Về con số 31 triệu đồng Trần Tỷ nợ Công ty Nông sản Thực Phẩm Xuất Khẩu

Một phần của tài liệu Dang_Sau_Nhung_Ban_An (Trang 128 - 129)

Phú. Trong khi đó Tổ Giám định đã loại ra, không sử dụng 54 hóa đơn trong nhật ký ghi sổ khác trị giá 19.826.790 đồng là những hóa đơn có lợi cho Nguyễn Đắc Phú.

Qua đây làm tôi phải suy nghĩ, liệu rằng Tổ Giám định làm việc để góp phần làm sáng tỏ sự thật của vụ án hay là để minh họa cho một ý định buộc tội bị cáo Nguyễn Đắc Phú đã có từ trước.

II. Về con số 31 triệu đồng Trần Tỷ nợ Công ty Nông sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Thực Phẩm Xuất Khẩu

Từ một phương pháp làm việc sai lầm đó, Tổ Giám định đã cho ra đời con số 31 triệu Trần Tỷ nợ Công ty Nông sản. Sự thật như thế nào?

Tổ Giám định đã thừa nhận tổng giá trị hàng xuất khẩu Trần Tỷ giao cho Công ty Nông sản là 199 triệu và tổng giá trị quỹ hàng hóa và tiền mặt Công ty Nông sản giao cho Trần Tỷ là 179 triệu. Chỉ cần làm một bài toán trừ đơn giản là chúng ta đã thấy Công ty Nông sản nợ Trần Tỷ 20 triệu. Nhưng trong 179

triệu có trị giá quỹ hàng hóa 8 triệu Công ty Nông sản đã điều cho 4 đơn vị khác: Comat, Xí nghiệp Đông lạnh Sóc Trăng, Đại lý thu mua Củ Chi và Công ty Thủy sản tỉnh Minh Hải. Nghĩa là làm tiếp một phép tính cộng cũng hết sức đơn giản nữa thì chúng ta sẽ có con số 28 triệu Công ty Nông sản nợ Trần Tỷ như bản án sơ thẩm lần thứ nhất đã xác định.

Chỉ bằng một con đường thẳng, rất ngắn đó thì Tổ Giám định đã tìm ra sự thật: ai nợ ai, Công ty Trần Tỷ nợ Công ty Nông sản hay Công ty Nông sản nợ Công ty Trần Tỷ.

Nhưng Tổ Giám định không đi con đường thẳng đó mà đi con đường lắc léo hơn nên đã không tìm ra sự thật. Có thể nói như vậy nếu tôi không muốn nói Tổ Giám định đã cố tình không muốn tìm ra sự thật.

Tại sao lại lấy tổng giá trị hàng xuất khẩu trị giá 199 tỷ, gồm 2 nguồn có hợp đồng và không có hợp đồng, mà Công ty Trần Tỷ giao cho Công ty Nông sản trừ đi tổng giá trị Công ty Trần Tỷ nợ các địa phương là 51 triệu để làm giảm tổng trị giá hàng xuất khẩu mà thực tế Công ty Trần Tỷ đã giao cho Công ty nông Sản từ 199 triệu xuống còn 148 triệu. Rồi sau đó lấy 179 triệu, là số tiến Công ty Trần Tỷ phải trả cho Công ty nông Sản, trừ đi 148 triệu, ra con số 31 triệu và Tổ Giám định kết luận Trần Tỷ nợ Công ty nông Sản 31 triệu?

Nhưng Tổ Giám định đã quên rằng trong hoạt động kinh doanh của mình, Trần Tỷ cùng một lúc có 2 mối quan hệ: quan hệ hợp tác làm ăn với các tỉnh và quan hệ với Công ty Nông sản. Trong quá trình làm ăn chúng ta thấy 2 quan hệ đó nhập nhằng với nhau thành một cục, nhưng khi thanh toán cần

258 Luật sư NGUYỄN ĐĂNG TRỪNG ĐẰNG SAU NHỮNG BẢN ÁN 259

phải tách bạch hai quan hệ đó ra. Tại sao Tổ Giám định không thấy điều đó? Hay Tổ Giám định không muốn thấy điều đó?

