Lời nói sau cùng cảm động của một bị cáo bị xử tử

Một phần của tài liệu Dang_Sau_Nhung_Ban_An (Trang 84 - 86)

II. Về tội đưa hối lộ: Tôi đề nghị Quý Tòa xem xét cho bị cáo Trương Văn Cam 3 điểm sau đây:

Lời nói sau cùng cảm động của một bị cáo bị xử tử

của một bị cáo bị xử tử

Chiều ngày 13 tháng 8 năm 2014, Tòa Án Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử Donna Buenagua Mazon, quốc tịch Philippines can tội vận chuyển trái phép chất ma túy với Hội Đồng Xét Xử 5 người, nghĩa là đây là phiên tòa xét xử đối với một bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Tôi bào chữa cho bị cáo Donna Buenagua Mazon.

Donna Buenagua Mazon sinh năm 1975, làm nghề dạy khiêu vũ, đang không có việc làm, có 4 con đều là gái, cháu lớn nhất 18 tuổi, cháu nhỏ nhất 8 tuổi, ly dị chồng, trực tiếp phải nuôi các con.

Donna Buenagua Mazon phạm pháp quả tang (chỉ trường hợp vi phạm pháp luật bị bắt trực tiếp cùng với tang vật) với số lượng ma túy rất lớn: 1.487,5482 gram. Người nhờ bị cáo vận chuyển ma túy từ Brazil đến Việt Nam tên là Rudica, hứa trả cho bị cáo 3.000 USD và bị cáo đã nhận 1.500 USD. Bị cáo khai trước tòa 3.000 USD bằng 6 tháng lương bị cáo dạy khiêu vũ. Bị cáo cảm thấy việc mà Rudica nhờ là một việc không hợp pháp nhưng không biết đó là vận chuyển chất ma túy. Bị cáo khai tại Cơ quan điều tra: “Khi nhận cặp... từ người da đen,

tôi có mở ra xem không thấy gì bên trong cặp. Tôi cảm nhận không có gì bất bình thường ở chiếc cặp đó”. Tuy vậy bị cáo đã khai trước tòa là bị cáo đã hỏi Rudica nhiều lần khi Rudica liên lạc với bị cáo qua điện thoại là có gì trong cặp không, nhưng Rudica không trả lời và nói khi nào đến Việt Nam sẽ cho biết sau. Thực tế số lượng ma túy trên đã được cất giấu ở hai bên thành cặp táp. Bị cáo tự kiểm tra bằng mắt thường không thể thấy được, chỉ qua kiểm tra bằng thiết bị của Hải Quan sân bay Tân Sơn Nhất mới phát hiện được.

Vậy tại sao Donna Buenagua Mazon cảm thấy việc Rudica nhờ là bất hợp pháp nhưng lại chấp nhận. Bị cáo đã khai tại Cơ quan điều tra: “Tôi không có việc làm, do cần tiền để trang trải cuộc sống nên tôi đồng ý giúp Rudica... Tôi chưa biết làm gì cho Rudica nhưng vẫn đồng ý nhận lời vì tôi đang khó khăn, cần tiền để trang trải cho cuộc sống”.

Tóm lại, do nhất thời hám lợi bị cáo đã nhận lời vận chuyển ma túy cho người khác.

Vị đại diện Viện Kiểm Sát Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh khi phát biểu đã đề nghị áp dụng Điểm b, Khoản 4, Điều 194 đối với bị cáo. Tôi không tranh luận với vị đại diện Viện Kiểm Sát Nhân Dân thành phố về điểm này.

Vị đại diện Viện Kiểm Sát Nhân Dân thành phố cũng đã nêu tất cả những tình tiết giảm nhẹ như nhân thân tốt, chưa có tiền án tiền sự, thái độ khai báo thành khẩn tỏ ra ăn năn hối cải nhưng ông cho rằng số lượng ma túy quá lớn nên phải đề nghị mức án cao nhất.

