám đốc Imexco phụ trách khu vực các nước Tư Bản Chủ Nghĩa, Nguyễn Đắc Phú đã đàm phán với các công ty nước ngoài để hợp tác liên doanh với thành phố đầu tư cho Sở Công nghiệp một số công trình như xí nghiệp hợp doanh

270 Luật sư NGUYỄN ĐĂNG TRỪNG ĐẰNG SAU NHỮNG BẢN ÁN 271

may mặc Vitexco, Xí nghiệp hợp doanh Điện tử Sài Gòn (xây dựng trên nghĩa địa Quảng Đông, Gò Vấp), nhà máy thuốc lá Bến Thành và một số công trình khác. Nguyễn Đắc Phú bị ngưng chức đã làm cho các công trình này phải chậm lại, có công trình phải bị bỏ dở. Những công trình đưa vào hoạt động đã mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn. Như Xí nghiệp hợp doanh Điện tử Sài Gòn chỉ trong 45 ngày với 7 công nhân đã thu được cho thành phố một số lợi nhuận là 38,5 triệu đồng. Hoặc nhà máy thuốc lá Bến Thành, năm 1988 chỉ tiêu Sở Công Nghiệp nộp lãi cho thành phố là 12 tỷ đồng thì Xí nghiệp Thuốc lá Bến Thành nộp 3 tỷ. Trong những hiệu quả về kinh tế mà các công trình trên đã mang lại cho thành phố đã có công lao đóng góp rất lớn của Nguyễn Đắc Phú.

Riêng đối với công ty hợp doanh sửa chữa tàu với số vốn mà Singapore đồng ý đầu tư là 7,2 triệu USD nhưng khi Nguyễn Đắc Phú bị ngưng chức họ đã ngưng lại không đầu tư nữa.

Đối với một giám đốc như Nguyễn Đắc Phú, một người thực sự có tinh thần đổi mới, quyết tâm thực hiện có hiệu quả phương thức mới xuất nhập khẩu trực tiếp tự cân đối góp phần tìm ra một hướng phát triển cho hoạt động xuất nhập khẩu của thành phố trong những năm 1981, 1982. Hiện nay nhiều đơn vị xuất nhập khẩu của quận, huyện, thành phố, các tỉnh và cả của Trung Ương cũng đang thực hiện phương thức đó.

Đối với một giám đốc như thế liệu rằng pháp luật có nên truy tố họ hay cần bảo vệ họ, theo tôi cần bảo vệ họ, do đó

tôi đề nghị Quý Tòa tuyên bố bị cáo Nguyễn Đắc Phú không phạm tội.

Tôi xin cảm ơn Quý Tòa đã quan tâm theo dõi bài bào chữa của tôi đối với bị cáo Nguyễn Đắc Phú và rất mong Quý Tòa chấp nhận đề nghị của tôi.

4. Bài bào chữa cho bị cáo Lê Minh Tâm can tội thiếu tinh thần trách nhiệm can tội thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (trích)

... Tôi đề nghị Quý Tòa xem xét cho bị cáo Lê Minh Tâm mấy nội dung sau đây:

Một phần của tài liệu Dang_Sau_Nhung_Ban_An (Trang 133 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)