Lược sử ngành Luật tại Việt Nam và trên thế giớ

Một phần của tài liệu Dang_Sau_Nhung_Ban_An (Trang 142 - 144)

II. Về một số việc cụ thể mà bản cáo trạng cho rằng bị cáo Lê Minh Tâm phải chịu trách nhiệm

Lược sử ngành Luật tại Việt Nam và trên thế giớ

tại Việt Nam và trên thế giới Tại Việt Nam

Ngày 26/11/1876, nghề luật sư chính thức xuất hiện tại Việt Nam khi người Pháp ban hành Nghị Định về biện hộ cho người Pháp hoặc người An Nam mang quốc tịch Pháp tại tòa án. Trước đó, việc xét xử theo chế độ phong kiến không có sự bào chữa.

Thời gian đầu, luật sư tại nước ta đều là những người mang quốc tịch Pháp. Đến ngày 30/1/1911, Nhà cầm quyền Pháp đã ban bố sắc lệnh mở rộng cho người Việt Nam không có quốc tịch Pháp được làm luật sư. Trường Đại học Luật Đông Dương cũng được thành lập năm này để đáp ứng sắc lệnh trên.

Người Việt Nam đầu tiên làm luật sư là ông Phan Văn Trường (1876 – 1933), người Hà Nội. Ông được đánh giá là

286 Luật sư NGUYỄN ĐĂNG TRỪNG ĐẰNG SAU NHỮNG BẢN ÁN 287

một trong những luật sư lỗi lạc nhất trong lịch sử ngành Luật Việt Nam.

Sau giải phóng, năm 1987, Nhà nước ban bố Pháp Lệnh Luật Sư và thành lập các đoàn Luật sư trên cả nước.

Năm 2001, Nhà nước ban bố Pháp Lệnh Luật Sư cho phép các luật sư được hoạt động độc lập, không phụ thuộc bất kỳ tổ chức nào.

Tháng 5 - 2009, luật sư cả nước đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất và thành lập nên Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

Năm 2017, cả nước có hơn 9.000 luật sư.

Theo pháp luật Việt Nam, để có thể hành nghề luật sư, phải đảm bảo các điều kiện sau: Có bằng cử nhân luật, qua lớp đào tạo kỹ năng hành nghề luật sư, trải qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, đạt kết quả kỳ thi kết thúc tập sự, có phẩm chất đạo đức tốt và có sức khỏe hành nghề. Thời gian tối thiểu để một người phấn đấu làm luật sư là 6 năm.

Các đơn vị đào tạo ngành luật gồm:

– ĐH Luật Hà Nội:

Địa chỉ: 87 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04. 8352630; Fax: 04. 8343226 Email: info@hlu.edu.vn Website: www.hlu.edu.vn – ĐH Luật TP.HCM: Địa chỉ: CS 1: 2 Nguyễn Tất Thành, P.12, Q.4, TP.HCM CS 2: 123 QL. 13, P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức, TP.HCM Tel: 08. 8262208 – 08. 7266311 Fax: 08. 8265291 Email: quantrimang@hcmulaw.edu.vn Website: www.hcmulaw.edu.vn

Khoa Luật – ĐH Quốc gia Hà Nội: Đào tạo với chuyên ngành: Lý luận Hiến pháp Nhà nước, Tư pháp Dân sự, Tư pháp Hình sự, Kinh doanh, Luật Quốc tế.

Địa chỉ: 144 đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, Hà Nội Tel: (04) 7549042; Fax: (04) 7547724

Email: webmaster@vnu.edu.vn Website: www.vnu.edu.vn/law/

Khoa Luật – ĐH Cần Thơ có các chuyên ngành: Hành chính, Thương mại, tư pháp, Luật So sánh.

Địa chỉ: Khu II, Ðường 3/2, TP. Cần Thơ

Tel: 071.832.596 hoặc 071.831.530 (xin số 8234 hoặc 8240) Fax: 071.838.474

Email: Trưởng khoa TS. Nguyễn Ngọc Điện: nndien@ctu. edu.vn

Website: www.ctu.edu.vn

Học viện Tư pháp đào tạo Thẩm phán, Luật sư, Chấp hành viên.

Địa chỉ: 10, Phan Văn Trường, Cầu Giấy, Hà Nội Tel: 04.7566129

Website: www.judaca.edu.vn

Trung tâm đào tạo Luật Kinh tế (LETC)

Địa chỉ: 299 – Điện Biên Phủ – Q.3 – TP.HCM Tel: 08.9302407

Trên thế giới

Ở châu Âu, nghề luật sư đã xuất hiện vào thời Hy Lạp, La Mã cổ đại.

Trong xã hội Hy Lạp cổ, người dân được trình bày ý kiến, lý lẽ để bảo vệ mình trước tòa hoặc nhờ người có tài hùng biện để bảo vệ mình. Còn ở La Mã cổ đại, trong các phiên tòa đã có sự tham gia của các nhà chuyên môn để nhắc nhở về các quy tắc tôn giáo. Về sau họ am hiểu pháp luật và hoạt động như luật sư ngày nay.

Vai trò của luật sư ở châu Âu trong thời kỳ Trung Cổ bị hạn chế và bóp nghẹt bởi chính quyền cũng như quyền lực của giáo hội.

Trong chế độ tư bản, nghề luật sư lại được tổ chức chặt chẽ nhằm bảo vệ quyền lợi cho giai cấp ưu thế trong xã hội. Cùng với các cuộc đấu tranh vì dân chủ, bình đẳng, nghề luật sư ngày càng thể hiện vai trò của mình và hình thành nên một nghề tự do.

Hiện nay nghề luật sư là một nhánh quan trọng trong hệ thống ngành tư pháp, không chỉ có vai trò bảo vệ quyền lợi chính đáng của công dân trước tòa án mà còn có chức năng tư vấn luật pháp và hướng dẫn công dân thực hiện đúng luật.

Một phần của tài liệu Dang_Sau_Nhung_Ban_An (Trang 142 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)