170 Luật sư NGUYỄN ĐĂNG TRỪNG ĐẰNG SAU NHỮNG BẢN ÁN 171

Đây là trường hợp rất khó bào chữa bởi vì bị cáo phạm pháp quả tang, chứng cứ rõ ràng và số lượng ma túy phạm pháp rất lớn.

Nhưng may mắn cho tôi là khi đọc lại Nghị Quyết 01/HĐTP ngày 15 tháng 3 năm 2011 của Hội Đồng Thẩm Phán tôi thấy tại Tiểu mục 3.5 của mục 3 của Nghị Quyết này hướng dẫn áp dụng Điều 194 Bộ Luật Hình Sự đã quy định như sau: “Trường hợp... người phạm tội vì hám lợi bất thời (tức là tức thời hay nhất thời) mà vận chuyển ma túy thì có thể không phạt tử hình người phạm tội và tùy trường hợp cụ thể mà xử phạt người phạm tội tù chung thân...”.

Tôi đã đề nghị Hội Đồng Xét Xử áp dụng quy định trên đây của Nghị Quyết 01 đối với bị cáo Donna Buenagua Mazon và tha tội chết cho bị cáo để các con của bị cáo còn có được chỗ dựa tinh thần sau này. Bởi vì tôi biết rằng cho dù bị cáo không bị xử tử hình thì bị cáo cũng không còn điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng chăm sóc các con của bị cáo.

Sau khi kết thúc phần tranh luận giữa đại diện Viện Kiểm Sát và Luật sư, Tòa cho phép bị cáo nói lời sau cùng. Donna Buenagua Mazon đã phát biểu: “Tôi đề nghị Quý Tòa mở rộng lượng khoan hồng, xem xét và quyết định không xử án tử hình đối với tôi, tôi xin được sống không phải vì tôi mà vì các con của tôi”.

Khi nghe bị cáo phát biểu như trên, tôi thấy chị Lê Thị Phụng, Trưởng Lãnh sự danh dự Tòa Lãnh sự Philippines tại thành phố Hồ Chí Minh đã đưa tay gạt nước mắt, chị ấy đã khóc.

Thông thường đối với trường hợp phạm pháp quả tang như trường hợp Donna Buenagua Mazon thì nghị án rất nhanh, nhưng đối với trường hợp này thì Hội Đồng Xét Xử đã nghị án tương đối lâu. Nhưng cuối cùng tòa cũng tuyên bố xử tử hình đối với bị cáo Donna Buenagua Mazon.

Sau khi kết thúc phiên tòa, thư ký phiên tòa gặp tôi và báo với tôi là Thẩm phán Nguyễn Văn Hà, chủ tọa phiên tòa mời tôi vào gặp ông ấy. Khi tôi vào gặp ông ấy nói với tôi: “Tôi rất ưu tư khi phải xử tử hình đối với bị cáo nhưng đây là quyết định của Hội Đồng Xét Xử, tôi đề nghị luật sư tiếp tục giúp đỡ bị cáo ở cấp phúc thẩm và cả việc gửi đơn đề nghị Chủ tịch nước, đề nghị tha tội chết cho bị cáo trong trường hợp cấp phúc thẩm y án sơ thẩm”.

Tôi ra về và lòng cảm thấy mình may mắn là đã gặp được một thẩm phán có lương tâm, có tấm lòng cho dù ông ấy đã không thể ủng hộ đề nghị của tôi đối với bị cáo Donna Buenagua Mazon, thân chủ của tôi.

Tôi biết nhiều nước trên thế giới đã bỏ án tử hình, riêng ở Châu Á, Philippines cũng đã bỏ án tử hình. Nhật Bản tùy còn giữ án tử hình nhưng cả nước mỗi năm xử nhiều nhất là một án tử hình, nhiều năm không có án tử hình nào. Và tuy có xử án tử hình nhưng trong thực tế các bản án tử hình này không bao giờ được thi hành.

Một phần của tài liệu Dang_Sau_Nhung_Ban_An (Trang 84 - 86)