Vậy con số 31 triệu phản ánh cái gì đây? Nó phản ánh Trần Tỷ nợ Công ty Nông sản phải không? Không. Con số 31 triệu phản ánh 17 triệu là giá trị hàng tồn kho của Trần Tỷ khi bị cáo bị bắt mà Cơ quan điều tra đã thu hồi ở Safico, quận 11 và một số nơi khác, cùng với 14 triệu của Trần Tỷ bị phong tỏa ở Công ty Nông sản 3 của tỉnh Minh Hải. Hay nói một cách khác con số 31 triệu đó chỉ phản ánh số tiền của Trần Tỷ bị kẹt lại khi bị bắt chứ không phản ánh quan hệ nợ nần giữa Công ty Nông sản và Trần Tỷ.

Tôi xin nói thêm về cách làm việc của Tổ Giám định. Tại cuộc họp ngày 9/2/1988 để thẩm định lại mối quan hệ về tài chính giữa Công ty Nông sản và Trần Tỷ. Chị Nguyễn Thị Thơm, quyền Kế toán trưởng Công ty Trần Tỷ đã cho biết phòng Tài vụ không được tham gia tính toán cùng Tổ Giám định mà chỉ cử một nhân viên là Hồ Phước Tấn đi theo quản lý tài liệu của Công ty Trần Tỷ cho Tổ Giám định mượn mà thôi.

Khi làm xong, Tổ Giám định đã đưa bản giám định cho chị Thơm và yêu cầu chị Thơm ký ngay vào bản giám định lúc đó. Chị Thơm có đề nghị có cho thời gian để rà soát lại các số liệu. Nhưng Tổ Giám định bảo ký vào để đòi nợ Trần Tỷ chứ không có việc gì đâu, nên chị Thơm mới ký. Nếu chị Nguyễn Thị Thơm hiểu rằng chữ ký của mình sẽ dẫn đến hậu quả là để buộc tội ông Nguyễn Đắc Phú, Giám đốc cũ Công ty Nông sản, đã tạo điều kiện để Trần Tỷ trốn thuế, chắc là chị ấy đã không ký vào bản giám định này.

Đồng chí Trần Thái Thạch, quyền Giám đốc Công ty Nông sản chỉ xác nhận chữ ký của Nguyễn Thị Thơm, quyền Kế toán trưởng chứ không phải xác nhận các số liệu trong bản giám định.

Còn Nguyễn Đắc Phú, khi Tổ Giám định đưa xem bản dự thảo, bị cáo đã đề nghị ghi chú cần tính toán lại con số 31 triệu. Nhưng khi đánh máy chính thức thì bỏ đi đề nghị ghi chú này của Nguyễn Đắc Phú.

Điểm đáng chú ý nữa là chị Nguyễn Thị Thơm – quyền Kế toán trưởng Công ty Trần Tỷ, Trần Thái Thạch – quyền Giám đốc Công ty Nông sản và bị cáo Nguyễn Đắc Phú – Giám đốc cũ Công ty Nông sản không được ký cùng một lúc mà phải ký riêng rẽ.

Hình như Tổ Giám định nghĩ rằng chỉ cần làm thế nào để buộc cho được Trần Thái Thạch, Nguyễn Thị Thơm, Nguyễn Đắc Phú, Trần Tỷ phải ký vào bản giám định và có 4 chữ ký đó là có thể dùng để buộc tội được Nguyễn Đắc Phú.

Nhưng theo tôi với cách làm việc trên đây thì chẳng những 4 chữ ký trên mà cho dù có thêm 100 hay 1.000 chữ ký nữa thì bản giám định cũng không có giá trị pháp lý và thực tế.

Một phần của tài liệu Dang_Sau_Nhung_Ban_An (Trang 128 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)