Đối với Trần Ngọc Tình:

Một phần của tài liệu Dang_Sau_Nhung_Ban_An (Trang 104 - 105)

C. Bài bào chữa từ quan điểm pháp lý của luật sư Nguyễn Văn Hiệp

1.Đối với Trần Ngọc Tình:

Trần Ngọc Tình vào làm việc tại Công ty Tân Hoàng Phát từ tháng 12/2007. Sau khi học nghề xoa bóp xong thì được bố

trí làm việc tại cơ sở Hoàng Thành. Đến tháng 9/2008, Tình điện thoại cho mẹ là bà Đặng Thị Bé Ba lên xin cho Tình nghỉ việc. Nguyễn Minh Phương là người quản lý cơ sở này, yêu cầu Tình viết đơn xin nghỉ rồi từ từ cơ sở sẽ giải quyết. Nhưng do mẹ của Tình và Tình có ý định nghỉ ngay, nên tổ chức cho Tình uống thuốc giảm đau để Tình bị nôn ói và xin đi khám bệnh để nhằm bỏ trốn và nghỉ việc. Khi Tình bị nôn, ói mửa, Nguyễn Hoài Nhanh là phó quản lý đưa Tình đến bệnh viện Hoàn Hảo (ở Dĩ An, Bình Dương) để trị bệnh.

Nhưng khi Tình vào khám bệnh tại bệnh viện thì gia đình của Tình tự ý tổ chức người đưa Tình bỏ trốn, bị cáo Nhanh thấy vậy tưởng có người bắt Tình, nên điện thoại cho các nhân viên công ty và Phan Việt Hậu chở Tình về cơ sở Tân Hoàng Phát.

Hậu đã khai Nhanh chỉ điện thoại báo Hậu đến bệnh viện Hoàn Hảo chở Tình đi khám bệnh về, chứ không có nói là Tình bỏ trốn. Vì lúc đó tài xế đi vắng nên Hậu lái xe đến bệnh viện chở Tình về nhà trọ của Tình. Hậu không thừa nhận có việc tham gia bắt giữ Tình như án sơ thẩm đã quy kết.

Chúng tôi nhận thấy: Do Tình bị bệnh, bị cáo Nhanh hoàn toàn không biết Tình và gia đình tổ chức cho Tình bỏ trốn. Nên khi thấy Tình bị một số người bắt, bị cáo Nhanh và một số người trong công ty cho rằng Tình bị người khác bắt đi, nên kêu người của công ty đến giải thoát và đưa Tình về nơi nhà trọ của Tình. Hậu là người chỉ đưa xe đến chở Tình từ bệnh viện về nhà trọ, chứ Hậu hoàn toàn không biết Tình trốn thoát để đưa xe đến bắt giữ như án sơ thẩm đã quy kết. Còn Phan

210 Luật sư NGUYỄN ĐĂNG TRỪNG ĐẰNG SAU NHỮNG BẢN ÁN 211

Cao Trí hoàn toàn không có tham gia trong việc bắt giữ Tình. Chúng tôi thấy án sơ thẩm quy kết bị cáo Trí và Hậu tham gia trong việc bắt giữ Trần Ngọc Tình, để quy kết Hậu và Trí phạm tội “Bắt giữ người trái pháp luật” là không đúng.

Sau đó, gia đình Tình đến xin cho Tình nghỉ việc. Bị cáo Hậu giải quyết cho Tình nghỉ việc và yêu cầu Tình nộp số tiền 24 triệu đồng (tiền dạy nghề, trang phục, son phấn) theo bản thỏa thuận mà hai bên đã ký kết. Theo chúng tôi đây là việc thực hiện hợp đồng mà hai bên đã thỏa thuận, không phải là hành vi cưỡng đoạt tài sản. Án sơ thẩm xử các bị cáo Trí và Hậu phạm tội “Cưỡng đoạt tài sản” về hành vi này là không đúng pháp luật. (Tại phiên tòa Phúc thẩm Trí và Hậu cũng không thừa nhận có nhận 24 triệu đồng của Tình.)

Một phần của tài liệu Dang_Sau_Nhung_Ban_An (Trang 104 - 105)