Vấn đề quỹ hàng hóa đối lưu giá cho Trần Tỷ

Một phần của tài liệu Dang_Sau_Nhung_Ban_An (Trang 132 - 133)

Ở đây cần phân biệt 2 loại hàng. Đối với mặt hàng sữa, bia, thuốc lá để làm quỹ hàng hóa thì Công ty Nông sản thực hiện theo giá quy định của Ủy Ban Nhân Dân thành phố tại các thông báo số 46 TBUB ngày 24/10/1981 và số 25 TBUB ngày 10/12/1981.

Về các hàng hóa từ nguồn nhập khẩu thì khi định giá công ty áp dụng chỉ thị số 42 CTUB ngày 3/4/1981 của UBTP. Cụ thể Công ty định giá giao cho Trần Tỷ với tỷ giá 77,3 đồng Việt Nam/USD. Nghĩa là có khác nhau chứ không phải như kết luận của Tổ Giám định cho rằng Công ty Nông sản đã áp dụng cơ chế giá giống nhau giữa Trần Tỷ và các xí nghiệp quốc doanh. Thưa Quý Tòa, kết luận như thế là hoàn toàn không đúng sự thật.

Một vấn đề nữa được đặt ra là khi giao quỹ hàng hóa cho Trần Tỷ, có phải có Công ty Nông sản đã tạo ra thế độc

quyền cho Trần Tỷ để lũng đoạn thị trường không? Không phải như thế.

Hàng nhập khẩu của công ty chủ yếu phục vụ cho sản xuất và một phần làm quỹ hàng hóa nhưng ưu tiên cho các đơn vị quốc doanh.

Còn đối với các mặt hàng sữa, bia, thuốc lá thì công ty nhập nguyên liệu sau đó hợp tác với các xí nghiệp Trung ương tại thành phố sản xuất để có quỹ hàng hóa chứ không nhập bia, sữa, thuốc lá ngoại. Làm như thế có mấy cái lợi. Trước hết khi sản xuất công nhân có việc làm, ta cũng được một phần lãi, sau đó khi bán ra, qua đó ta mua lại được hàng nông sản xuất khẩu.

Nhưng 3 mặt hàng này người làm chủ thị trường vào thời điểm đó là các đơn vị xuất khẩu tại chỗ chứ không phải Trần Tỷ, vì xuất khẩu tại chỗ chiếm 60% về bia và 58% về thuốc lá, trong khi đó Trần Tỷ chỉ chiếm 17% về bia và 19% về thuốc lá trong tổng trị giá của các mặt hàng này của Công ty Nông sản giao lúc đó.

Ở đây có một điều mà chúng ta phải hết sức chú ý là phần lớn các mặt hàng bia, sữa, thuốc lá mà Công ty Nông sản giao cho các đơn vị xuất khẩu tại chỗ và các tỉnh đều được tung ra bán trên thị trường thành phố.

Tại sao lại có tình hình như vậy? Bởi vì chẳng hạn như mặt hàng sữa bán cho thân nhân Việt kiều, mỗi người mua cả 500 hộp, 1.000 hộp họ làm sao xài hết nên bán lại cho con buôn để bán ra trên thị trường. Mặt khác do tỷ giá giữa đồng bạc Việt Nam và đồng đô la lúc đó Nhà nước quy định rất

266 Luật sư NGUYỄN ĐĂNG TRỪNG ĐẰNG SAU NHỮNG BẢN ÁN 267

thấp nên họ phải bán lại cho con buôn với giá cao để bù lại phần bị thiệt. Trong lúc đó các đơn vị của các tỉnh cũng tung số sữa, bia thuốc lá mà họ nhận của Công ty Nông sản ra bán trên thị trường thành phố vì họ còn nguồn hàng lậu là sữa, thuốc lá ngoại.

Do đó khi nhìn thấy cảnh tượng bia, sữa, thuốc lá tràn ngập thị trường thành phố vào thời điểm ấy chúng ta có thể lầm tưởng đây là hàng của Trần Tỷ do Công ty Nông sản giao đã được tung bán trên thị trường. Sự thật không phải như thế.

Hơn nữa quỹ hàng hóa Trần Tỷ bán ra thị trường theo Tổ Giám định là 144 triệu, theo Nguyễn Đắc Phú là 80 triệu, còn theo lời khai của Trần Tỷ chỉ có 50 triệu. Nhưng cho dù chúng ta chấp nhận con số cao nhất của Tổ Giám định thì con số đó cũng chẳng thấm vào đâu so với dung lượng thị trường xã hội thời điểm đó là 9 tỷ và thị trường xuất nhập khẩu là 3,5 tỷ.

Nên với một trị giá hàng bán ra như vậy thì làm sao Trần Tỷ có thể giành được vị trí độc quyền để lũng đoạn thị trường thành phố lúc đó.

Một phần của tài liệu Dang_Sau_Nhung_Ban_An (Trang 132 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)