Thông tin vụ án

Một phần của tài liệu Dang_Sau_Nhung_Ban_An (Trang 55 - 57)

C. Bài bào chữa của

A. Thông tin vụ án

Chuyên án Z5.01 còn được biết đến rộng rãi với tên “vụ án Năm Cam và đồng bọn” được khởi tố từ tháng 2 năm 2003 và thi hành án vào tháng 6 năm 2004.

Năm Cam (Trương Văn Cam) – bị cáo chính trong vụ án này là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, được biết đến như là “ông trùm của các ông trùm” vào thời kỳ vụ án xảy ra. Ngoài ra vụ án còn khởi tố 156 bị cáo khác có mối quan hệ mật thiết với các hoạt động phạm pháp của Năm Cam. Trong số các bị cáo này không chỉ là tội phạm mà còn có 38 cán bộ, quan chức nhà nước tham gia nhận hối lộ và tiếp tay cho tập đoàn tội phạm Năm Cam.

Năm Cam và đồng bọn bị khởi tố bởi các hoạt động phi pháp gồm: Tổ chức đánh bạc; Đánh bạc; Hối lộ và nhận hối lộ; Giết người; Che giấu tội phạm...

Vụ án Năm Cam được phanh phui không chỉ là một chiến công lớn trong phòng chống tội phạm mà còn là vụ án mang ý nghĩa chống tham nhũng.

Khi vụ án “Năm Cam và đồng bọn” bị khởi tố, luật sư Nguyễn Văn Trừng được tòa án chỉ định bào chữa cho Năm Cam. Mặc dù gia đình Năm Cam không đồng ý quyết định này, nhưng bị cáo Năm Cam lại đồng ý, dẫn đến nhiều điểm phức tạp khi thụ lý vụ án.

B. Thân thế Năm Cam

Năm Cam tên thật là Trương Văn Cam, sinh năm 1947 tại Sài Gòn.

Năm Cam sinh trưởng trong một gia đình nghèo, cha mẹ mất sớm khi Năm Cam vừa đến tuổi thiếu niên. Ban đầu Năm Cam làm chân gác cửa cho sòng bạc của anh rể là Nguyễn Văn Sy (Bảy Sy). Trong thời gian này, Năm Cam chịu tội ngộ sát thay cho Bảy Sy và lĩnh án 3 năm tù giam (1962 – 1964). Đến khi mãn hạn tù năm 1965, Năm Cam quay lại con đường phạm tội cũ, bảo kê các sòng bạc. Trong khoảng thời gian 1965 đến 1970, Năm Cam ngày càng hung bạo hơn trong hoạt động bảo kê và đâm chém, có giai đoạn còn được gửi gắm vào Quân lực Việt Nam Cộng hòa trong vị trí lính kiểng quân tiếp vận thuộc Đại đội 313, đóng quân tại đường Nguyễn Văn Thoại (nay là đường Lý Thường Kiệt, quận 11).

Tính đến trước năm 1975, Năm Cam chỉ hoạt động như tay chân của một số đại ca có tiếng thời bấy giờ, chưa xây dựng được cho mình thế lực riêng.

Sau năm 1975, Năm Cam bị đưa đi cải tạo ngắn ngày. Sau khi học tập cải tạo, Năm Cam về làm nghề buôn bán đồng hồ cũ, radio cũ tại chợ trời Huỳnh Thúc Kháng, Quận 1. Sau đó, Năm Cam tìm đến Tám Phánh – một chủ sòng bạc lớn thời bấy giờ để đầu quân và quay lại con đường phạm pháp. Không chỉ ở vai trò tay chân như trước đây, Năm Cam đã hiến kế và can thiệp vào việc tổ chức các hoạt động phạm tội tinh vi hơn.

Từ đây, Năm Cam từng bước móc nối, xây dựng và bành trướng thế lực cũng như tầm ảnh hưởng của mình. Vào những năm 1990 - 2000, thế lực Năm Cam lớn mạnh không chỉ trong khu vực phía Nam mà còn có ảnh hưởng mạnh mẽ đến giới giang hồ cả nước. Ông trùm Năm Cam trong thời điểm này được coi như là “ông trùm của các ông trùm” trong giới xã hội đen.

Theo thông tin điều tra, Năm Cam chỉ đạo sáu băng đảng hoạt động theo kiểu xã hội đen tại nhiều quận huyện và tổ chức các cuộc thanh toán, đâm thuê chém mướn, tranh giành lãnh địa với các băng đảng khác tại Sài Gòn.

114 Luật sư NGUYỄN ĐĂNG TRỪNG ĐẰNG SAU NHỮNG BẢN ÁN 115

Một phần của tài liệu Dang_Sau_Nhung_Ban_An (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)